“Hà bá” nuốt đất ven sông Đồng Nai
Nạn “cát tặc” trong những năm đã làm cho nhà cửa, đất đai người dân dọc 2 bên sông Đồng Nai rơi vào miệng “hà bá”.
Chỉ tay về phía mấy bụi tre lớn, bị bật gốc đang chìm một nữa dưới sông, bà Đào Thị Dung (62 tuổi, ngụ ấp Thới Sơn, xã Bình Hòa, H. Vĩnh Cửu) nói: “Hai năm trước tôi trồng hàng tre này cách bờ đến 5m. Vậy mà bây giờ nói vậy đó…”. Bà Dung dẫn chúng tôi đến một hàm ếch ven đường nói tiếp: “Chổ này nước cũng đã ăn vào tới gốc không sớm thì muộn rồi cũng sụp xuống sông. Hôm trước mới lở một mảng lớn”. Khi thấy chúng tôi cố nhoài người ra sát bờ sông để quan sát, bà Dung lên tiếng cảnh báo: “Mấy chú cẩn thận kẻo lọt xuống bây giờ, ở phía dưới đất sạt lở hổng chân rồi. Tôi lấy mấy cành cây che lên vậy thôi”. Còn nhà anh Nguyễn Văn Thương (41 tuổi, ngụ ấp Bình Lục (xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu) cũng chịu tình cảnh tương tự. Anh Thương nói: “Lúc trước trồng mít, bưởi…làm kinh tế nhưng đều bị chìm hết xuống sông. Mấy năm nay chuyển sang trồng tre và mấy cây rễ nhiều để giữ đất nhưng cũng không ăn thua. Chỉ trong vài năm gần đây đất của tụi bị sông lấn cả 10m”.
Đất vừa mới sạt lở ngay cạnh nhà anh Nguyễn Văn Thương- Ảnh: Lê Lâm
Ở phía bên kia bờ (H. Tân Uyên, Bình Dương) cũng trong tình trạng sạt lở triền miên. Có mặt tại khu vực hành lang bờ kè chạy dọc theo sông Đồng Nai thuộc KP2, trị trấn Uyên Hưng (Tân Uyên) dài hàng chục mét cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Trên mặt đường nhựa cũng xuất hiện một số vết nứt dài chạy vào gần tới nhà dân. Anh Dương Hoàng Tân (KP2, thị trấn Uyên Hưng) nói: “Mấy ngày qua, do mưa lớn kéo dài đã làm đất nhão, gây sạt lở cả bờ kè”. Ông Phan Văn Miên- Phó Chủ tịch UBND thị trấn Uyên Hưng, cho biết: “Sau khi xảy ra vụ sạt lở tại khu vực hành lang bờ kè sông Đồng Nai thuộc KP2, lãnh đạo thị trấn và một số phòng, ban chuyên môn của huyện đã đến hiện trường ngay để kiểm tra. Trước mắt, đã cho người thu gom và cưa một số cây tại khu vực bị sạt lở, gắn biển cảnh báo để người đi đường lưu ý đồng thời UBND thị trấn cũng đã làm báo cáo khẩn gửi lên UBND huyện có biện pháp”.
Sạt lở ngày càng nghiêm trọng ven sông Đồng Nai – Ảnh: Lê Lâm
Vấn nạn “cát tặc”
Khi hỏi về nguyên nhân sạt lở, người dân sống dọc ven sông đều cho rằng do nạn hút trộm cát gây nên. Bà Đào Thị Dung bức xúc: “Tụi tôi sống mấy chục năm nay ở đây có như vậy đâu, mặc dù đất có lở nhưng rất ít. Khoảng 4-5 năm nay, từ cái dạo nạn hút cát trên sông bắt đầu hoành hành thì đất ven sông trở nên lở mạnh và nhanh, cuốn theo cây cối công trình xuống sông nhìn mà đau cả ruột”. Bà Dung nói tiếp: “Đêm nào cũng vậy cứ khoảng 9 giờ là ghe hút cát xuất hiện và làm việc đến 3-4 giờ sáng. Con tôi cùng mấy người ở gần đây ngủ trong nhà nghe tiếng máy nổ là chạy ra rọi đèn pin, đập thùng, kêu la để xua đuổi… nhưng chẳng ăn thua. Bởi khi mình vô ngủ thì tụi nó lại quay lại hút tiếp”. Vào cuối tháng 6.2012 do quá bức xúc và lo lắng cho tài sản của mình cứ trôi dần xuống sông, gia đình bà Dung cùng những người hàng xóm trong đêm khuya đã thuê đò chạy ra sông để ngăn chặn, thậm chí năn nỉ “cát tặc” ngừng lại việc khai thác. Còn bà Mai Thị Liêm (80 tuổi, ở cạnh nhà bà Dung) tức tối nói: “Bị chúng tôi ở đây phản ứng dữ tụi nó nhiều lúc lại chơi chiêu. Chúng cho một chiếc ghe lớn đậu che khuất tầm nhìn để cho ghe nhỏ phía ngoài dễ bề hành động, đợi đến khuya thì len lỏi vào tận bờ, mỗi khi nước hạ là thấy bùn đất bị sạt xuống đóng từng lớp dày”.
