Gửi người chồng vô tâm: Ngay cả khi em đã buông tay, anh vẫn chưa hề hay biết…
Ngay cả giờ phút này, khi em đã quyết định buông tay anh, anh cũng chẳng hề hay biết. Vì em đã quá mỏi mệt với những cô đơn buồn tủi. Cuộc đời đàn bà của em đã quá héo mòn đến mức chẳng còn chịu nổi nữa.
Khi em viết những dòng này, chắc anh vẫn đang mải mê những cuộc vui không dứt. Hôm nay là kỷ niệm 7 năm ngày cưới của em và anh, là lần thứ 4 em đợi mải miết chẳng thấy anh về. Rồi em lại thu dọn đồ đã làm như chưa có chuyện gì xảy ra. Anh về khi trời đã tờ mờ sáng, vẫn chẳng để ý trong tủ là bao món em đã chuẩn bị, là chiếc bánh kem em đã học làm từ lâu. Anh cũng chẳng màng em đã trải qua một đêm chẳng chợp mắt nổi. Vừa đặt lưng xuống giường là như hai kẻ xa lạ nằm bên nhau. Em và anh đã như thế hơn 5 năm nay, liệu anh có nhận ra?
Em luôn biết anh có những ước mơ và đam mê rất lớn. Em bằng lòng đứng sau những điều đó và chấp nhận nó ngay từ khi đồng ý làm vợ của anh. Vì em tôn trọng anh và em đã tin mình có thể là hậu phương vững chắc để anh thực hiện điều mình mong muốn. Mọi người vợ trên thế gian này đều có thể làm điều đó vì chồng. Nhưng với một điều kiện đơn giản lắm anh à, rằng em cũng cần được yêu thương. Chẳng phải vợ là để yêu thương sao anh? Không phải chỉ để đợi chờ, để lên giường, để chăm lo mải miết không biết mệt nghỉ cho gia đình.
Ảnh: Internet
Anh biết không, đàn bà vốn rất đơn giản. Anh cho họ một yêu thương, họ có thể trả lại anh trăm ngàn những thiết tha ấm áp khác. Em đã luôn nghĩ, chẳng có sự bận rộn nào có thể vượt qua cả yêu thương và quan tâm mà ta muốn dành cho người mình trân trọng. Nhưng có lẽ điều này đã không đúng với anh. Anh bận rộn đến mức một tin nhắn, một lời hỏi thăm chỉ mất vài giây cũng tiếc rẻ với em. Anh bận đến mức quên rằng mình cũng có một người vợ đang đợi chờ yêu thương ở nhà. Vậy sao anh vẫn luôn nhớ những cuộc rượu chè, dâm bận tiệc tùng không dứt? Anh à, em đã đứng đây đợi anh quay lại quá lâu rồi. Lâu đến mức đã không đếm xuể nổi bao ngày anh không tồn tại trong cuộc sống của mẹ con em.
Anh vô tâm đến mức không hề biết em đã từng có ý nghĩ sẽ ngoại tình nữa mà. Đó là người đàn ông luôn lặng lẽ bên em những ngày anh không về. Là người đàn ông sẵn sàng nghe em nói khi anh vẫn đang một chén hai ly với bạn bè thâu đêm. Là người đàn ông chỉ cần một tiếng em nhờ vả là đã có thể chạy ngay đến bên em. Em không phải đợi, chẳng phải chờ, cũng thôi mong ngóng. Đã có lúc em đã muốn buông tay anh, chỉ là anh chẳng hề hay biết.
Khi ấy, em đã mong mỏi đến xót xa rằng chỉ cần một cái níu tay của anh thôi, em sẵn sàng quay về thú tội. Chỉ cần anh một lần nhìn về phía em cũng đã đủ kéo em ra khỏi sai trái đó. Nhưng ngay cả một cái nhìn anh cũng không dành cho em. Em bảo có anh bạn đến đón đi cà phê, anh vẫn không ngẩng đầu khỏi màn hình laptop. Em đứng một hồi lâu thật xinh đẹp trước mặt anh, anh cũng chẳng màng, chỉ bảo em đi chơi với bạn đi. Em đi thật, vì giận, vì không cầm lòng được buồn tủi. Đó là lần đầu tiên trong đời em muốn ly hôn, với người em tin sẽ ở bên đến cuối đời.
