Gửi xe mùa lễ hội – “chặt chém” là chính
Được giao quản lý trực tiếp nhưng các quận huyện chỉ dừng ở mức hô hào.
Chủ điểm trông xe ở chùa Phúc Khánh thu 20.000 đồng/lượt xe máy ngay trước mặt cảnh sát đứng giữ trật tự
Theo Quyết định số 47/2011 của UBND TP Hà Nội, giá trông giữ xe máy hiện là 2.000 đồng/ lượt. Vậy nhưng tại chùa Phúc Khánh (Đống Đa) những ngày qua, du khách phải trả 20.000 đồng/lượt xe máy (bằng với giá gửi ô tô tại 10 quận).
Riêng các loại xe ga, chủ điểm trông giữ từ chối với lý do xe to, chiếm nhiều diện tích, một số chủ điểm đỗ còn ra điều kiện nếu muốn gửi phải chấp nhận trả phí gấp đôi.
Ngoài dùng vé quay vòng (vé tự chế), tại các khu vực gần chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Chùa Hà… nhiều du khách bị các điểm đỗ xe thu với giá gấp 5 lần giá quy định. Vào các bãi gửi xe máy ở chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ chiều 20/2, PV cũng bị nhân viên ở đây thu với giá 10.000/lượt.
Tại Chùa Hà, được treo biển hiệu “Điểm trông xe Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng”, và khách được phát vé của Cục Thuế Hà Nội in giá 2.000 đồng/lượt nhưng khi lấy xe nhân viên ở đây đã thu 5.000 đồng.
Thậm chí tấm vé PV nhận được là tờ biên lai “Liên 1″ – phần vé đã sử dụng được giữa lại thanh toán cho Nhà nước nhưng nhân viên ở đây đã lấy ra ghi tiếp cho khách.
Tại Phủ Tây Hồ những ngày qua, nhiều ô tô 4 chỗ ngồi vào gửi đã bị điểm trông giữ xe ở đây thu 50.000 đồng/ lượt (dưới 120 phút). Đặc biệt, hầu hết ô tô vào đây không được phát vé.
Video đang HOT
Để tránh tình trạng loạn giá và đảm bảo trật tự đi lại tại các lễ hội mùa Xuân, hiện hầu hết các khu di tích, đền chùa đều được TP Hà Nội bố trí diện tích đỗ xe và giao cho chính quyền sở tại quản lý.
Cụ thể, Chùa Hà có điểm trông giữ xe của Đoàn Thanh niên phường Dịch Vọng, chùa Trấn Quốc có diện tích đất khuôn viên đường Thanh Niên, đền Ngọc Sơn có khuôn viên bờ dạo hồ Hoàn Kiếm, Phủ Tây Hồ có bãi đỗ ô tô, xe máy rộng hàng nghìn m2 bên cạnh… Sau khi được giao mặt bằng, chủ bãi đỗ xe hầu như không phải đầu tư gì mà chỉ việc kẻ vạch vôi, căng dây thừng và treo biển “Trông giữ xe” lên thu hút khách… Vậy nhưng hiện giá phí trông xe ở đây không chỉ cao gấp nhiều lần giá quy định của UBND TP Hà Nội, mà ô tô còn không được phát vé.
Chiều 21/2, ông Đinh Trọng Sơn, Phó chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, trong thời gian diễn ra lễ hội đầu Xuân, bãi đỗ xe tại Phủ Tây Hồ được TP giao cho quận quản lý.
Tuy nhiên khi PV đề cập các nội dung: Chủ bãi đỗ xe thu giá cao; không đưa vé (với ô tô) và số tiền thu được sử dụng ra sao?, ông Sơn đã hẹn PV hôm khác và sẽ có người trả lời cụ thể.
Còn ông Dương Cao Thanh, Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho rằng, trông giữ xe tại Chùa Hà được giao cho chính quyền phường Dịch Vọng chịu trách nhiệm.
Theo ông Thanh, sau khi cho lực lượng kiểm tra sự việc trên, nếu báo phản ánh là đúng quận sẽ chấn chỉnh và xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức vi phạm.
Theo xahoi
Vượt ải "chặt chém" mới được viếng Bà
Để đặt chân vào chánh điện viếng chùa Bà Thiên Hậu, khách thập phương phải vượt qua hàng loạt "ải chặt chém".
