Gửi lòng vào thơ sau những ‘vết lăn trầm’
Thi đàn xuất hiện thêm cái tên với một giọng thơ khá ấn tượng, trầm buồn, ám ảnh và duyên dáng. Lạ là những con chữ này đến từ một con người mà nghề nghiệp và nơi làm việc nghe có vẻ rất ít chất thơ.
Đó là Tiến sĩ Kinh tế Trương Mỹ Nhân, giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Điều tôi trân quý và muốn viết về chị là vì tấm lòng của chị dành cho những phụ nữ trầm cảm và trẻ em tự kỷ. Chị làm thơ, bán thơ, được bao nhiêu tiền thì dành hết để làm quỹ hỗ trợ cho những đối tượng này…
Như vết thương đau ngủ buồn
Tôi lấy ý này trong tình khúc “Vết lăn trầm” của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn để so sánh về những tháng ngày đi qua nỗi buồn của chị. Chị nói với tôi: “Nhìn những người phụ nữ trầm cảm cô độc chiến đấu để tìm lại chính mình, tìm lại hạnh phúc, mình thương lắm. Phải những ai đã trải qua mới thấu hiểu những nỗi khổ, sự cô độc mà những người phụ nữ mắc chứng rối loạn trầm cảm, lo âu phải gánh chịu…”. Đây cũng là lý giải vì sao ngoài hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học chị dồn tâm sức cho các hoạt động thiện nguyện dành cho phụ nữ trầm cảm và trẻ em tự kỷ.
Chị hiểu về trầm cảm như một chuyên gia tâm lý, chị từng chia sẻ rằng: “Trầm cảm, lo âu sẽ phá hỏng mọi thứ xung quanh, cả gia đình, bạn bè cũng sẽ lần lượt bỏ bạn đi. Với người bình thường, họ dựa vào chính mình để hạnh phúc. Nhưng người trầm cảm thì họ không biết dựa vào đâu, họ không tin chính họ đâu, họ thậm chí chán ghét bản thân, đày đọa bản thân.
Bạn có tin mỗi người ít nhất cũng mắc chứng trầm cảm một lần trong đời không? Căn bệnh của xã hội hiện đại, cứ cuốn, cứ buộc người ta phải lao lên, phải đấu tranh để sinh tồn. Nếu con số trầm cảm, tự kỷ cứ tiếp tục tăng lên như thế, chúng ta lấy đâu ra nguồn nhân lực chất lượng để xây dựng gia đình, đất nước bây giờ và trong tương lai?
Với người trầm cảm, trẻ tự kỷ, không phải cho họ tiền để đi chữa bệnh như người ta đau tim, cho họ ngôi nhà để ở như những người còn nghèo khó là đủ, mà họ cần tình yêu thương của những người xung quanh. Họ cần lắm sự chia sẻ của gia đình, bạn bè. Họ cần không gian và cần được hòa nhập cộng đồng. Điều đó nếu chỉ phó thác cho gia đình thì khó khăn lắm…”.
Cũng vì hiểu họ đến cạn lòng, nên chị đã chủ động tìm đến với những phụ nữ trầm cảm như một sự sẻ chia, một chỗ dựa tinh thần cho họ. Khi trao đổi về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp nhằm phát triển bền vững, chị cũng cố gắng gửi gắm những thông điệp về phụ nữ trầm cảm và trẻ em tự kỷ để nhân lên những đồng cảm từ mọi người. Và chị không đơn độc trên con đường tìm lại niềm vui, sự tự tin cho những người trầm cảm…
Thơ và trà hai người bạn tâm giao
Nói đến Trương Mỹ Nhân mà không nhắc đến thơ của chị là một thiếu sót. Không ngoa nếu tôi bảo chị vin vào thơ để đứng dậy từ những u hoài.Vậy nên, thơ là nơi để chị gửi gắm lòng mình, giải toả nỗi buồn để bình tâm mà đi đến niềm vui bé mọn. Gọi là niềm vui bé mọn vì tôi vẫn nhìn thấy chị cười, vẫn thấy trong ánh mắt có những niềm vui, nhưng vui chưa đến độ lấp lánh như chưa từng đi hết nỗi buồn. Tiến sĩ Trương Mỹ Nhân đã xuất bản 2 tập thơ có cái tên là lạ, đó là Mắt của mùa và Người buồn rót nước pha trà thành thơ.
Không khen sao được khi chị có những câu thơ tài hoa thế này:
“Em sợ chính mình
Những gai góc của thanh âm
Cựa quậy làm đau điều em che giấu…”
(Nơi ấy mùa thu chưa)
Hay:
” Ta gói nỗi buồn lặng
Video đang HOT
Trong giọt nước mắt rơi
Để mỉm cười, ừ nhỉ
Có gì không tàn phai…”
(Tàn phai)
Và:
“Em đừng ngược đãi bản thân
Đề tin những điều không có thực
Con đường dẫn vào địa ngục
Đôi khi mang mặt nạ tình yêu…”
(Hoài Vọng)
Khi tôi đọc hết cả tập thơ của chị, không phải bài nào cũng hay, nhưng rõ ràng có nhiều bài hay và có những câu thơ rất hồn vía. Đối với người làm thơ như vậy đã là quá đủ.
