Gửi mẹ chồng : Con có trót sai, không có nghĩa mẹ con không biết dạy
Phận làm dâu giao phó cuộc đời cho một mái ấm thuở ban đầu xa lạ đến khi trở thành máu thịt, chắc ai cũng từng mắc phải vài lỗi lầm vụn vặt, nhưng qua lăng kính của mẹ chồng bỗng chốc trở thành to tá…
Ảnh minh họa – Internet
Mẹ chồng nào cũng từng làm dâu nhưng không phải mẹ chồng nào cũng thương con dâu như khát khao trong quá khứ của họ. Mẹ chồng nào cũng buồn nát ruột bị nghe phàn nàn “mẹ nó không biết dạy con” từ miệng mẹ chồng mình, nhưng không phải mẹ chồng nào cũng thấu hiểu nỗi buồn bị lôi gia đình vào những dày vò để rồi vẫn thốt ra những câu đau lòng đó.
Và mẹ chồng nào cũng từng sai lầm nhưng không phải mẹ chồng nào cũng rộng lượng thứ tha cho con dâu.
Mẹ à, con thích gọi mẹ là mẹ hơn là gọi mẹ chồng. Nhưng con đã quá ngây thơ khi nghĩ, khoảng cách nào cũng có thể xóa bỏ chỉ cần sự chân thành. Chưa một lần nào, khi tiếp xúc với người xa lạ, mẹ tự hào giới thiệu “Đây là con dâu tôi, nói con dâu chứ tôi coi như con gái”. Mà chính xác ra, thì mẹ chưa bao giờ vui vẻ khi nhắc đến con. Thi thoảng mẹ hay nói “Vợ thằng A/B/C đó chị”. Con nghe xong, lòng thầm nghĩ nếu con gọi “đây là mẹ anh A/B/C” thì mẹ sẽ như thế nào.
Ảnh minh họa – Internet
Mẹ à, con mỗi ngày vẫn đi làm 8 tiếng, cũng như chồng con, con đối diện với rất nhiều áp lực, khó khăn và mệt mỏi. Tuy nhiên, lúc nào về nhà, con cũng cố gắng mỉm cười, vui vẻ và lo chu toàn việc nhà. Nhưng khi con vội quá quên để cây chổi đúng chỗ, chưa lau sạch vết bẩn trên kính… mẹ gần như chẳng bao giờ thông cảm và chia sẻ, điều con nhận được chỉ là ánh mắt không thiện cảm, thậm chí là cằn nhằn.
Mẹ à, con cũng chỉ là một đứa con gái bình thường, nghĩa là có lúc làm sai, có lúc chưa suy nghĩ chín chắn mà hành động lệch lạc một chút. Khi mẹ con giao con cho mẹ, mẹ con có dốc cả tấm lòng nhờ mẹ quãng đời sau này chỉ bảo con, như một người mẹ thực sự. Mẹ đã gật đầu, nhưng sao mẹ không làm thế. Thay vì nói cho con biết con làm như thế là chưa đúng, chỉ dạy cho con, mẹ lại thốt ra câu nói chỉ tưởng tượng thôi cũng đau lòng “Mẹ mày không biết dạy mày à?”.
Mẹ à, mẹ cũng từng sai lầm, và con cũng không tránh được thử thách này. Điều đó không có nghĩa mẹ con không biết dạy con, đó chỉ là vướng mắc mà ai cũng sẽ một lần trật chân và té ngã. Nếu là mẹ con, mẹ con sẽ nâng con lên và chỉ con cách sống vững vàng hơn, thay vì chỉ trích, đay nghiến… như mẹ.
Mẹ à, mẹ không cho chồng con phụ con việc nhà, mẹ bảo đàn ông ai mà vào bếp, có vợ làm gì, phụ nữ không biết nội trợ thì vứt… Vậy mẹ ơi, sao phụ nữ vẫn phải kiếm tiền, lấy vợ để cùng yêu thương nhau và xây dựng hành phúc chứ đâu phải lấy ô-sin về nhà, phụ nữ không giỏi nội trợ thì vứt vậy đàn ông kém tài để vợ phải ra đời bươn trải kiếm tiền thì có vứt không? Mẹ thương con mẹ thì mẹ của con cũng thương con.
Mẹ à, mẹ có thể không có con gái để lo sợ sau này lấy chồng sẽ bị đối xử tệ bạc như thế nào. Nhưng mẹ đã từng làm dâu, mẹ thấu hiểu cảnh lầm lũi khi bị la mắng, mẹ biết thừa sẽ có lúc nhớ nhà đến phát khóc, cũng có khi phải gồng lên mạnh mẽ để không bị dị nghị, khi mệt vẫn phải chăm sóc cho gia đình chồng…là như thế nào. Tại sao, mẹ không thương con hơn một chút? Mẹ trút những điều tổn thương trong quá khứ của mẹ lên con thì được gì?