Từ đây đến rằm tháng Giêng mỗi ngày có hàng chục ngàn khách thập phương đổ về chùa Bà Thiên Hậu (gọi tắt là chùa Bà, ở TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Để đặt chân vào chánh điện viếng Bà, khách thập phương phải vượt qua hàng loạt "ải chặt chém". Chị Nguyễn Thị Hoàng, sống ở Thủ Đức, TP.HCM cho biết từ sáng nay (22/2, tức 13 tháng Giêng âm lịch) chị đón xe buýt từ Khu du lịch Suối Tiên đến ngả tư Chợ Đình (TP. Thủ Dầu Một). Tại đây chị đón taxi đến chùa Bà. Đoạn đường chỉ khoảng 2km nhưng tài xế taxi đi lòng vòng rồi "chém" tới 300 ngàn đồng.
Chưa hết, khi xe taxi vừa đến cổng chùa, một đội quân bán nhang đèn, hoa lá đã vây quanh, chặn cửa xuống. Chị Hoàng phải bỏ 50 ngàn đồng mua một bó nhang mới được đội quân này "tha mạng". Để vào tới sân chùa, chị Hoàng đối mặt với lời năn nỉ ỉ ôi của hàng chục người bán vé số đứng ngồi xếp lớp trước cổng. Trong sân chùa, gần chục người cầm chim phóng sinh vây lấy chị ép mua...
Trong khi đó, anh Tân, ngụ TP. Biên Hòa, Đồng Nai cho biết anh bị một hộ giữ xe gắn máy gần chùa Bà hét đến 30 ngàn đồng/ xe. Anh Minh, một người dân ở Long An phản ánh với Công an TP. Thủ Dầu Một rằng anh đã bị hai đối tượng bán nhang đèn áp sát móc ví. Khi vào quán bún chay mua ăn thì anh phát hiện trong tô bún mình đang ăn có tới 2 con sâu!
Taxi vừa đến cổng chùa, một đội quân bán nhang đèn, hoa lá đã bao vây taxi, chặn cửa xuống.
Thượng tá Nguyễn Quốc Tuấn, Phó trưởng Công an TP. Thủ Dầu Một, cho biết trong hai ngày 14 - 15 âm lịch tới (ngày lễ hội chính), lượng khách đổ về chùa Bà sẽ tăng đột biến, ước tính sẽ đông hơn mọi năm vì rơi vào thứ 7, chủ nhật. Hiện công an thành phố Thủ Dầu Một đã tung hết lực lượng cảnh sát hình sự, cảnh kinh tế phối hợp với lực lượng chức năng khác để bảo vệ khách hành hương. "Tất cả các điểm kinh doanh, buôn bán, giữ xe quanh chùa Bà đều được cấp phép và niêm yết giá. Riêng đối với xe máy từ 13 đến 15 âm lịch giá giữ xe là 5.000/chiếc. Nếu người dân bị thu quá giá hoặc bị trộm cắp hãy thông báo cho lực lượng chức năng túc trực ở hiện trường", ông Tuấn cho biết.
Chùm ảnh khách thập phương viếng chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương), một trong những ngôi chùa đông khách hành hương nhất nước dịp rằm tháng Giêng:
Hàng chục người bán vé số đứng ngồi xếp lớp trước cổng chùa.
Những người bán chim phóng sinh gây hỗn loạn trong sân chùa.
Dù giá giữ xe gắn máy cao nhất chỉ 5 ngàn đồng nhưng nhiều chỗ quanh chùa chèo kéo khách rồi thu tới 30 ngàn đồng/xe.
Nhang đèn, áo mũ mua với số lượng lớn và đốt một cách lãng phí.
Xin lộc chùa của Bà.
Đông nghịt người ở trước chánh điện chùa Bà.
Theo 24h
Khóc dở vì gửi xe ngày Tết Do vẫn đang trong thời gian nghỉ Tết nên lượng người đổ đến các điểm vui chơi công cộng và vãn cảnh chùa khá đông. Do đó, không ít điểm trông giữ xe tự phát đã "mọc" lên đua nhau "chặt chém" khách... Nhiều du khách phải chấp nhận trả tiền trông giữ xe cao gấp nhiều lần so với ngày thường chỉ...