Thơ của chị có hai thái cực rõ ràng, một kiểu thơ như sự dỗ dành bản thân, những khao khát rất đàn bà, và có cả những niềm mang gương mặt của nỗi buồn như tiếng thở dài trút ra để vui trong đời thực. Trương Mỹ Nhân là vậy.
“Chân bước qua những ngày tháng phong sương
Đàn bà bốn mươi không còn ngóng tuổi
Mặc cả với mình những điều khao khát
Ước hẹn chưa qua, hạnh phúc chưa từng”
(Tháng Mười một,
người nắm tay em đi)
Hay:
Gió heo may, thèm một bờ vai ấm
Nắm chặt lấy tay mình, nhớ nắng gió từ anh
(Nhớ biển)
Với chị, mọi sự trên thế giới này đều vô thường nên niềm vui nhỏ nhoi và an nhiên khác ngoài thơ của chị chính là tình yêu dành cho Trà, mà như chị viết, “thả hết bình yên vào chén trong”…
Về duyên cớ đến với trà, chị tâm sự: ” Mấy năm trước, trong một dịp sang Phúc Kiến (Trung Quốc), tôi say mê với cách pha trà của họ, cái hương vị thanh mát ấy thật khó quên. Nhưng phải đến khi quen một người bạn đã có nhiều năm uống trà, tôi mới quyết tâm đi sâu tìm hiểu. Tôi tìm đọc rất nhiều sách viết về trà, cả thơ về trà nữa. Tôi thử các công thức uống trà khác nhau. Mỗi khi pha trà, tôi cảm nhận bản thân mình cũng thay đổi, điềm tĩnh hơn, buông xả hơn, yêu mình hơn (điều mà trước đây thật khó). Cứ thế, trà ngấm vào mình lúc nào chẳng biết. Tôi đâm ra nghiện trà từ bao giờ chẳng hay…”.
Từ tình yêu dành cho trà và sẵn có cảm xúc, chữ nghĩa, chị làm thơ về trà như thể viết cho một người bạn tri kỷ của mình:
“Thả nhúm trà cong, pha nước trong
Pha đời hữu hạn tới vô cùng
Vị trà chậm rãi đong đầy chén
Nhấp ngụm trà nồng, pha tháng năm…”
(Pha trà)
Hay trong bài Vịnh trà ngày mưa gió có những câu thơ thế này:
“Bao giờ chân mỏi đời xuôi ngược
Người về quán nhỏ với mắt cay
Ta pha dăm nụ trà vừa nở
Đổi lấy bình yên một giấc đầy…”.
Bình yên đối với chị là tĩnh lặng và cầu kỳ pha ấm trà, hít hà hương trà và chiêu từng ngụm nhỏ, để sau những vị đắng là dư vị ngọt ngào đọng lại. Và thú hơn là những sáng tinh sương trong thanh khiết của đất trời, pha trà, uống trà và ngắm những nụ hồng e ấp nở.
Vĩ thanh
Khi tôi viết những dòng này, chị lại có thêm một tin vui, đó là bài thơ “Tự hào trường Đảng tôi yêu” của chị được nhạc sĩ Vũ Quốc Nam phổ nhạc, tập thể cán bộ giảng viên Viện Kinh tế, nơi chị làm việc trình diễn và đạt giải A trong cuộc thi văn nghệ kỷ niệm 70 năm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Chị là con gái Hà Tĩnh, quê hương của những người “đa tình” và những nhà thơ nổi tiếng, nên dù là dân kinh tế nhưng những mỹ cảm thi ca như một mạch nguồn tự nhiên chảy trong cảm xúc của chị. Thơ và trà như những miền sống mới để chị vin vào đó mà xuyên qua giông bão đời mình.
Về những ấp ủ của mình, TS Trương Mỹ Nhân chia sẻ: “Hiện tại mình đang ấp ủ tổ chức một đêm nhạc mang tên “Nhân”, để hát những bài thơ của mình đã được phổ nhạc. Mình mong muốn tổ chức đêm nhạc này dành cho những người phụ nữ bị trầm cảm”. Tôi tin rằng chị sẽ còn nhiều thi phẩm hay hơn nữa để có những tứ thơ, vần thơ neo đậu mãi trong lòng bạn đọc. Và những ấp ủ tốt đẹp kia sẽ sớm cất cánh thành lời ca để vỗ về, an ủi những người phụ nữ đang sống trong u uất bão giông…
Trần Ngọc Hà
Theo baophapluat.vn
Minh Long tạo phong cách pha trà mới
Uống trà, pha trà là cả một nghệ thuật và Minh Long I muốn góp phần tạo ra phong cách mới trong nghệ thuật uống trà truyền thống của người Việt qua bộ sản phẩm pha trà vô cùng độc đáo
Việt Nam không có trà đạo như người Nhật, cách uống trà cũng không cầu kỳ như người Trung Quốc. Việt Nam có nghệ thuật uống trà truyền thống rất đa dạng và một bộ ấm trà là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt. Với bộ pha trà nghệ thuật của Minh Long vừa ra mắt, người Việt sẽ có thêm cách pha trà mới, rất độc đáo, tinh tế, sang trọng không kém.