Video đang HOT
Dù rất bức xúc nhưng những người dân ở đây vẫn phải chịu đựng, tìm mọi biện pháp để giữ được tấc đất nào hay tấc đó chứ chẳng biết kêu ai. Bởi theo anh Thương, dù có báo công an xã tới đuổi rồi sau đó cũng đâu vào đấy. “Công an đứng trên bờ la, quá lắm thì bắn một hai phát súng cho tụi nó chạy rồi về nên tình hình sau đó vẫn không thay đổi”. Ông Đinh Tấn Hải – Bí thư kiêm Chủ tịch xã Bình Hòa cho biết: “Chính quyền thấu hiểu nỗi khổ này của dân nên rất chủ động, nỗ lực trong việc ngăn chặn, bài trừ cát tặt nhưng do lực lượng công an xã không đủ phương tiện và chức năng để kiểm tra, xử lý nên hiệu quả đạt được chưa nhiều. Vừa qua, Công an huyện và Công an tỉnh đã về đây kiểm tra, bắt giữ 2 ghe hút cát lậu, phạt mỗi ghe 15 triệu đồng nên tình hình đã yên ổn trở lại…”
Theo TNO
"Cát tặc" lộng hành, hàng trăm hộ dân sống bất an
Hàng trăm hộ dân ở hai bờ sông Ngàn Sâu đoạn chảy qua địa phận xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang hết sức bức xúc trước nạn "cát tặc" hoành hành, nuốt trôi ruộng đồng và uy hiếp nhà cửa của họ.
Cát tặc ngang nhiên lộng hành
Từ lời kêu cứu của hàng trăm hộ dân xã Hà Lĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), PV Dân trí đã có mặt tại địa phương này để được tận mắt chứng kiến thực trạng cát tặc lộng hành trên dòng sâu Ngàn Sâu đoạn chảy qua địa phương này.
Đúng như người dân kếu cứu, tình trạng khai thác cát dưới lòng sâu Ngàn Sâu gần như hoạt động một cách công khai. Hàng loạt bến cát tạm bợ được "cát tặc" lập trái phép chạy dọc theo bờ sông của các xóm 6, 7, 9... Tại những bến cát này không khó để ghi lại cảnh tượng những chiếc thuyền chất đầy cát lần lượt cập bến. Tiếng máy bơm, máy hút cát, tiếng xe IFA, công nông gầm rú trườn lên từ dưới bến sông.
Một bến cát trái phép của cát tặc tại xóm 6
Tại một bến cát ở xóm 6, chỉ trong gần một tiếng đồng hồ chúng tôi đã đếm được gần hai chục lượt xe IFA, công nông hoa mai vào "ăn" hàng. Nguồn cát có thể nói là rất dồi dào, như lời một "cát tặc" lu loa trong tiếng gầm rú của máy hút: ở đây muốn mua bao nhiêu cũng có.
"Cát tặc" xem lòng sông Ngàn Sâu như... của nhà, ngang nhiên hút bán. Theo người dân này phản ánh, gần đây do chính quyền bất lực, người dân phải dùng cách ném đá để xua đuổi, tuy nhiên "cát tặc" có đủ kiểu đối phó, như cho thuyền hút cát vào đêm khuya, sáng sớm, giữa trưa, hoặc những khi người dân đi làm.
