Hạ cây xanh ở Hà Nội: Cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây gì?
“Theo sách đỏ Việt Nam thì vàng tâm không phải là loại trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh, nó chỉ loại cây mỡ bình thường”
Tại tọa đàm “Từ đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội” chiều 23/3, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp – chuyên gia nghiên cứu về cây mỡ, cây vàng tâm thuộc Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam cho rằng, cây mỡ hay vàng tâm đều ưa khí hậu nhiệt đới vùng cao từ 300-400 m trở lên. Ông đã ra tận nơi thay thế cây xanh ở đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội và đã lấy mẫu lá của cây này và khẳng định, những cây trồng ở đây chính là cây mỡ.
Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Hiệp (ảnh trái) và GS Nguyễn Lân Dũng “Những cây này ở vùng Hà Giang, Phong Nha Kẻ Bàng, cùng loại này thì người dân họ cũng gọi là vàng tâm vì thấy lõi màu vàng. Cây mỡ và cây vàng tâm cùng một nhóm. Vàng tâm là từ rất chung chung. Do đó, theo tên khoa học và theo sách đỏ Việt Nam thì vàng tâm không phải là loại trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh, mà nó chỉ loại cây mỡ bình thường”.
Theo ông Hiệp, cây mỡ có gỗ không tốt, nó chỉ là nguyên liệu làm giấy ở vùng Tuyên Quang, Yên Bái. Cây chỉ có đường kính 20cm đã người ta đã cưa để làm giấy.
Một điều đáng nói loại cây này không đúng theo tiêu chí quy định trong Nghị định về cây xanh đô thị, đó là tránh trồng các cây thu hút côn trùng hay sâu bệnh. Loại cây này thường ra hoa từ tháng 2, 3, 4 hàng năm. Khi ra hoa có mùi thơm, nhưng chỉ sau 15-25 ngày hoa sẽ rụng và khi hoa rụng sẽ mùi xú uế.
“Cây vàng tâm hay cây mỡ đều sống thích hợp ở độ cao 300-400m so với mực nước biển. Khi đưa về Hà Nội với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu như vậy, bê tông chằng chịt, có khi nhiệt độ Hà Nội lên tới 40-45 độ, những cây này sẽ không sống được”- ông Hiệp nhận định.
Video đang HOT
Ông Hiệp cho biết, ông đã thử nghiệm trồng những cây như thế này ở nhà, nhưng số cây chết rất nhiều. “Vườn ươm của tôi có khoảng 15 loài ở vùng núi cao nhưng chỉ có 1 loài duy nhất đang sinh trưởng. Với góc độ, kinh nghiệm làm về bảo tồn thực vật, tôi nghĩ rằng khả năng sống của các loài cây trên đường Nguyễn Chí Thanh sẽ rất kém”.
Cả cây mỡ hay vàng tâm khi trồng ở đô thị đều không thích hợp
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam đặt câu hỏi, nếu những loài cây trồng ở phố Nguyễn Chí Thanh mà sống được, thì liệu 10 năm nữa nó có cho bóng mát hay không?
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, đừng quá quan tâm đến loại cây trồng ở phố Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ hay cây vàng tâm, bởi cả cây mỡ nếu trồng lâu năm người ta cũng gọi là gỗ vàng tâm. Tuy nhiên, cả mỡ hay cây vàng tâm khi trồng ở đô thị đều không thích hợp.
Cây được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh (ảnh: Quang Trung)
“Nó là cây nhiệt đới rừng xanh, ở độ cao 300-400 mét so với mặt nước biển. Nếu so với ở Hà Nội là cao 6m so với mặt biển thì hai độ cao này khác hẳn nhau. Tôi không hiểu ai có sáng kiến trồng nhóm cây này trên phố Nguyễn Chí Thanh?”- GS Nguyễn Lân Dũng nói.