Pha 6 lần vẫn cực chất
Để cho ra mắt bộ pha trà độc đáo này, ông chủ Công ty gốm sứ Minh Long I Lý Ngọc Minh đã nghiên cứu rất nhiều bộ pha trà trên thế giới. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông Lý Ngọc Minh và các nghệ nhân đã có một chế tác đặc biệt, hội tụ nhiều tính năng ưu việt, có thiết kế phá cách với kỹ thuật sản xuất hiện đại và nghệ thuật trang trí tinh xảo.
Bộ pha trà nghệ thuật Minh Long I được thiết kế tích hợp " 4 trong 1", bao gồm bình châm nước, đế hâm, phin lọc trà, tách trà. Với bộ pha trà này, người không sành về trà đạo cũng dễ dàng thao tác mà không cần nhiều dụng cụ và công phu như cách pha truyền thống. Cách pha cũng nhanh hơn và pha nhiều lần nước hơn. Điều đặc biệt là bộ sản phẩm giúp cho người uống trà pha được 6 lần nhưng hương vị trà vẫn cực chất như pha lần đầu. Vị trà ngọt dịu, không bị chát đắng quá mức ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời mỗi lần pha chỉ cần dùng một lương trà nhỏ (2-3 g) mà tách trà vẫn luôn ấm nóng, đúng vị nên tiết kiệm trà. Với dụng cụ pha trà có viên sứ, cây chặn lọc trà và bình châm nước (có đế hâm) giúp giữ nhiệt độ ổn định 80-90 độ C.
Bộ pha trà nghệ thuật Minh Long được trang trí màu vàng - màu hoàng gia, kết hợp với men sứ trắng, sáng bóng. Hoa văn trang trí những nét truyền thống, sắc sảo, được vẽ vàng 24K tô thêm vẻ đẹp sang trọng. Với bộ pha trà này, Minh Long mong muốn làm cho phong cách uống trà của người Việt vừa hiện đại nhưng vẫn đậm chất phương Đông cùng với cách thưởng thức trà độc đáo, sành điệu và đẳng cấp.
"Chúng tôi muốn tạo ra phong cách thưởng lãm trà với phong cách uống trà mới thật sang trọng và tao nhã" - ông Lý Minh Long chia sẻ tại buổi giới thiệu bộ sản phẩm mới.
Đến đôi đũa sứ
Là một nhà sản xuất gốm sứ của dòng họ nhà Lý ở đất Bình Dương gần 100 năm, ông Lý Ngọc Minh luôn luôn đi tìm cái mới, sự khác biệt trong từng sản phẩm gốm sứ. Ông dành cả cuộc đời cho sự nghiệp gốm sứ, không chỉ làm sản phẩm cho người Việt mà muốn khẳng định sản phẩm của Việt Nam có trình độ sản xuất không thua kém bất kỳ quốc gia nào có nền công nghệ sản xuất gốm sứ phát triển nhất trên thế giới. Sản phẩm đũa sứ Minh Long là một điển hình cho sản xuất trình độ cao như vậy.
Đó là công nghệ nung ở nhiệt độ hoàn nguyên 1.380 độ C. Công nghệ này không nhiều nhà sản xuất sử dụng vì đòi hỏi kỹ thuật rất khó và giá thành tương đối cao. Chẳng hạn, chiếc đũa rất nhỏ cần phải thẳng nhưng đất khi nung ở nhiệt độ cao dễ bị cong và biến dạng. Thành công của Minh Long là với công nghệ nung này, sản phẩm đũa sứ đạt đến đỉnh toàn mỹ.
Sản phẩm đũa sứ ra đời là dòng sản phẩm dưỡng sinh tiếp theo các bộ nồi dưỡng sinh của Minh Long I. Ưu điểm vượt bậc của sản phẩm này là rất an toàn so với đôi đũa tre, kim loại, nhựa... Đũa có màu trắng bóng rất vệ sinh, không bám bẩn, không bị nấm mốc như đũa tre, rất an toàn cho sức khỏe của người dùng.
Theo người lao động
Tình yêu từ đắng đến thơm Vốn dĩ tình yêu là một quá trình từ từ mà ngấm lấy, giống như từ trà đắng đến trà thơm, không phải ai uống chén trà cũng kịp thưởng thức được đúng vị trà trân quý nhất. Cô từng nói với anh, để có được một cân trà phải hái bảy vạn búp non, lúc đó anh cười xòa, không tin phải...