Gươm của hoàng đế Ai Cập có nguồn gốc ngoài hành tinh
Từ trước tới giờ thuyết âm mưu cho rằng nền văn minh Ai Cập cổ đại có dính dáng tới người ngoài hành tinh thường bị coi là không có cơ sở, nhưng khám phá mới lại có kết quả khác.
Thanh gươm chôn cùng vua hoàng đế Ai Cập
Một nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Ai Cập tại Cairo đã phân tích thanh gươm ngắn được chạm trổ chi tiết của vua Tutankhamun (thường gọi tắt là vua Tut), được khai quật bởi nhóm Howard Carter từ năm 1922.
Con dao được làm từ vàng tinh luyện với các chi tiết bằng pha lê, tuy nhiên với công nghệ quét X quang hiện đại, họ đã khám phá ra rằng vật liệu được dùng rèn lưỡi dao có nguồn gốc từ vũ trụ, cụ thể hơn là thiên thạch. Lý do là sắt thường chỉ có 4% thiếc, nhưng lưỡi dao này có tới 11%. Sắt từ thiên thạch thường có tỷ lệ thiếc rất cao.
Sắt rèn lưỡi dao được lấy từ thiên thạch
Vua Tut, được coi là pharaoh nổi tiếng nhất Ai Cập sau khi nhóm khảo cổ do Howard Carter đứng đầu khám phá ra lăng mộ còn nguyên vẹn của ông hồi năm 1922. Ngoài ra, pharaoh Tutankhamun sống trong thời kỳ có nhiều biến động về chính trị, tôn giáo tại Ai Cập nên thường là đối tượng nghiên cứu phổ biến của các nhà khoa học.
Theo Danviet
Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh
'Lời nguyền của Pharaoh' hay còn được biết đến với tên gọi 'lời nguyền của vua Tutankhamun' là một trong những lời nguyền nổi tiếng nhất thế giới.
Video đang HOT
Tutankhamun (khoảng 1341-1323 trước công nguyên) là vị vua tại vương triều thứ 18 của ai cập cổ đại (ông cai trị vương triều từ 1341 - 1323 trước công nguyên), trong suốt lịch sử Ai Cập cổ đại vương triều 18 được biết đến như là một "vương triều mới".
Tên chính của ông là Tutankhaten, cái tên này có nghĩa là "Bức tranh sống của Aten", trong khi Tutankhamun có nghĩa là "Bức tranh sống của Amun".
Khu lăng mộ của Tutankhamun
Cái chết đầu tiên được cho là do lời nguyền là của George Edward Stanhope Molyneux Herbert, bá tước đệ ngũ của Carnarvon. Ông là một quý tộc người Anh cũng là một nhà Ai Cập học nghiệp dư, người đã tài trợ cho công cuộc tìm kiếm.
Nguyên nhân chính xác của cái chết không rõ, có giả thuyết cho rằng ông bị nhiễm trùng do côn trùng cắn. Người ta nói rằng khi ông qua đời, Cairo bị mất điện trong chốc lát và tất cả những ngọn lửa đang cháy ở đây đều vụt tắt.
Con trai của Carnarvon có ghi chép lại rằng tại biệt thự của ông ở Anh, con chó mà ông Carnarvon quý bỗng nhiên tru lên và lăn ra chết. Còn lạ lùng hơn khi xác ướp của Tutankhamun được mở lớp vải quấn quanh người, người ta phát hiện ra Tutankhamun có một vết thương trên má trái ở vị trí chính xác vết côn trùng cắn Carnarvon dẫn đến cái chết của ông.
Tutankhamen được chuyển thể thành phim
Năm 1929, 11 người có liên quan tới ngôi mộ đều đột tử vì những nguyên nhân kỳ lạ. Trong đó có 2 người họ hàng của Carnarvon, thư ký riêng của nhà khảo cổ học Howard Carter là Richard Bethell và cha của Bethell, Huân tước Westbury. Westbury chết do nhảy xuống một tòa nhà. Ông để lại một tờ giấy có ghi "Ta thực sự không thể chịu nổi bất kỳ sự hãi hùng nào nữa và gần như không hiểu được sẽ tạo ra điều tốt đẹp gì ở đây, vì vậy ta tự tạo lối thoát cho mình".
