Gửi xe ở chung cư đã lâu, nhưng ít ai biết kẻ gian thường sử dụng “kĩ xảo” đặc biệt này để trộm xe đắt tiền cực nhanh gọn
Đảm bảo khi xem xong đoạn clip này, nhiều người sẽ phải tìm mua ngay khóa xe để khóa thêm cho chiếc xe máy giá trị nhà mình, hoặc thông báo với bảo vệ chung cư phòng ngừa cẩn thận hơn trước sự gian manh của kẻ gian.
Những chiếc xe máy đắt tiền, sành điệu luôn là lựa chọn số 1 của những gia đình có điều kiện kinh tế, nó không chỉ khiến việc đi lại trở nên dễ hơn, tiện lợi hơn mà còn “khoe dáng” và khoe độ “chịu chơi” của người sở hữu.
Thế nhưng, có 1 chiếc xe đắt tiền đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ phải lo hơn về nỗi lo mất cắp bởi kẻ gian luôn nhằm vào những tài sản có giá trị cao.
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip ghi lại thủ đoạn trộm xe cực kì “ma mãnh” tại chung cư khiến người xem xôn xao bình luận.
Gửi xe ở chung cư đã lâu, nhưng ít ai biết kẻ gian thường sử dụng “kĩ xảo” đặc biệt này để trộm xe đắt tiền cực nhanh gọn
Theo đó, nội dung đoạn video ghi lại cảnh đối tượng dùng biển số giả gắn vào chiếc xe mà chúng nhắm tới. Biển số giả này được gắn lồng lên trên biển số thật một cách khéo léo khiến nhiều người không thể nhận ra.
Biển số giả được dính chồng lên biển số thật.
Được biết, các đối tượng này đã sử dụng xe gắn máy không rõ nguồn gốc, đã qua sử dụng, có giá trị thấp rồi gửi vào các bãi giữ xe chung cư, đỗ gần các loại xe có giá trị cao như SH, Airblade, Vario, Exciter,… hoặc xe có cùng kiểu dáng, màu sơn nhưng có giá trị cao hơn.
Lợi dụng người trông coi mất cảnh giác, lơ là, các đối tượng thực hiện hành vi gắn biển số của xem vừa gửi sang xe có giá trị cao hơn. Sau khi đánh tráo, đối tượng lái chiếc xe có giá trị cao ra khỏi bãi giữ xe.
Quả là một việc không thể dễ hơn vì biển số xe đúng với số xe mà trên vé ghi.
Tất nhiên để làm được điều này, chúng theo dõi và ghi nhớ chính xác biển số xe của bạn. Ví dụ xe bạn biển 29A9-XXXX, chúng sẽ đi một xe ít giá trị hơn, có biển giả tương tự và đem vào gửi.
Ngay sau khi đăng tải, đoạn clip này đã khiến rất nhiều người bàn tán rôm rả. Số đông đều tỏ ra bất ngờ trước thủ đoạn tinh vi của kẻ gian:
- “Ôi, bây giờ mình mới biết luôn đó. Đáng sợ thật, phải mua thêm khóa để khóa xe vào thôi, nhà mình hay mất cảnh giác, cứ nghĩ ở chung cư là an toàn rồi”.
- “Gửi như này mà gửi ở bệnh viện, xe đông, ít người coi hay chung cư lúc bảo vệ mơ màng vì buồn ngủ thì chúng nó trộm xe dễ hơn ăn kẹo quá. Nguy hiểm thật”.
- “Để trong chung cư cũng phải khóa đĩa, khóa cổ, định vi đầy đủ mới được, với siêng thì dặn bảo vệ cảnh giác những chiêu trò của bọn trộm như vậy. Chiêu trò này bọn chúng làm được đấy vì khá dễ dàng lúc hầm chung cư vắng người”.
- “Mình nghĩ khi gửi xe mọi người nên nói rõ trách nhiệm của bảo vệ để phòng ngừa. Ngoài việc ghi rõ biển số còn phải yêu cầu họ ghi thêm loại xe gì. Để chắc chắn hơn, có thể làm 2 vé đối chiếu, 1 vé ở xe và một vé để soi. Làm như vậy sẽ hạn chế bọn tội phạm trên, chứ tình hình này khá nguy hiểm đấy”.
Vậy mới thấy, với những kẻ gian, việc trộm cắp chỉ diễn ra cực nhanh gọn mà tài sản người mất lại giá trị rất cao. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc, mỗi người nên có ý thức phòng ngừa, bảo vệ tài sản của chính gia đình mình trước tiên.
Nóng trên mạng xã hội: Xót xa cảnh cụ ông 83 tuổi bị thang máy 'nhốt'
Mạng xã hội xuất hiện hình ảnh nhiều người đang cố gắng đưa một cụ ông tóc bạc trắng ra khỏi thang máy gặp sự cố, khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Người dân tổ chức giải cứu cụ Hùng khỏi thang máy - ẢNH: H.N
Kèm đó là dòng trạng thái chia sẻ tòa nhà 12 tầng chỉ vỏn vẹn 2 thang máy, trong đó một thang không còn hoạt động nhiều tháng nay, chiếc còn lại liên tục gặp sự cố vì quá tải, càng khiến cư dân mạng phẫn nộ, đặt câu hỏi về trách nhiệm vận hành chung cư của ban quản trị (BQT).
