Gửi mối tình đầu
Nhỏ đang sống lại những ngày đầu lúc mới yêu… (Ảnh minh họa)
Nhỏ tự hỏi mình – có phải nhỏ đang sống trong ảo tưởng? Nhỏ không phải là đứa con gái xinh đẹp nhưng cũng dễ nhìn, không thông minh nhưng cũng không đến nỗi ngốc. Nói chung mọi thứ ở nhỏ cũng bình thường như ở bao đứa con gái khác, nhưng khổ nỗi trời sinh nhỏ ra mang một trái tim nhạy cảm và tâm hồn lãng mạn…
Nhiều lúc nhỏ đã khổ sở với cái phần “hồn” còn lại của mình, nhiều lúc lí trí của nhỏ không thể nào thắng được cái tình cảm đang ngùn ngụt cháy trong người. 22 tuổi, không phải lần đầu tiên biết yêu, nhưng đến tận giây phút này nhỏ vẫn chưa hiểu hết thế nào là tình yêu và đâu là một tình yêu đích thực. Nhỏ đang viết tiếp câu chuyện tình dang dở của mình bảy năm về trước. Trời ơi, nếu như nhỏ biết viết truyện ngắn có lẽ nhỏ sẽ viết về chuyện tình của mình. Ừ nhỉ! Sao chuyện tình của nhỏ giống như trong phim Hàn Quốc vậy. Nhỏ đang sống lại những ngày đầu lúc mới yêu. “Lúc mới yêu thật vui biết bao nhiêu”. Ngày xưa…
Video đang HOT
Nhỏ là một cô bé học sinh trung học, ngây thơ, vô tư lự, chưa biết đến chuyện yêu đương nam nữ, trái tim nhỏ yêu đời lúc nào cũng lộng gió. Rồi anh vô tình đi ngang qua cuộc đời của nhỏ, vô tình anh trở thành một mối tình đầu không nguôi. Ngày đó trái tim nhỏ bắt đầu rung những nhịp đầu tiên. Trái tim đập loạn xạ khi một chiều tối anh đòi chở nhỏ trên chiếc xe đạp, nhỏ đã từ chối lời yêu cầu đó. Từ nhỏ cho đến thời điểm đó nhỏ có bao giờ ngồi sau lưng cho một người con trai nào chở đâu. Nhỏ đỏ mặt. Anh đáp lại lời nhỏ bằng một cái nhìn ngạc nhiên với một nụ cười. Anh làm nhỏ bối rối. Rồi cái bối rối mỗi ngày một tăng dần khi mỗi chiều đi học về nhỏ không thấy anh ở phòng trọ (anh và nhỏ ở trọ gần nhau mà). Không biết từ lúc nào, không gặp anh nhỏ cảm thấy nhớ, như thiếu một thứ gì đó, anh cũng vậy.
Tình yêu của nhỏ và anh lớn dần qua những lần cả hai cùng đạp xe vòng quanh những con đường rợp bóng cây, những buổi tối dưới quán nước ven đường, những chiều anh và nhỏ cùng đá cầu trong nhà thờ và rồi cùng trò chuyện. Anh kể cho nhỏ nghe đủ thứ chuyện. Nhỏ ngồi say mê. Anh kể về anh và quê anh. Anh đến từ một tỉnh khác với tỉnh nhỏ đang ở. Nhà anh ở thị xã, thời cấp ba của anh gắn liền với những chuyến vui chơi ở bãi biển với bạn bè. Nhỏ ngồi nghe, nhớ tất cả những thứ thuộc về anh, đến nỗi mấy năm sau này nhỏ vẫn còn nhớ, có tin được không? Đây có phải là sức mạnh của tình yêu hông ta? Giá như học bài cũng mau thuộc như vậy nhỉ!