Kho báu trong hầm mộ của Tutankhamen
Thực ra vẫn tồn tại các lời nguyền được khắc trong các lăng mộ của người Ai Cập cổ đại, lấy ví dụ một lời nguyền nổi tiếng trong kim tự tháp của triều đại 5 "Bất kì kẻ nào chạm một ngón tay vào kim tự tháp này và ngôi chùa này những gì thuộc về ta và thần ka của ta là hắn ta đã chạm vào chánh điện của thần Horus trên trời. Hắn sẽ làm tức giận nữ thần của chánh điện. Việc làm của hắn sẽ bị thần Ennead kết án. Hắn sẽ không có nơi nào để ở, không có nơi nào làm nhà. Hắn sẽ trở thành kẻ bị đày ải, kẻ tự giết chính bản thân mình".
Có thể nói bản thân lời nguyền là có thật nhưng nó có ma lực nào hay không thì không ai biết rõ.
Lời nguyền của các Pharaoh được hồi sinh năm 1972, khi tấm mặt nạ vàng của Tutankhamun được đóng thùng để chuyển về Anh cho một cuộc triển lãm của Bảo tàng Anh ở London để đánh dấu 50 năm khám phá ra lăng mộ.
Mặt nạ Tutankhamun.
Đứng đầu hoạt động này là Tiến sĩ Gamal Mehrez, trưởng phòng cổ vật của Bảo tàng Cairo, nơi ông chịu trách nhiệm bảo quản 20 xác ướp cổ. Tiến sĩ Mehrez không tin vào lời nguyền, thậm chí ngay cả khi người tiền nhiệm của ông chết bất ngờ chỉ vài giờ sau khi ký một thỏa thuận gửi các báu vật của Tutankhamun đến Paris. Mehrez cho hay: "Tôi gắn liền với các lăng mộ và những xác ướp của Pharaoh. Nhưng tôi vẫn sống. Tôi là bằng chứng sống rằng tất cả những bi kịch gắn với các Pharaoh đều là ngẫu nhiên. Tôi không tin vào lời nguyền một chút nào".
Ngày 3/2/1972, nhóm vận chuyển đã đến Bảo tàng Cairo để gỡ tấm mặt nạ vàng đã đóng hộp của Tutankhamun và chuẩn bị cho chuyến đi của nó đến London. Ngày hôm đó, Tiến sĩ Mehrez qua đời. Ông mới 52 tuổi. Nguyên nhân cái chết của ông được công bố là trụy tim.
Dòng người xếp hàng ngoài Bảo tàng Anh dự triển lãm về Ai Cập.
Vẫn bình thản, các nhà tổ chức triển lãm tiếp tục công việc của mình. Một máy bay của Bộ chỉ huy Vận tải Không quân Hoàng gia được thuê để vận chuyển các di vật vô giá đến Anh. Nhưng trong vòng 5 năm sau chuyến bay đó, 6 thành viên phi hành đoàn đã chết hoặc gặp vận rủi. Trong chuyến bay, Giám đốc công nghệ Ian Lansdowne đã nghịch ngợm đá vào chiếc thùng có chứa tấm mặt nạ của Tutankhamun. Ông nói: "Tôi vừa đá vào thứ đắt nhất thế giới". Cái chân đó sau này phải bó bột trong 5 tháng vì bị gãy do một chiếc thang Lansdowne đang trèo bất ngờ đổ sập.
Phi công của chiếc máy bay, Trung úy Jim Webb, đã mất hết tài sản vì nhà của ông bị lửa thiêu rụi. Một nữ binh sĩ trên chuyến bay đã phải từ bỏ Hải quân Hoàng gia sau một cuộc phẫu thuật não khiến cô bị hói đầu.
Nhân viên phục vụ, hạ sĩ Brian Rounsfall, cho biết: "Trên chuyến bay, chúng tôi đã đánh bài và lần lượt ngồi lên chiếc hòm đựng mặt nạ và cười đùa về nó. Chúng tôi không bất kính, đó chỉ là một chút vui vẻ". Hạ sĩ Rounsfall mới 35 tuổi vào lúc đó. Trong 4 năm sau, anh chịu hai cơn đau tim, nhưng may mắn vẫn sống.
