“Gửi lời xin lỗi” thức tỉnh tính bản thiện
Một đám cưới đơn sơ với sự chứng kiến của đôi bên gia đình và bạn bè thân thiết được tổ chức ngay sau khi V chấp hành xong án phạt tù. Hạnh phúc đã mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ nhờ nghị lực vươn lên và khát khao hướng thiện mãnh liệt.
Không thể phủ nhận những hành vi phạm tội của các phạm nhân gây ra rất đáng bị lên án. Nhưng qua học tập, cải tạo đã giúp người phạm tội tự nhận ra những sai lầm của mình. Xuất phát từ mục đích mang đậm tính nhân văn ấy, mới đây, Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình phát động cuộc vận động viết thư “gửi lời xin lỗi” nhằm tạo điều kiện để phạm nhận tự sửa chữa, xóa đi mặc cảm tội lỗi. Bởi còn đó sự bao dung của chính những nạn nhân, gia đình bị hại và đặc biệt là xã hội luôn rộng mở vòng tay đón những người lầm đường lạc lối nhưng biết ăn năn hối cải trở về.
Lá thư hoàn lương
Trong chuyến công tác tại thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) mới đây, chúng tôi có dịp gặp lại Bùi Thị V, 24 tuổi, cô gái có khuôn mặt bầu bĩnh, thanh thoát từng là hoa khôi trại giam ngày nào. Sau 3 năm chấp hành án tại Trạm tạm giam Công an Hòa Bình, từ một cô gái ngây thơ, hồn nhiên, V dạn dĩ hơn, chín chắn hơn rất nhiều.
Quá khứ tội lỗi đã rời xa, V lập gia đình với người bạn đời đã cùng V nếm trải biết bao vui buồn của cuộc sống, người luôn ở bên V ngay cả những lúc V gặp khó khăn, hoạn nạn. Nhờ biết vun vén, chắt bóp, 2 vợ chồng đã mở cửa hàng tạp hóa nhỏ, cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng. Họ có với nhau một bé trai kháu kỉnh, căn nhà nhỏ tràn ngập tiếng cười. Cuộc sống thực sự mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ.
Khi chúng tôi nhắc lại những “lá thư”, mắt V sáng lên niềm vui. V chia sẻ rằng, chính nhờ những lời động viên từ dòng chữ đó đã giúp chị có thêm nghị lực để cải tạo thật tốt, có niềm tin vào cuộc sống. Những lá thư đến với chị thật đúng lúc, khi mà V hoàn toàn suy sụp, tưởng chừng không thể gượng dậy nổi. Câu chuyện buồn đó xảy ra cách đây 5 năm.
Vốn là cô gái chăm ngoan, học giỏi, khuôn mặt ưa nhìn, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Bùi Thị V thi tuyển vào trường Cao đẳng Truyền hình ở Phủ Lý (Hà Nam) và trúng tuyển với số điểm khá cao. Tuy nhiên, ước mong trở thành nhà báo của V đã vụt tắt chỉ vì một hành động bộc phát. Tối ngày 12/9/2009, trong một lần về thăm gia đình, V cùng nhóm bạn đi uống nước.
Tại đây, nhóm của V có xích mích với một số cô gái cùng trang lứa. Do thiếu kiềm chế và đang bức xúc, sẵn chiếc ô trên tay, V tấn công khiến người bạn này bị thương rất nặng ở vùng mắt (tỷ lệ thương tật là 34%). Sau khi gây án, V đã tới Công an huyện Yên Thủy (Hòa Bình) tự thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. V bị kết án 60 tháng tù giam.
Từ khi thụ lý án tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hoà Bình, V thường xuyên nhận được sự quan tâm, động viên của gia đình và người yêu. “Trong cuộc sống ai cũng ít nhiều mắc sai lầm song quan trọng hơn là biết đứng dậy và đi bằng chính đôi chân của mình” – gia đình thường động viên em như vậy – V nói. Chính vì vậy, V trân trọng và biết ơn gia đình mình, những người đã không bỏ rơi, ruồng bỏ em mà luôn bên em ngay cả thời điểm em gặp khó khăn nhất trong cuộc sống.
“Cuộc sống còn dài, tương lai phía trước là của em. V ạ! Mọi người luôn tin tưởng và hy vọng vào em, hãy cố gắng lên em nhé. Có niềm tin là có tất cả em ạ, đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Chúc em hãy cải tạo thật tốt và sớm được về đoàn tụ cùng gia đình và xã hội. Và anh, dù có thế nào đi chăng nữa thì anh luôn đứng về phía em, ủng hộ em.