Video đang HOT
Và mẹ à, con thương mẹ bằng tình cảm của một đứa con gái. Có thể mẹ không sinh ra và nuôi con trưởng thành, nhưng mẹ con mình sẽ cùng nhau sống trong một mái nhà đến hết đời, sao ta lại không thương yêu lẫn nhau hả mẹ?
Cuối cùng, trên hết con muốn mẹ hiểu, có lúc con làm sai không có nghĩa mẹ con không biết dạy con. Con thật lòng mong, mẹ tôn trọng mẹ con – người phụ nữ cả con đánh đổi rời xa để về bên vòng tay của mẹ.
Theo GĐVN
Chuyến taxi đầy nước mắt của cặp mẹ con nghèo đi tìm người cha phản bội
Một chuyến taxi từ bến xe miền Tây đến quận Gò Vấp với câu chuyện đau khổ của người vợ quê và đứa trẻ đáng thương.
Chú Vinh năm nay đã ngoài năm mươi nhưng vẫn còn thích lái taxi đưa rước khách từ bến xe Miền Tây vào nội thành Sài Gòn. Có khi rảnh rỗi, chú ngồi trong quán nước, vừa uống café vừa kể vài câu chuyện mà chú nghe được trên mỗi chuyến xe.
Chú kể có một dạo, chú đang ngồi chờ trong xe thì thấy một người phụ nữ cùng bé gái tầm 8, 9 tuổi đi lại chỗ chú. Đứa bé gái vừa đi vừa không ngừng giật giật góc áo của người phụ nữ mà hỏi:
"Mẹ ơi, sắp được gặp ba chưa vậy? Con mệt quá!"
Vẻ mặt người phụ nữ tầm ba mươi vô cùng khổ sở, da găm đen, quần áo lấm bùn bẩn thỉu, mí mắt mệt mỏi mà người thì khép nép, cứ ấp a ấp úng. Cô ta đi về phía chú rồi ngập ngừng chìa ra cái điện thoại Nokia màn hình trắng đen, đời cũ và bảo muốn đến chỗ ghi trên điện thoại. Chú Vinh hoài nghi nhìn vào đó thì thấy cái địa chỉ tận Gò Vấp.
Vẻ mặt người phụ nữ tầm ba mươi vô cùng khổ sở, da găm đen, quần áo lấm bùn bẩn thỉu, mí mắt mệt mỏi mà người thì khép nép, cứ ấp a ấp úng (ảnh minh họa)
Ở bến xe này không thiếu bọn lừa gạt. Chúng thường mang vẻ ngoài thành thật nhưng ai biết được có phải là kẻ móc túi, cướp giật hoặc ăn xin chuyên nghiệp nào đó không. Chú nhiều năm lăn lộn, loại người nào không từng thấy qua. Cái dáng vẻ của người phụ nữ này, hết bảy phần là khả nghi.
"Đây qua đó xa lắm, cô đi xe ôm cho tiện. Đi taxi tốn tiền lắm!"
"Chú ơi, con ở quê mới lên, không biết đường xá mà con gái của con đang bệnh. Chú làm ơn chở mẹ con của con. Từ nãy tới giờ không tài xế nào chịu cho con đi. Bao nhiêu con cũng trả mà chú."
Không phải chú Vinh chê tiền nhưng đời này khó lường nên cũng không dám tin ai. Nhưng nhìn đứa bé bên cạnh có vẻ đang sốt, mặt mũi cứ ửng đỏ lên mà không ngừng hỏi "Ba đâu?" làm chú mủi lòng nên cho lên xe.
"Chú cho mẹ con cháu đến địa chỉ này." Nói rồi cô ta lại đưa cái điện thoại cũ nát cho chú nhìn địa chỉ. Chú Vinh lúc nãy ngó xơ qua là nhớ ngay, cũng không nhận điện thoại của người phụ nữ nọ mà một mạch chạy đi.
"Mẹ ơi, ba không thương con nữa hả mẹ? Hay tại con bệnh hoài nên ba không thương con?".
"Không phải đâu con, ba thương con lắm. Tại ba đi làm kiếm tiền nuôi mẹ con mình nên mới lên đây. Tý nữa là con gặp được ba rồi."
"Mẹ đừng nói xạo. Hồi trước ba đi làm cứ cuối tháng lại về. Sao giờ cả năm con cũng không thấy ba. Mỗi lần mẹ gọi điện thoại, con chưa nói chuyện với ba thì ba đã cúp máy. Năm nay con lãnh thưởng, ba cũng không khen con... Con nghe bà Tám bên nhà nói ba có vợ mới, có em bé mới nên ba hết thương con. Phải không mẹ?"
"Con đừng nghe bà Tám nói bậy. Lát nữa là gặp ba rồi. Nghe lời mẹ ngoan đừng khóc nữa. Ăn chút bánh mì đi rồi uống thuốc."