Ít may mắn nhất là trung úy Rick Laurie, cơ trưởng của chiếc máy bay, và kỹ sư Ken Parkinson. Cả hai đều là những người đàn ông khỏe mạnh nhưng đều chết vì đau tim. Vợ của Parkinson nói: "Chồng tôi hàng năm đều chịu một cơn đau tim vào đúng thời điểm diễn ra chuyến bay định mệnh". Cơn đau tim cuối cùng, vào năm 1978, đã giết chết ông. Cơ trưởng Laurie chết trước đó 2 năm. Vào lúc đó, vợ của Laurie nói: "Đó là lời nguyền của Tutankhamun - lời nguyền đã giết chết ông ấy".
Vậy có lời lý giải thỏa đáng nào cho những cái chết bí ẩn đó? Nhà báo Phillip Vandenberg đã nghiên cứu huyền thoại Lời nguyền của các Pharaoh trong nhiều năm. Ông đã đưa ra một giả thuyết đáng chú ý. Trong cuốn sách "Lời nguyền của các Pharaoh" do ông làm tác giả, Vandenberg nói rằng các lăng mộ trong các kim tự tháp là nơi nuôi dưỡng tuyệt vời cho các vi khuẩn, vốn có thể phát triển thành những loại mới và lạ trong nhiều thế kỷ và có thể duy trì sức phá hoại cho tới ngày nay.
Ông cũng chỉ ra rằng người Ai Cập cổ đại là các chuyên gia về chất độc. Một số loại chất độc không nhất thiết phải nuốt mới giết được người, chúng có thể thẩm thấu qua da. Các chất độc được sử dụng trên những bức họa trên tường trong các lăng mộ mà sau đó được đóng kín. Những kẻ cướp mộ thời cổ đại đột nhập vào các lăng mộ luôn đục một lỗ nhỏ qua bức tường căn phòng để không khí sạch lưu thông trước khi tiến vào để cướp bóc đồ đạc quý giá của các Pharaoh.
Nhưng cách lý giải lạ thường nhất được đặt ra vào năm 1949. Nó thuộc về nhà khoa học nguyên tử, giáo sư Louis Bulgarini. Ông cho hay: "Có thể những người Ai Cập cổ đại đã dùng phóng xạ nguyên tử để bảo vệ các nơi linh thiêng. Sàn các lăng mộ có thể đã được phủ urani. Hoặc các phần mộ có thể đã được đắp bằng đá nhiễm phóng xạ. Đá có chứa cả vàng lẫn urani đã được khai thác ở Ai Cập 3.000 năm trước. Lượng phóng xạ như vậy có thể giết chết con người".
Nếu có một sự thật nào về những vị Pharaoh cổ đại có liên quan đến những cái chết của thế kỷ 20, thì có một trường hợp làm lu mờ tất cả các cái chết khác. Năm 1912, một tàu chở khách băng qua Đại Tây Dương mang theo một món hàng giá trị - một xác ướp Ai Cập. Đó là xác của nhà tiên tri Akhenaton, sống trong thời của cha vợ Tutankhamun. Một đồ trang sức được tìm thấy cùng với xác ướp này mang theo câu thần chú: "Thức dậy khỏi giấc mơ và người sẽ chiến thắng tất cả những gì chống lại người". Vì giá trị của nó, xác ướp không được để trong khoang chứa hàng mà ở trong một khoang đằng sau nơi thuyền trưởng đứng. Con tàu đó đã bị chìm, cướp đi mạng sống của 1.513 hành khách. Con tàu đó chính là Titanic.
Trần Anh
Theo (Tông hơp)
Top bí ẩn khảo cổ hứa hẹn được giải mã năm 2016 Tranh cãi về cổ thư 'Phuc âm vê vơ Chua Jesus', căn phòng bí mật trong lăng mộ Tutankhamun... được kỳ vọng sẽ được giải mã trong năm 2016. Tranh cãi về cổ thư "Phuc âm vê vơ Chua Jesus", căn phòng bí mật trong lăng mộ Tutankhamun... được kỳ vọng sẽ được giải mã trong năm 2016. Lăng mộ của pharaoh Tutankhamun...