Ảnh: Internet
Nhưng đàn bà vẫn luôn nghĩ cho gia đình, ngay cả khi lòng đã đầy những vết thương đau lòng. Em không muốn con mình thiếu vắng ba, dù người cha ấy đến cả việc con học lớp mấy rồi cũng có khi nhầm lẫn. Em vẫn nuôi hy vọng có thể cho con một gia đình đầy đủ cả cha lẫn em. Em đã từng nghĩ em sẽ yêu con luôn cả phần của anh, dù mỗi ngày anh vẫn quay về nhà. Em đã nghĩ những đắm say ngoài kia chỉ là dại dột. Và cũng có thể vì em yêu anh hơn hết thảy những vụng dại ấy. Em cũng đã từng nghĩ, phải chi em có thể hư hỏng một lần để anh có thể níu em ở lại. Nhưng dần rồi em lại nhận ra, chẳng điều gì có thể khiến anh thôi vô tâm với em nữa. Em vẫn đứng sau hằng dài những thứ anh quan tâm như thế.
Video đang HOT
Ngay cả giờ phút này, khi em đã quyết định buông tay anh, anh cũng chẳng hề hay biết. Vì em đã quá mỏi mệt với những cô đơn buồn tủi. Cuộc đời đàn bà của em đã quá héo mòn đến mức chẳng còn chịu nổi nữa. Em đã chấp nhận buông tay, cũng thôi hy vọng anh có thể quay lại. Vì với em bây giờ, mọi điều đều đã trở nên vô nghĩa. Người đàn bà đã từng yêu thương và hy sinh đến quên mình, cũng có lúc trở nên hờ hững với hết thảy như thế. Tất cả cũng vì đàn ông, vì sự vô tâm đến tàn nhẫn của đàn ông…
Tạm biệt anh, người chồng vô tâm!
Theo Phununews
'Hôm nay em cần bao nhiêu thời gian cho Hygge của chúng ta?'
Nếu không gặp anh, một chàng trai đến từ Đan Mạch thì tôi chẳng bao giờ có thể tìm được câu trả lời...
Đan Mạch được biết đến là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Có lẽ nhiều người vẫn tự hỏi tại sao và người Đan Mạch có bí quyết gì? Nếu không gặp anh, một chàng trai đến từ Đan Mạch thì tôi chẳng bao giờ có thể tìm được câu trả lời. Và tình yêu của anh, cho đến ngày hôm nay khi chúng tôi đã trải qua 5 lần kỷ niệm ngày cưới vẫn làm trái tim tôi đập rộn ràng như những ngày đầu tiên.
Tháng 12 ở Việt Nam thường rất lạnh, trời giá rét... Nhưng bàn tay anh luôn thường trực sưởi ấm tôi. Anh bảo ở Đan Mạch thời tiết còn khắc nghiệt hơn rất nhiều, mùa đông rét mướt, nhưng mặt trời lại chiếu rất vội. Vì vậy, chúng tôi vẫn chọn cưới vào tháng 12, không giá lạnh nào bằng con người sống mà không có tình yêu.
Tôi còn nhớ, trong lễ cưới, tôi hỏi anh:
- Tại sao em luôn có cảm giác an toàn khi ở bên anh? Hãy luôn bên cạnh em như vậy nhé.
- Tất nhiên, anh sẽ cố gắng cùng em đi những chặng đường hạnh phúc.
Tình yêu.
Thế rồi, cuộc sống mới bắt đầu. Anh đã dần bật mí cho tôi cách người Đan Mạch sống sao cho thật hạnh phúc và vui vẻ. Tất cả hội tụ ở phong cách sống có tên "Hyggen". Đó là một phần văn hoá không thể thiếu trong đời sống tại Đan Mạch, thẩm thấu vào máu mỗi người dân ngay từ bé và ở bất cứ nơi đâu.
Với anh, ngôi nhà là nơi an toàn nhất và ấm áp nhất đối với mỗi con người. Từ trong suy nghĩ, người dân Đan Mạch đã tưởng tượng đó là nơi mà mọi người cảm thấy dễ chịu và luôn nắm chặt tay nhau. Hay đó có thể là một căn phòng, nơi có "Hygge" và khi bước vào đó họ chấp nhận rũ bỏ những bực bội, phiền muộn của đời sống đằng sau cánh cửa.
Ban đầu, tôi còn chưa tin vào những điều anh nói. Nhưng qua thời gian, anh đã giúp tôi ngẫm ra nhiều điều, tôi đã biết chịu đựng, biết bỏ qua và điều chỉnh cảm xúc. Tất cả những điều đó chính là sống cho bản thân mình. Mỗi khi về đến nhà, chúng tôi dành tất cả thời gian cho nhau, không còn công việc, không phàn nàn, không nghĩ đến những mối quan hệ khác. Ngày nào anh cũng hỏi tôi một câu "Hôm nay em cần bao nhiêu thời gian cho Hygge của chúng ta". Và đó là cách để vợ chồng cùng nhau xây dựng hạnh phúc.
Tình yêu.