Theo TS.KTS Phó Đức Tùng, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Lâm nghiệp đô thị, Đại học Lâm nghiệp, trồng cây ở trong đô thị là một kỹ thuật trồng hoàn toàn khác với trồng cây lâm nghiệp hay nông nghiệp, không chỉ chuyện “đất nào cây đấy”. Người ta không bao giờ trồng bằng đất mà trồng bằng giá thể, giá thể đó có công suất gấp 100 lần đất thường thì mới trồng được cây ở trong đô thị. Chúng ta chưa bao giờ trồng cây đúng quy cách, cho nên cây bị bệnh tật là chuyện bình thường.
“Bây giờ chúng ta lấy lý do cây bị bệnh, chặt là bình thường. Nhưng khi trồng cây mới lại quy trình trồng như cũ, khoét lỗ và cắm cây xuống thì cây mới sẽ còn yếu hơn cây cũ bởi điều kiện sống của cây đô thị ngày càng kém đi. Điều kiện sống kém đi là do mật độ sống ở đô thị ngày càng đông, tỷ lệ bê tông hóa, cơ sở hạ tầng phía dưới ngày càng nhiều. 30-40 năm nữa cây mới chưa chắc đã “sống khỏe” bằng một cây cũ ốm yếu”- TS.KTS Phó Đức Tùng nói.
Theo TS.KTS Phó Đức Tùng, với một kỹ thuật trồng cây như hiện nay, khó có thể trồng được dù là mỡ, vàng tâm hay bất cứ loại cây nào. “Thay cây đã có để trồng một cây khác nhưng với kỹ thuật hiện nay đều là viển vông”./.
Minh Hòa
Theo_VOV
Chính quyền TP Hà Nội nên xin lỗi dân
Đề nghị Thanh tra Chính phủ vào cuộc * Chỉ xử lý những cán bộ cấp phòng của Sở Xây dựng là không thỏa đáng
Chiều 23-3, tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Từ Đề án 6.700 nhìn lại quy hoạch cây xanh Hà Nội".
GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ rằng ông đã đi đến khoảng 30 nước trên thế giới và nhận thấy không nhiều thủ đô rộng và đẹp như Việt Nam bởi có nhiều hồ và cây xanh. Thế nhưng, trong những năm qua, chúng ta đã lấp rất nhiều hồ và khi mưa, tại Hà Nội đã từng ngập đến tận bụng và đầu người - điều mà ngày trước rất ít khi xảy ra. Còn bây giờ, về vụ chặt 6.700 cây xanh (chiếm 1/7 cây xanh toàn TP Hà Nội), GS Nguyễn Lân Dũng ví von: "Tôi tưởng tượng cái đầu tôi mà 1/7 tóc rụng đi thì thành hói và sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt của mình... Tôi nghĩ việc Hà Nội không quan tâm đến ý kiến của nhà khoa học, người dân là điều rất khó hiểu".
GS Nguyễn Lân Dũng phát biểu tại buổi hội thảo
TS Nguyễn Tiến Hiệp, Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam, cho biết ông đã lấy mẫu cây vừa trồng lại trên phố Nguyễn Chí Thanh đem về nghiên cứu và khẳng định chắc chắn đó là cây mỡ chứ không phải cây vàng tâm. Cây mỡ có bộ lá thưa, không thích hợp ở đường phố đô thị, khả năng chết rất cao bởi thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp. GS Nguyễn Lân Dũng thì cho rằng không nên quan tâm hàng cây trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ hay vàng tâm bởi cả 2 loại cây này đều không phù hợp.
Luật sư Trần Vũ Hải (Công ty Luật Hà Nội) khẳng định: Luật Thủ đô do chính Hà Nội đề xuất, xây dựng để Quốc hội thông qua đã có điều khoản cấm chặt phá cây xanh, trừ trường hợp bất khả kháng. Qua nghiên cứu, ông Hải nhận định việc chặt phá cây xanh vừa qua còn không được cấp phép, thực hiện không theo luật lệ nào.