Tình yêu của nhỏ và anh lớn dần qua những lần cả hai cùng đạp xe vòng quanh những con đường rợp bóng cây… (Ảnh minh họa)
Nhỏ mường tượng về những gì anh nói, hai tỉnh có cách nhau bao xa đâu mà lúc đó nhỏ thấy như xa vời vợi. Có lúc nhỏ ước ao được một lần đến đó, đến quê của anh, và cùng anh đi dạo dưới bãi biển… Nghĩ đến việc anh chỉ lưu lại một tháng trên mảnh đất nhỏ đang ở là nhỏ thoáng buồn. Anh tặng nhỏ cái mốc khóa anh nói đó là thứ mà anh thích nhất (không biết thiệt hông nữa), chắc anh cũng không ngờ nhỏ ngốc nghếch của anh đã giữ nó cẩn thận đến mức bây giờ nó đã trở thành đồ cổ vô giá. Anh trao nó cho nhỏ, cùng nhỏ hứa hẹn đủ thứ và vẽ ra viễn cảnh của tương lai. Nè nhé, khi nhỏ lên học đại học, nhỏ và anh sẽ được gặp nhau thường xuyên. Vì anh yêu nhỏ nhiều nhiều lắm mà. Đúng là suy nghĩ ngây thơ của tuổi mới lớn. Nhỏ ơi đời đâu có như là mơ nên sau đó nhỏ và anh đã lạc mất nhau trong biển đời đó nhỏ thấy không?
Bẵng đi bốn năm, những tưởng mọi thứ đã trở thành dĩ vãng. Một ngày kia trên đường đi học về nhỏ nghe ai đó gọi tên mình, sao giọng nghe lạ thế này. Ai nhỉ? Nhỏ quay lại nhìn, và trời ơi quá khứ sống lại, bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu tình cảm thay nhau tràn về như thác đổ, nhỏ ngỡ ngàng. Anh đây mà. Tình yêu của nhỏ đây. Nhỏ đâu có nằm mơ. Một lần nữa anh vội đến rồi anh lại vội đi, băng ngang cuộc đời nhỏ làm tim nhỏ tê tái. Sao anh chỉ nhìn nhỏ, chỉ hỏi thăm nhỏ vài câu rồi anh lại đi, nhỏ chưa kịp xin cả số điện thoại của anh. Anh vụt đi có phải vì người con gái anh đang chở sau lưng hay là vì bó hoa nhỏ đang cầm trên tay trong ngày lễ tình nhân? Nhỏ gặp lại anh vài lần sau đó, nhỏ biết tình cảm nhỏ dành cho anh vẫn nguyên vẹn như ngày nào, nhưng bên đời nhỏ lại có một người hết lòng yêu thương, nhỏ nợ người ta quá nhiều, nhỏ không thể đến với anh được. Trái tim nhỏ đâu thể nào xẻ làm đôi. Nhỏ khóc, nhưng khóc có giải quyết được gì nhỏ ơi. Nhỏ quyết định không liên lạc với anh nữa.
Vài năm lại trôi qua, lúc này nhỏ đang tự do tung tăng bay nhảy bên một góc trời, nhỏ lại gặp lại anh. Anh lại làm trái tim nhỏ hát lời tình yêu và… “con tim đã vui trở lại”. Nhưng anh ơi, cuộc đời đã “tôi luyện” nhỏ thành một con người khác rồi, nhỏ không còn là nhỏ của ngày xưa nữa. Nhỏ biết anh cũng vậy. Anh ơi, hãy nói cho nhỏ biết những lời thật lòng đi, đừng bao giờ “xát muối” vào trái tim của nhỏ nhé! Trái tim nhỏ mong manh dễ vỡ lắm đó anh? Ngày xưa vì gia đình, vì không gian, thời gian cách trở nên anh và nhỏ không đến được với nhau. Còn ngày nay, những thứ đó đã không còn nữa nhưng liệu anh và nhỏ sẽ đi đến đâu? Ở đâu đó lúc này anh có thổn thức những điều như nhỏ không hay anh bây giờ chỉ là một cơn gió hững hờ dạo chơi bên đời nhỏ?
cattyhugo@gmail.com (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Khóc, cười vì ngành... "hot"
Chọn nghề "hot", nghề thời thượng... đang trở thành "căn bệnh" của nhiều học sinh trung học trước ngưỡng cửa đại học. Do không được định hướng kỹ, nhiều bạn không hiểu gì về ngành mình đã chọn và rơi vào tình thế dở khóc dở cười khi ra trường.
Nguyễn Ngọc Thảo, nhớ lại hồi làm hồ sơ thi đại học (ĐH), thấy bạn bè kháo nhau ngành Kinh doanh Quốc tế đang "hot", vậy là lao vào khoa Kinh doanh Quốc tế của ĐH Tài chính - Marketing, chỉ vì "mình thấy các bạn bảo ngành này đang là sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ, môi trường làm việc năng động và cá tính".