Trong các bữa ăn của chúng tôi đều có đôi bàn tay của cả vợ và chồng. Anh luôn cố gắng giúp tôi không cảm thấy một mình và cô độc. Cho dù không biết nấu nướng anh cũng phụ giúp tôi. Và rồi chúng tôi cùng nhau thưởng thức các món ăn ngon, các thức uống tuyệt hảo và nói về những điều đẹp đẽ từng trải qua trong đời.
Có lẽ, đây là điều không được phổ biến ở Việt Nam.
Nhưng không phải là điều không thể và lại càng nên được phổ biến, nhân rộng. Với những người chưa quen, chúng ta cần học các nguyên tắc "Hygge" như một bản thoả hiệp tạo ra "vùng an toàn" trong đời sống cho đến khi trở thành thói quen.
Nếu bạn thực sự muốn trải nghiệm và thay đổi thì hãy thử những nguyên tắc cơ bản sau của Hygge:
- Tắt điện thoại và các thiết bị điện tử hoặc để chế độ yên lặng, xa tầm tay khi về nhà.
- Buông bỏ mọi ưu phiền, giản đơn hóa mọi khó khăn và trở ngại. Chúng ta có thể nói về nó một lúc khác, gia đình chỉ dành cho việc thư giãn, gắn kết yêu thương với bạn bè, với người thân và với đồng nghiệp.
- Đốt nến lên nếu chúng ta đang ở trong căn phòng tối.
- Hãy trò chuyện về những điều tươi đẹp trong quá khứ và những dự định tốt của tương lai hay về tình yêu dành cho nhau.
- Kể những câu chuyện vui và chơi trò chơi tập thể.
- Chia sẻ và thưởng thức ăn, thức uống, thậm chí những bài nhạc hay cùng nhau.
Tôi đã ngạc nhiên hơn nữa khi "Hygge" được phát triển triệt để ở trường học, nơi công cộng và công sở ở Đan Mạch. Trẻ con sẽ có ngày "thứ Sáu đồ chơi" (Friday toys), các con được mang món đồ chơi mình thích nhất đến trường để chơi hoặc chia sẻ cùng bạn thân. Ngoài ra, các con sẽ kể chuyện về gia đình cho thầy cô, bạn bè, những kỉ niệm vui, những điều đáng nhớ nhất.
Còn Hygge tại nơi làm việc chính là "Friday breakfast" mỗi tuần và "Friday bar" mỗi tháng. Vào những ngày này, đồng nghiệp trong nơi làm việc sẽ tự chuẩn bị bữa sáng, hoặc mang đồ ăn đến nơi làm việc cùng chung vui với mọi người. Đây là một nét văn hóa độc đáo và mọi người sẽ luân phiên nhau để tăng tính đoàn kết và chia sẻ.
"Friday bar" là thứ Sáu đầu mỗi tháng, mọi người sẽ có tiệc đêm hay đốt lửa trại để vui chơi cùng nhau. Chính vì thế mà cuộc sống của người dân Đan Mạch luôn có những giờ phút thư giãn và cân bằng cuộc sống. Dù có bận rộn tới mấy thì họ vẫn cố gắng dành thời gian bên nhau.
Có lẽ, đó là khác biệt lớn nhất trong cuộc sống giữa quê hương anh Đan Mạch và Việt Nam. Anh luôn hỏi tôi rằng, tại sao mọi người lại dành thời gian quá nhiều cho smartphone đến vậy, rồi các thiết bị điện tử khác. Kể cả khi lâu ngày mới gặp, chúng ta vẫn không quên mở smartphone.
Thế nhưng, tội nghiệp nhất có lẽ là trẻ con, những đứa bé ngây thơ cần những thời gian để vận động, giao tiếp lại cũng vô tình sống trong thế giới ảo. Cuộc sống bộn bề đã cuốn đi những giây phút bên gia đình, hàn gắn yêu thương, những buổi nấu cơm cùng gia đình, buổi giã ngoại...
Nên chăng Việt Nam chúng ta cũng hãy có "Hygge" cho riêng mình để cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc hơn.
Tôi, anh, và sau này sẽ là các con, những thế hệ mai sau đang xây dựng "Hygge" hạnh phúc. Nếp sống không quá khó hay cầu kỳ nhưng quan trọng là chúng ta đồng lòng và quyết tâm.
Theo Phununews
Cái gì đã đổ vỡ, nhặt lên làm gì, xước lòng em mà tim người cũng có đau đâu... Đừng nhặt lên nữa, xước lòng mình mà tim người cũng đâu có đau? Nếu họ đã muốn ra đi thì dù ta có đặt cược bao nhiêu thứ cũng mãi không có giá trị. Một khi đã đổ vỡ như thế thì chỉ có thể làm lại... Những gì khiến người ta đau lòng luôn dễ hằn những vết thương tưởng chừng...