Con bé vẫn không đứng dậy, nằm trên nền xi măng nắng gắt cháy da như vầy. Mẹ nó mải khóc rồi lao vào ôm lấy chân người đàn ông kia (hình minh họa)
Vừa nói cô ta vừa hỏi chú Vinh là trên xe có nước không, lúc nãy vội quá quên mua chai nước để con bé uống thuốc. Chú Vinh nhìn hai mẹ con mà thấy xót lòng. Chú vội đưa chai nước chưa khui cho người phụ nữ. Cô ta rối rít cám ơn chú rồi lôi ra cái khăn thắm chút nước lau mặt cho con mình.
Đứa bé vừa ăn vừa nói:
"Mẹ ơi, con có đem theo giấy khen nè. Chắc lúc ba thấy thì sẽ khen con phải không mẹ."
"Ừ con, ba chắc chắn sẽ khen con. Bé Na là ngoan nhất!"
"Mẹ ơi, con cũng muốn có em. Nếu ba có em bé mới, mẹ cho em về ở với con nha..."
Người phụ nữ nghe đứa con nói mà cố không bật khóc. Khi đến nơi. Đứa bé giật giật tay mẹ:
"Ba ở đây hả mẹ? Nhà đẹp quá!"
Người phụ nữ lôi hết mọi ngóc ngách trong túi, lấy ra một cuộn tiền chun rồi đếm đếm. Chú Vinh nhìn qua gương chiếu hậu, thấy đồ toàn những đồng một ngàn, hai ngàn. Có lẽ cô ta ở quê làm cũng vất vả lắm. Cô đếm đếm rồi ngượng ngùng nhìn chú.
"Chú ơi, con... con không đủ tiền. Chú cho con nợ được không? Hay chú giữ cái điện thoại này đi!..."
Chú Vinh cau mày nhìn hai mẹ con. Đứa trẻ vội hoảng hốt bật khóc, nó lắp bắp: "Ông ông, ông chờ mẹ con một xíu, chắc ba có tiền, ba sẽ trả tiền... Ông đừng giữ mẹ con con nghe. Con nhớ ba..."
Chú Vinh nửa tin nừa ngờ nhưng bây giờ có muốn đòi tiền cũng chả được. Chú xua tay bảo hai mẹ con xuống. Đứa trẻ vừa chạm chân xuống dưới đã nôn thốc tháo, người nó đỏ hồng, chắc đang sốt cao. Chú Vinh đứng chờ ngoài cửa một lúc, thấy hai mẹ con cứ bấm chuông hoài mà không thấy ai mở cửa.
Đến khi chú bắt đầu sốt ruột, định nổ máy chạy đi thì thấy một người đàn ông cao lớn ra mở cửa. Con bé reo hò ôm chầm lấy người kia nhưng mọi việc chỉ diễn ra trong tích tắc, ngay lập tức, chú thấy con bé ngã sõng soài dưới đất. Ở trong xe, chú Vinh chỉ nghe loáng thoáng những lời quát tháo của người đàn ông kia: "con nhà quê này...", "cút về", "lũ vô tích sự..."
Chú Vinh vốn ít tham gia chuyện của khách hàng nhưng quả thật, nhìn đứa trẻ đang ốm sốt như vậy, dù có hiểu lầm gì cũng nên thương lấy nó. Con bé vẫn không đứng dậy, nằm trên nền xi măng nắng gắt cháy da như vầy. Mẹ nó mải khóc rồi lao vào ôm lấy chân người đàn ông kia. Con bé cũng khóc...
Cảnh tang thương đấy chỉ dừng lại khi mấy người hàng xóm chạy sang. Chắc xấu hổ, ông chồng lôi xềnh xệch hai mẹ con vào trong nhà. Tiếng khóc vẫn văng vẳng lọt vào xe của chú.
Chú Vinh quên mất khoản tiền còn thiếu của hai mẹ con. Mà nhìn họ như vậy, chú biết đòi làm sao...
Chú nhớ lại chuyện cũ mà thầm thở dài, cô ta đem con đi tìm chồng mà người đàn ông ấy cũng quá bạc bẽo. Sau khi rời đi, người phụ nữ ấy cũng chưa từng gọi vào số của chú để nhờ chở ra bến xe. Sự tình thật sự thế nào, chỉ người trong cuộc mới biết. Chú Vinh không nhận xét gì rằng người chồng kia có ngoại tình hay không, chú chỉ nói: "Làm cha không thể thương con thì sẽ chẳng thế làm người tốt!"
Theo Khám phá
'Nếu biết điều, căn nhà 3 tầng này vẫn là của mẹ con cô' Vợ 10 năm cun cút ở nhà làm ô sin không công vậy mà chồng tôi vẫn ngoại tình. Tôi nghĩ số mình đen đủi, sinh toàn con gái nên chấp nhận để anh ta bồ bịch. Tôi lấy anh khi vừa tròn 22 tuổi. Cưới nhau được 4 tháng thì tôi có bầu. Anh là người giỏi làm ăn nên khi vợ...