Gửi tin nhắn SMS để khai thác thông tin công dân như thế nào?
Công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin.
Bộ Công an vừa công bố dự thảo lần 2 Thông tư quy định dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy ý kiến góp ý rộng rãi.
“Công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình bằng văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thông qua dịch vụ nhắn tin, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an”- dự thảo nêu rõ.
Công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để khai thác thông tin của mình (Ảnh minh họa: Bộ Công an).
Trình tự cung cấp thông qua dịch vụ tin nhắn như sau:
Thứ nhất, người dân sử dụng số điện thoại đã được Bộ Thông tin và Truyền thông xác thực, soạn và gửi tin nhắn SMS theo cú pháp được hướng dẫn của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06- Bộ Công an) về Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thứ hai, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành kiểm tra số điện thoại của người dân và trả kết quả qua tin nhắn điện tử. Nếu số điện thoại đúng, đã được đăng ký tại Bộ Thông tin và Truyền thông, hệ thống sẽ gửi trả thông tin công dân.
Video đang HOT
Nếu số điện thoại không đúng, không đăng ký tại Bộ Thông tin và Truyền thông, hệ thống sẽ thông báo số điện thoại hoặc công dân không tồn tại.
Thứ ba, trình tự cung cấp các dịch vụ cung cấp thông tin công dân qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính công mức độ 4:
- Người dân đăng nhập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Cổng dịch vụ công) qua tài khoản đã được xác thực của Cổng dịch vụ công.
- Hệ thống các Cổng dịch vụ công kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để gửi các yêu cầu cung cấp thông tin công dân.
- Người dân sử dụng chức năng cung cấp thông tin công dân đã được kết nối đến hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật lại thông tin của chính mình được lưu trong Cổng dịch vụ công, sau đó thực hiện các thủ tục hành chính công mức độ 4 theo quy định.
Không để xảy ra lộ, lọt thông tin
Bộ Công an quy định, đơn vị sử dụng dịch vụ của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm tra cứu thông tin công dân, nhận kết quả thông tin công dân để giải quyết các nghiệp vụ đã đăng ký. Tổ chức quản lý bảo mật tài khoản để thực hiện kết nối, chia sẻ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống của đơn vị.
Tuân thủ đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước; chịu trách nhiệm bảo mật thông tin công dân được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không để xảy ra lộ, lọt thông tin, sử dụng thông tin không đúng mục đích, đúng quy định.
“Việc khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước để phục vụ yêu cầu trực tiếp của lãnh đạo Đảng và Nhà nước thì không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính”- dự thảo thông tư nêu.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng các dịch vụ từ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không thuộc các trường hợp trên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Hàng năm, Bộ Công an điều chỉnh, cập nhật danh mục các dịch vụ được khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cần công bố (nếu có) để trình Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt và thực hiện công bố trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công của Bộ Công an.
Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công văn số 516/TTg-KSTT về việc thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành.
Cán bộ Bảo hiểm Xã hội giám sát chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Để tiếp tục thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong công văn trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả việc cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ động thống kê, cập nhật cập nhật đầy đủ, chính xác các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan vào phần mềm thống kê, rà soát các quy định tại địa chỉ https://nq68.baocaochinhphu.gov.vn, bảo đảm tiến độ được giao.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và tổ chức tham vấn các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp để hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu của Nghị quyết số 68/NQ-CP (đợt 1 trước ngày 30/5 và đợt 2 trước ngày 30/9). Yêu cầu đặt ra cần phải lượng hóa được lợi ích, chi phí mang lại đối với từng phương án do bộ, cơ quan đề xuất.
Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa sau khi được Thủ tướng Chính phủ thông qua
Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo đúng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp nêu tại Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Về công tác xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục mở rộng việc sử dụng văn bản điện tử (trừ văn bản mật), chữ ký số, xử lý công việc trên môi trường điện tử, bảo đảm đồng bộ trong triển khai, thực hiện ở cả 4 cấp chính quyền, không gửi kèm bản giấy, thực hiện lưu trữ điện tử và hoàn thành các chỉ tiêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ năm 2021.
Các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc xây dựng các chế độ báo cáo điện tử của bộ, ngành, địa phương theo yêu cầu tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ để tích hợp với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương rà soát, chuẩn hóa dữ liệu tại các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cũng như các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của bộ, ngành, địa phương để tích hợp với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm hiển thị theo thời gian thực.
Đồng thời, thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi, cắt giảm chi phí trước khi xây dựng, hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại bộ, ngành, địa phương để tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Sinh viên cả nước sẽ đóng học phí qua Cổng Dịch vụ công quốc gia Ngành giáo dục sẽ thực hiện thí điểm thanh toán học phí trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia với 10 trường đại học, cao đẳng trong quý II/2021 và thực hiện trên toàn quốc từ quý III/2021. (Ảnh minh họa: Minh Sơn/Vietnamplus) Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn vừa giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực...