Gửi nhầm video nhạy cảm vào nhóm chat của phụ huynh, cô giáo bị đuổi việc
Trường mầm non của Trung Quốc đuổi việc một nữ giáo viên sau khi cô này đăng video có nội dung nhạy cảm vào nhóm chat của phụ huynh học sinh.
Vụ việc xảy ra hôm 6/9.
Nữ giáo viên giảng dạy tại trường mầm non ở Tự Cống, Tứ Xuyên cho biết cô ấn nhầm vào đường link một người khác gửi tới, sau đó vô tình tải video về di động.
Cô này khẳng định định gửi video trẻ ăn trái cây cho phụ huynh nhưng không may tải nhầm lên nhóm chat video kia.
Nhiều phụ huynh sau đó thông báo lại vụ việc với nhà trường.
Video đang HOT
Trường mầm non sa thải nữ giáo viên sau vụ việc. (Ảnh: Sohu)
Một số khẳng định video chứa nội dung “nhạy cảm, không đứng đắn” và cô giáo này không thích hợp để tiếp tục giảng dạy cho con em mình.
Vụ việc sau khi được chia sẻ gây xôn xao trên mạng Trung Quốc.
Một số ít bảo vệ cô giáo trên, nói rằng giáo viên cũng có đời sống cá nhân và cô giáo ở Tứ Xuyên chỉ vô tình gửi đoạn clip đó chứ không hề có chủ đích.
Nhưng hầu hết các ý kiến đều cho rằng bất kể giáo viên ở cấp độ nào cũng phải chỉn chu trong từng hành động để làm gương cho trẻ. Chưa kể cô giáo này còn đang uốn nắn những đứa trẻ là “mầm non” của đất nước.
Trước làn sóng chỉ trích dữ dội từ dư luận, trường mầm non cho biết họ đã sa thải cô giáo này. Tuy nhiên, ngôi trường này từ chối bình luận về hành động của cô giáo trong vụ việc.
Chơi 'Thử thách ngạt thở' trên TikTok, bé trai Mỹ 12 tuổi tử vong
Nhiều tờ báo Mỹ ngày 23-7 đồng loạt đưa tin cảnh báo sự việc đau lòng về bé trai 12 tuổi ở bang Oklahoma qua đời sau khi tham gia phong trào "Thử thách ngạt thở" trên mạng xã hội TikTok.
Truyền thông Mỹ cảnh báo các phụ huynh trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách, phong tỏa phòng COVID-19 cần đặc biệt lưu ý tới các hoạt động trên mạng xã hội của con cái để kịp thời ngăn chặn những hệ lụy nguy hiểm, không mong muốn - Ảnh (minh họa): IN THE KNOW
Báo USA Today dẫn thông tin từ đài truyền hình địa phương KWTV-DT cho biết tuần này cảnh sát phát hiện bé trai nằm bất tỉnh ở lối đi giữa hai tòa nhà tại thành phố Bethany, bang Oklahoma. Trên cổ em vẫn còn dấu vết của dây thắt.
Sau khi phát hiện, em được đưa ngay tới Bệnh viện nhi của ĐH Oklahoma, song em đã tử vong ngày hôm sau.
Người thân nói với các nhà điều tra họ tin em chết vì tham gia "thử thách ngạt thở" (blackout challenge) trên mạng xã hội TikTok.
Theo Hãng tin AFP, Blackout Challenge (Thử thách ngạt thở) là phong trào lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội từ năm 2020, đặc biệt nở rộ trên TikTok. Trò này yêu cầu người chơi thực hiện một số hành động gây ngạt để rơi vào trạng thái ngất xỉu tạm thời và sau đó tỉnh lại khoe cảm giác vui vẻ.
Sau ca tử vong, các cơ quan chức năng Mỹ cảnh báo phụ huynh về những xu hướng (trend) nguy hiểm trên mạng xã hội, kêu gọi họ nên để mắt tới con cái khi chúng tiếp cận với các phong trào không lành mạnh trên mạng.
Đài KWTV-DT nhấn mạnh: "Giờ là lúc hơn bao giờ hết, do phong tỏa, trẻ cảm thấy buồn chán và muốn tìm trò vui khuây khỏa. Mạng xã hội là một phần có ảnh hưởng lớn tới đời sống của trẻ và cần được cha mẹ giám sát nghiêm ngặt".
Tại Mỹ, trong năm nay đã có một số vụ tử vong thương tâm ở trẻ em có liên quan tới phong trào giải trí nguy hiểm này. Tháng 6, em LaTerius "TJ" Smith Jr. 9 tuổi ở bang Tennessee được phát hiện qua đời trong tủ đồ của gia đình.
Tháng 3, người nhà tìm thấy em Joshua Haileyesus 12 tuổi ở bang Colorado chết ngạt trên sàn nhà tắm.
Báo cáo của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ nhận thấy trước khi thử thách ngạt thở này trở thành trend trên mạng xã hội, tại Mỹ có trò chơi tương tự là "choking game". Theo CDC Mỹ, từ năm 1995 - 2007 đã có 82 trường hợp chết vì trò chơi nguy hiểm đó.
Một biến thể khác của trò "Black out Challenge" là "Pass Out Challenge", trong đó khuyến khích người chơi lắc đầu liên tục cho tới lúc chóng mặt, ngất xỉu và có thể tử vong hoặc tổn thương não nghiêm trọng do thiếu oxy lên não.
Không chỉ ở Mỹ, cảnh báo về "Thử thách ngạt thở" cũng được báo động tại một số nước khác. Đầu năm nay, theo Hãng tin ANSA của Ý, một bé gái 10 tuổi ở Palermo đã chết sau khi tham gia trò chơi này trên mạng xã hội TikTok bằng cách dùng thắt lưng tự siết cổ.
Chạy đua doanh số, nhiều gia sư trực tuyến lừa dối phụ huynh Nhiều gia sư trực tuyến ở Trung Quốc thừa nhận căng thẳng vì phải chạy đua doanh số. Để bán được khóa học, họ đã lừa dối phụ huynh theo kịch bản có sẵn. Theo The Paper , thực tế đang tồn tại sự hỗn loạn trong thị trường gia sư trực tuyến tại Trung Quốc. Là một mắt xích quan trọng trong...