Ảo tưởng nghề
Cũng giống như Thảo, nghe ti vi, báo đài thấy ngành PR đang là một xu hướng lựa chọn mới của những người trẻ muốn thả sức sáng tạo, Quỳnh Anh gấp gáp đăng ký vào Khoa báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM dù cô chẳng hiểu thực sự PR là cái gì và cô có khả năng theo đuổi ngành học đó hay không? Lúc ra trường sẽ làm gì?
May mắn đến với Thảo khi đỗ vào ngành mình đăng ký, thế nhưng niềm vui đỗ đạt nhanh chóng vụt tắt bởi ngành nghề mà Thảo đeo đuổi chẳng thích hợp với tố chất chút nào. Những ngày lên lớp dần trở thành trách nhiệm. Thảo chán học, than thở với bạn bè thì nhận được những câu nói: "Ai vào ĐH mà chẳng kêu chán, cố lấy tấm bằng ra trường, cũng có mấy ai làm đúng ngành nghề đào tạo đâu".
Cũng chẳng khác gì Thảo, chán chường vì nghề PR hóa ra khó khăn và nhiều thử thách ngoài suy nghĩ ban đầu, vậy là Quỳnh Anh đi học lớp văn bằng 2 của ĐH Kinh tế TP HCM để chuyển nghề.
Trong giới trẻ đang hình thành trào lưu chọn nghề "hot" và chạy theo ảo tưởng nghề. Họ chọn nghề theo đam mê nhất thời và bằng sự hiểu biết mù mờ về nghề để lúc cầm bằng ra trường mới "dở khóc, dở cười" đi xin việc, hoặc mau chóng chán nản, bỏ nghề.
Cần định hướng nghề rõ ràng
"Tiêu chí để đánh giá nghề "hot" là cơ hội việc làm lớn, nhu cầu của xã hội nhiều và triển vọng phát triển nhưng không phải với bất cứ ai lao vào nghề thời thượng cũng thành công như mong muốn. Học sinh (HS) hiện nay rất thiếu định hướng đầy đủ và hoàn thiện cho sự lựa chọn nghề nghiệp của mình", ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT, chia sẻ. Tại hầu hết các trường THPT hiện nay, HS lớp 12 được nhà trường tạo mọi điều kiện để tốt nghiệp, còn khâu hướng nghiệp thì không phải trường nào cũng quan tâm. Đến lúc đặt chân vào giảng đường, các bạn trẻ mới được tiếp cận với những hoạt động giúp sinh viên nhìn nhận, làm quen với công việc thực tế.
Hiện nay, sự gắn kết giữa các trường cao đẳng, ĐH với các trường THPT trong việc tư vấn chọn ngành, chọn nghề giúp HS hết sức lỏng lẻo. Thông tin về các khoa, trường đào tạo các lĩnh vực đến tai, tới mắt HS THPT thường rất chung chung. Có những thí sinh thi đại học, thậm chí kể cả sinh viên đang theo học tại các trường cũng chưa hề hình dung được về công việc thực tế mà mình sẽ làm sau khi ra trường, chỉ tới khi đi thực tập, nhiều bạn trẻ mới "vỡ mộng"... hoá ra chuyên ngành mình học và sau này sẽ làm công việc như vậy.
Chia sẻ về việc định hướng nghề nghiệp cho HS, ông Đỗ Việt Hà, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo và cung ứng nguồn Nhân lực, Bộ GD-ĐT, cho biết: "Để định hướng nghề nghiệp cho HS, chúng ta phải biết 50 năm nữa ở đất nước ta cần phát triển nhân lực trong những ngành nghề gì, phân bố nhân lực ra sao. Việc hướng nghiệp cho HS có thể thực hiện từ lớp 8 để xác định rõ nghề nghiệp cho mình. Trong chương trình đào tạo hiện nay, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường lồng ghép việc hướng nghiệp cho HS vào các môn học. Bên cạnh đó, nhà trường cần mở những buổi ngoại khóa, những cuộc thi tìm hiểu về nghề nghiệp dành cho HS".
Theo Đất Việt
Chị em gái và vòng dây tình ái rắc rối Khi yêu, con người ta thường ích kỉ và muốn chiếm đoạt... (Ảnh minh họa) Từ khi nằm trong bụng mẹ cho tới lúc trưởng thành, chị em tôi đã được tưới tắm trong môi trường nghệ thuật của gia đình. Bố tôi là một giảng viên thanh nhạc của một trường nghệ thuật danh tiếng. Mẹ là một giọng ca vàng từng...