Một thang máy "tải" hơn 300 cư dân
Cụ thể, theo những cư dân tại tòa P2, khu đô thị Việt Hưng (P.Giang Biên, Q.Long Biên, Hà Nội), tòa nhà này gồm 12 tầng và có hơn 300 cư dân sử dụng 2 thang máy. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng nay, một thang máy bị hư hỏng, nên người dân phải chen chúc dùng cái còn lại. Việc quá tải này khiến thang máy thường xuyên "đổ bệnh" như: sụt điện, mất nguồn, kẹt cửa... Gần đây nhất, tối 5.5, chiếc thang máy này bất ngờ nhốt 2 người bên trong gần 1 tiếng đồng hồ, trong đó có cụ Nguyễn Thạc Hùng (83 tuổi, sống tại tầng 10).
Nhận được thông báo, cư dân tòa nhà cùng 2 bảo vệ gọi đơn vị bảo trì thang máy tới để giải quyết, tuy nhiên do đợi lâu, lo sợ cụ ông gặp chuyện bất trắc, người dân đã dùng ghế gỗ, gạch lát vỉa hè để cạy cửa, giải cứu cụ Hùng ra ngoài.
Anh N.H.N (25 tuổi, cư dân tòa P2) cho biết thời điểm đưa cụ Hùng ra ngoài, cụ hoảng loạn đứng không vững, ngồi bệt trước cửa thang máy gần 10 phút mới được người thân dìu về nhà. Theo anh N., chiếc thang máy này thường xuyên gặp trục trặc, cứ khoảng 1 tháng lại gặp sự cố 2 - 3 lần. Nhiều lần đã từng "nhốt" trẻ em bên trong khiến các cháu hoảng sợ, la hét, khóc khản cả cổ.
"Cư dân đã nhiều lần phản ánh nhưng phía BQT cứ lờ đi. Tôi nhiều lần phải đi bộ từ tầng 10 xuống để đi làm và ngược lại. Đã nhiều lần cư dân bàn bạc cần lên tiếng sa thải BQT và bầu BQT mới có trách nhiệm để người dân được nhờ", anh N. bức xúc.
Cụ Hùng hoảng loạn, đứng không vững, phải ngồi bệt xuống nghỉ trước cửa thang máy
Có quỹ nhưng không tiêu được
Ông Vũ Xuân Trung (56 tuổi) cho biết bản thân ông là Phó BQT tòa P1, khu đô thị Việt Hưng. Khoảng hơn 1 năm nay, ông Hoàng Văn Sơn (Trưởng BQT quản lý chung 2 tòa P1, P2) đi điều trị bệnh, cộng với việc 1 phó ban tòa P2 mới nghỉ, nên ông Trung đứng ra đại diện cho cư dân tòa nhà này.
Theo ông Trung, mọi sự cố về thang máy của tòa P2 ông đều nắm được, 1 hỏng nhẹ nhưng từ lâu không thay nên không sử dụng được, cái còn lại thì mới gặp sự cố kẹt cửa, chứ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông Trung cho hay ông bất lực không thể quyết để sửa chữa vì quỹ chung cư, quỹ bảo trì xây dựng... đều do ông Sơn quản lý. Khi hỏng, ông Trung chỉ biết gọi người đến sửa hộ, nhưng vướng mắc phần chi trả.
"Ông Sơn là người có quyền xuất quỹ và nắm giữ quỹ do cư dân tòa P2 đóng, nhưng hiện ông Sơn đã sống ở nơi khác và chưa bàn giao cho ai, tôi nhiều lần liên hệ nhưng không giải quyết được, bà con phản ánh nhiều nhưng quyền quyết định không nằm ở tôi. Bên ấy có quy chế chi tiêu phải thông qua tổ giám sát cộng đồng, tuy nhiên, khi ông Sơn đăng lên Facebook việc thang hư thì không ai phản hồi lại, nên ông Sơn không dám chi", ông Trung nói. Theo ông Trung, ngày 10.5, BQT tòa nhà sẽ làm báo cáo gửi UBND phường, mời cư dân để tổ chức bầu lại BQT, sớm giải quyết khó khăn cho bà con.
"Anh Sơn hơn 1 năm trời đã không xuất hiện lo công việc cho cư dân, nhiều phản ánh nhưng không giải quyết. Nhiều lần tôi nhắn tin, gọi điện anh Sơn ra giải quyết. Quỹ thì tôi không rõ còn bao nhiêu, ai cầm", ông Trung nói.
PV liên hệ với ông Sơn, thì ông cho biết số tiền bảo trì vẫn còn. Trong 2 ngày tới, ông Sơn nói sẽ có mặt để họp BQT nhằm công khai tài chính, đồng thời xin bãi nhiệm để về nhà chữa bệnh, bàn giao lại hết tất cả cho người dân. "Việc thang kẹt, bà con phải đi bộ, bức xúc là đúng, nhưng gần đây tôi bị ung thư phải về quê điều trị, có việc tôi vẫn trao đổi với bộ phận có liên quan. Một chiếc thang hư đang thảo luận nhưng chưa đi đến kết quả thì vướng dịch Covid-19, nên thống nhất tạm dừng hoạt động. Còn thang kia bị kẹt tôi cũng đã nghe thông báo. Chúng tôi quản lý tiền rất chặt", ông Sơn nói.
Loạt nỗi khổ chỉ những người sống ở chung cư tầng 20, 30 mới hiểu - chả phải sang chảnh như trên phim đâu Nhiều người chắc hẳn cũng tò mò không biết hội sống ở những chung cư cao chót vót có gì vui so với ở nhà mặt đất hay không. Sau này có nhiều tiền phải mua chung cư ở trên tầng cao thật cao, có thể nhìn được cả thành phố là ước mơ của vô số người. Khi đó bạn sẽ thấy...