Một "cát tặc" chuẩn bị ống hút để bơm cát từ thuyền lên xe
Hậu quả của tình trạng khai thác cát tràn làn ở địa phương này là một cảnh tượng thật xót xa. Hai bờ sông Ngàn Sâu đoạn chảy qua địa phận xã Hà Linh vốn đã lở lói do biến đổi tự nhiên, nay lại bị sụp đổ với một tốc độ chóng mặt do nạn khai thác cát. Không chỉ ruộng đồng, bãi bồi, mà rất nhiều vườn tược của người dân đã bị sông nuốt, cuốn trôi, có nơi sông đã ăn sâu vào tận nhà dân.
Tốc độ lở đất sẽ còn diễn ra trong nhiều năm tới do những chiếc vòi hút dài hàng chục mét đã "đục" vào những dõi cát nằm sâu dưới đất, phá hỏng kết cấu tự nhiên của bờ sông. "Với tốc độ lở lói nhanh như ri, không lâu nữa dân ở chỗ ni chẳng còn vườn mà trồng cây, có khi nó nuốt chửng nhà lúc mô không ai rõ"- một người dân ở xóm 6 yêu cầu chúng tôi không nêu tên vì sợ cát tặc trả thù - chỉ vào một đoạn sông đang lở sau vườn thốt lên.
Sau khi hút dưới lòng sông, các chủ thuyền chở cát về cập tại những bến được lập trái phép dọc theo sông Ngàn Sâu để tiêu thụ
Không chỉ gây ra tình trạng sạt lở gây bức xúc cho nhân dân, tình trạng khai thác cát không được kiểm soát đã khiến nhà nước thất thu nặng. Người dân dẫn chúng tôi đi xem thực trạng nạn khai thác cát trái phép ở Hà Linh nhẩm tính, mỗi ngày phải có đến hàng trăm mét khối cát được đưa ra khỏi địa bàn.
Chính quyền bất lực hay làm ngơ?
Thực trạng cát tặc lộng hành đang khiến người dân Hà Linh hết sức bức xúc, họ đổ lỗi cho sự yếu kém và sự làm ngơ của chính quyền địa phương.
Làm việc với Dân trí, ông Lê Hồng Quân - Bí thư Đảng ủy xã Hà Linh - thừa nhận vấn đề người dân phản ánh là có thật. Ông Quân thừa nhận, 100% bến cát trên địa bàn là những bến hoạt động không có giấy phép, việc khai thác cũng không đúng quy trình và cũng không được sự cho phép của chính quyền địa phương.
Để xảy ra thực trạng trên, ông Quân thẳng thắn thừa nhận, dù đã ban hành lệnh cấm khai thác cát trái phép nhưng chính quyền xã Hà Linh đã không kiểm soát chặt chẽ, không kiểm soát được nạn khai thác cát đang diễn ra. Nguyên nhân theo ông Quân là do cát tặc khai thác trộm, trốn tránh sự truy quét của lực lượng chức năng.
Lời biện hộ này của ông Bí thư không khiến người nghe thỏa mãn bởi thực tế những bến, bãi cát trái phép nằm ngay gần trụ sở UBND xã, hoạt động mua bán cát trái phép vẫn diễn ra công khai giữa ban ngày.
Nhiều người dân xã Hà Lĩnh cho biết, có một "thế lực ngầm" đang thao túng, bảo kê cho nạn cát tặc lộng hành tại Hà Linh, đẩy cuộc sống của nhiều gia đình vào cảnh bất an. Lời buộc tội này đúng hay sai, câu trả lời xin được dành cho chính quyền huyện Hương Khê.
Theo Dantri
Bài 2: "Cát tặc" nổ súng bắn dân, náo loạn vùng quê Với siêu lợi nhuận ngang bằng với buôn bán "hàng trắng" (lời 1 vị cán bộ xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô), "cát tặc" đã cày xới, băm nát dòng Lô với tốc độ ồ ạt, chóng mặt. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt khiến tình trạng khai thác cát sỏi trên sông Lô có diễn biến vô cùng phức tạp, tình trạng...