GVCN yêu cầu đóng 800k quỹ lớp, phụ huynh kêu khó vì dịch, cô đáp: Khi liên hoan, con người ăn thịt cá, con mình ăn bánh kẹo thôi!
Câu chuyện đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc.
Do ảnh hưởng của dịch nên thời gian qua, nhiều người bị ảnh hưởng thu nhập. Với các phụ huynh có con nhỏ đang trong độ tuổi ăn học, việc đóng học phí và các khoản thu đầu năm gặp nhiều khó khăn. Hiểu được điều này nên nhiều trường học đã giảm trừ học phí và các khoản thu để san sẻ gánh nặng với phụ huynh. Tuy nhiên, vẫn còn một số câu chuyện cần suy ngẫm…
Mới đây, một phụ huynh (giấu tên) đã chia sẻ câu chuyện có thật xảy ra tại lớp của cháu mình. Theo đó, cháu chị hiện đang học tại một trường tiểu học công lập. Trong buổi họp phụ huynh online, giáo viên chủ nhiệm thông báo khoản tiền quỹ lớp là 800k/ học kỳ.
Với những người vẫn đi làm, có thu nhập ổn định thì 800k không phải là khoản chi lớn. Nhưng với phụ huynh mà công việc bị ảnh hưởng vì dịch thì đây lại là khoản tiền giúp giải quyết nhiều việc trong quãng thời gian khó khăn. Bên cạnh đó, do đang học online nên tất nhiên, các hoạt động lớp cũng không có nhiều. Mà phụ huynh thì không chỉ phải đóng tiền quỹ lớp mà còn tiền sách vở, trang thiết bị học cho con,… Nhà nào có 2,3 đứa trẻ thì lại tốn thêm tiền sắm điện thoại, máy tính cho con học.
Video đang HOT
Câu chuyện đang khiến nhiều phụ huynh bức xúc.
Với hoàn cảnh như vậy, một số phụ huynh đã chia sẻ ý kiến, mong cô giáo giảm bớt quỹ lớp vì gia đình hiện không đủ điều kiện. Tuy nhiên, GVCN của lớp đã có phản hồi không mấy cảm thông. “Nếu nhà em không đóng được 800k thì cũng được thôi nhưng đến khi họp lớp, con nhà người ta được ăn thịt ăn cá thì con nhà em chỉ ăn bánh ăn kẹo thôi” , cô giáo này nói.
Thái độ của cô giáo khiến nhiều phụ huynh không bằng lòng và tủi thân. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh không dám lên tiếng vì sợ sẽ ảnh hưởng đến con em mình. Theo phụ huynh giấu tên nọ, hiện tại lớp của cháu chị, một số vẫn chưa đóng khoản quỹ lớp 800k.
Được biết, tại nhiều trường học, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên giáo viên chủ nhiệm đã chủ động giữ quỹ năm cũ, chuyển sang năm mới để phụ huynh không phải đóng thêm. Động thái này giúp san sẻ gánh nặng tài chính với phụ huynh trong một năm học đầy khó khăn…
Bị cô hàng xóm hỏi điểm thi tốt nghiệp, nữ sinh đáp trả 1 câu khiến cô câm nín
Con được điểm cao, bố mẹ nào cũng muốn khoe cho cả thế giới biết. Thế nhưng nếu thiếu tế nhị thì có thể nhận về kết quả "tẽn tò" như bà hàng xóm dưới đây.
Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT đầy căng thẳng, cuối cùng đã tới ngày các sĩ tử 2k3 biết được kết quả của mình. Cuộc thi nào cũng có người buồn người vui, người hí hửng vì được vào ngành học mong muốn nhưng cũng có kẻ ngậm ngùi chờ nguyện vọng tiếp theo hoặc đợi năm sau... làm lại.
Nếu đạt điểm cao, không chỉ các sĩ tử mà phụ huynh cũng hạnh phúc không kém. Quả thực là muốn khoe cho cả thế giới biết con mình giỏi giang ra sao, thế nhưng nếu thiếu tế nhị thì có thể nhận về kết quả "tẽn tò" như bà hàng xóm dưới đây.
Theo đoạn tin nhắn, vị phụ huynh đã nhắn tin hỏi điểm bạn học sinh này: "Linh ơi, cháu có điểm thi đại học chưa?" . Đáng nói là người này không quên khoe kèm thành tích của con trai mình: "Hoàng nhà bác được hẳn 24 điểm luôn nhé". Thế nhưng, bạn học sinh đã đáp trả cực "gắt": "Dạ cháu thiếu đúng 1 điểm nữa là tròn 30 cô ạ!".
Câu trả lời nhẹ nhàng nhưng đầy sức nặng của cô bạn này khiến dân tình thích thú. Nhiều người cũng chia sẻ trải nghiệm không mấy dễ chịu của mình khi gặp vài người lớn không tế nhị: "Năm ngoái thi xong làm bài không tốt, bị trượt nguyện vọng 1, đang buồn thiu đã không an ủi thì thôi chứ, bà cô đối diện nhà còn chạy qua oang oang: Cái Thư rớt hả, thằng Bin đậu Ngoại thương mà dư hẳn 1,5 điểm. Đáng lý ra là mừng cho nó mà trong hoàn cảnh đấy lại ứa gan ghê. Bởi khoe cũng được nhưng phải tùy lúc" , một bạn chia sẻ.
Một nữ sinh khác phải ghi "tối hậu thư" để tránh bị hỏi điểm.
Chúng ta không còn lạ gì với "phong trào" khoe thành tích, giấy khen của con. Khoe điểm cuối năm, điểm thi vào lớp 10, giờ là điểm thi THPT quốc gia... Biết là mừng vì con làm bài tốt, thế nhưng biết đâu người mà mình "khoe" đang thất vọng vì không có được kết quả như kỳ vọng? Vì với những em làm bài không tốt, kết quả học tập không cao thì những lời hỏi thăm kia chẳng khác nào lát dao cứa vào vết thương chưa lành.
Điểm số của con trẻ có thể là niềm tự hào của cha mẹ này nhưng cũng có thể là nỗi tủi hổ của bố mẹ khác. Niềm vui của người này có thể khiến người khác tổn thương. Có em cũng chỉ vì vài ba câu hỏi của người lớn bị cha mẹ giận dữ, chửi và kể tội luôn "thấy con người ta mà ham, còn con mình...".
Dù kết quả thi ra sao, có học trường "xịn" hay không thì những đứa trẻ cũng đã làm hết sức mình rồi. Đừng quên đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất, các bạn trẻ nhé!
Con trai cầm cây đánh những người đi ngang, phản ứng của người mẹ bị chỉ trích: Hèn gì ý thức đứa trẻ tệ đến vậy! Có người thấy được thì vội vàng né sang một bên, có người không chú ý thì liền bị bé trai đánh vào chân, vào người. Người ta luôn nói đứa con là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Đằng sau mỗi đứa trẻ hỗn xược, nghịch phá, xem trời bằng vung đều có sự hậu thuẫn, dung dưỡng từ chính những...