GS-TSKH Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cho rằng việc chặt cây khiến dư luận phản ứng vừa qua xuất phát ngay từ việc xây dựng đề án, duyệt đề án bởi đề án này thiếu những cơ sở khoa học, tính thực tiễn cũng như tính pháp lý. "Tôi cho rằng lãnh đạo Hà Nội nên nhận lỗi với người dân vì làm việc này phản khoa học và không được người dân đồng thuận" - ông Đăng bày tỏ.
Từ những việc làm vội vã, thiếu khoa học trong việc triển khai đề án cải tạo, thay thế cây xanh Hà Nội, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng cần phải truy cứu trách nhiệm của cả những cá nhân đề xuất chủ trương này chứ không chỉ là kiểm điểm như Hà Nội đang làm. Ông cũng không đồng tình với việc thanh tra do các cơ quan của Hà Nội tiến hành. Dẫn điều 14 Luật Thủ đô, ông Dũng nói điều luật này quy định nghiêm cấm chặt phá rừng, cây xanh; còn việc muốn lập quy hoạch thiết kế đô thị của 4 quận quan trọng trong nội thành, theo quy định tại điều 10 Luật Thủ đô thì phải trình Thủ tướng xem xét quyết định. "Thanh tra hiện không phải là việc của Hà Nội bởi vì Hà Nội là thủ đô của cả nước. Vụ chặt cây không chỉ là bức xúc của riêng của người dân Hà Nội mà còn là của người dân cả nước. Việc thanh tra nên do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quyết định" - GS Nguyễn Lân Dũng nêu ý kiến. Cùng quan điểm, TS Phạm Đức Bảo (Trường ĐH Luật Hà Nội) nói thêm: "Vi phạm này phải được xử lý thỏa đáng. Việc xử lý phải đúng với hậu quả từ chặt hạ cây xanh để lại. Nếu chỉ xử lý trách nhiệm của mấy ông cấp phòng của Sở Xây dựng thì không thỏa đáng".
Bài và ảnh: Văn Duẩn
Theo_Người lao động
Số phận 228 cây hoa sữa con đường đẹp nhất Việt Nam giờ ra sao? Trong số 228 cây hoa sữa trên đường Nguyễn Chí Thanh, chỉ có 128 cây được cắt bỏ cành lá và chuyển về chăm sóc tại vườn ươm, số còn lại, nếu có đường kính quá to hoặc quá nhỏ, không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị chặt hạ lấy gỗ. Như tin đã đăng tải, thời gian vừa qua, gần 400 cây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Tối nay tổng duyệt trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Nam diễn viên lật tẩy show 'sống còn' Hàn Quốc, bóc trần sự dằn xếp trắng trợn
Sao châu á
17:13:50 29/04/2025
Nam diễn viên Việt bí mật đám cưới, đã có con gái đầu lòng nhưng không ai hay biết
Sao việt
17:00:28 29/04/2025
Bermuda được mệnh danh là "tam giác quỷ" và những bí ẩn không có lời giải
Netizen
16:59:24 29/04/2025
Xử Nữ dồi dào năng lượng tích cực, Song Ngư kinh doanh hái quả ngọt ngày 29/4
Trắc nghiệm
16:58:28 29/04/2025
Cả gan vận chuyển hơn 4kg ma túy qua đường hàng không
Pháp luật
16:51:52 29/04/2025
Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
16:23:51 29/04/2025
Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền
Thế giới
16:22:39 29/04/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối thơm nức mũi, có món canh là đặc sản đồng quê nhiều người mê
Ẩm thực
16:08:36 29/04/2025
Vợ siêu sao hạng S xuất thân trâm anh thế phiệt được ngưỡng mộ khắp Hàn Quốc: Đẹp người đẹp nết từ phim ra đời
Hậu trường phim
15:56:57 29/04/2025
Phim Hoa ngữ bị chê nhiều nhất hiện tại: Nữ chính đờ đẫn như chưa tỉnh ngủ, thẩm mỹ xấu đến cay mắt
Phim châu á
15:46:09 29/04/2025