Em hãy luôn tin rằng, anh luôn ở bên em, che chở cho em. Nhớ em nhiều!”. V ngồi một mình gặm nhấm từng từ, từng chữ trong bức thư. Không biết từ lúc nào mà mắt em đã ngấn lệ. Giọt lệ hạnh phúc đã làm nhoè lá thư mà người yêu của V gửi từ quê nhà. Chính những lá thư này đã tạo cho V có thêm nghị lực để cố gắng cải tạo thật tốt, sớm được trở về trong vòng tay của gia đình, người thân.
Các phạm nhân tại trạm tạm giam Công an Hòa Bình chia sẻ lá thư từ gia đình.
V kể rằng: Người con trai trong lá thư trên chính là H, người yêu của V từ khi 2 đứa còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Tình cảm học trò bắt đầu nảy nở khi V và H tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, V và H vẫn nuôi dưỡng cho tình yêu được đơm hoa, kết trái thì cái tin V bị bắt vì phạm tội “cố ý gây thương tích” thực sự gây sốc cho H. Trong suốt thời gian V thụ lý án tại trại tạm giam Công an Hòa Bình, V vẫn thường xuyên nhận được những lá thư động viên từ phía người yêu. H sẽ đợi cho đến khi V chấp hành xong án phạt tù để cùng xây dựng cuộc sống trăm năm. V đọc ngấu nghiến như nuốt từng câu chữ trong lá thư. Những giọt nước mắt hạnh phúc lại tuôn rơi trên khuôn mặt non nớt của cô gái mới lớn.
Video đang HOT
Lật giở từng trang thư được V cất giữ cẩn thận, nhiều lá thư trong số đó đã bị nhoè chữ. Tôi hiểu rằng, mỗi lần đọc thư của người thân, V đều khóc. Mỗi lá thư đều chứa đựng mỗi nỗi lòng riêng, mỗi cảm xúc riêng mà chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được.
Cứ mỗi lần nhận được thư, em đều xin phép cán bộ quản giáo được viết thư hồi đáp. Trong mỗi lá thư em đều cho gia đình biết về tình trạng sức khoẻ của mình, sự quan tâm của cán bộ quản giáo và không quên dặn dò gia đình không nên lo lắng quá nhiều mà ảnh hưởng tới sức khoẻ. Em vẫn bình thường và đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ.
Vào trong này, em biết làm đủ mọi việc từ cuốc đất, trồng rau, chăm sóc cây cảnh, khâu vá… Nhờ sự động viên kịp thời từ phía gia đình và người thân cùng với nghị lực của bản thân, trong đợt đặc xá lần này, V được Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước hạn.
Một đám cưới đơn sơ với sự chứng kiến của đôi bên gia đình và bạn bè thân thiết được tổ chức ngay sau khi V chấp hành xong án phạt tù. Hạnh phúc đã mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ nhờ nghị lực vươn lên và khát khao hướng thiện mãnh liệt.
Trung úy Nguyễn Thị Thuỳ – cán bộ quản giáo trại tạm giam Công an Hòa Bình, là người trực tiếp giáo dục, cải tạo phạm nhân nữ chia sẻ: Người phạm nhân thường có cảm giác đơn độc và khép kín. Do vậy, những lá thư từ phía gia đình và người thân chính là nguồn sức mạnh kịp thời để những phạm nhân có thêm niềm tin để cải tạo thật tốt, sớm được trở về với gia đình.
Đã có nhiều phạm nhân sau khi nhận được thư từ phía gia đình, người thân trở nên vui vẻ, lạc quan hơn, chấp hành tốt các quy định của Trại. Mỗi lần nhận được thư, họ đều muốn chia sẻ niềm vui với những phạm nhân khác. Đây là một nét văn hoá rất đáng quý và đáng trân trọng để thức tỉnh tính bản thiện trong mỗi con người.
Cuộc vận động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Để khơi dậy tính bản thiện trong mỗi phạm nhân, Ban Giám thị trại tạm giam Công an Hòa Bình đã tổ chức cuộc vận động viết thư “Gửi lời xin lỗi” nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của can, phạm nhân về ý nghĩa nhân văn của việc “gửi lời xin lỗi”.
Cán bộ quản giáo sẽ phát giấy, bút, hướng dẫn và tạo điều kiện về thời gian, đồng thời cử cán bộ trực tiếp đi liên hệ, tiếp xúc với những người nhận thư để đánh giá thái độ và ứng xử của họ, tạo điều kiện để tổ chức cho gặp, đối thoại giữa người viết thư và người nhận thư, vận động gửi thư hồi âm góp phần giáo dục phạm nhân cải tạo tiến bộ.
Đây là một hình thức giáo dục mang tính nhân văn, khơi dậy tính thiện tiềm ẩn trong con người của phạm nhân giúp cán bộ giáo dục, quản giáo nắm tâm lý, tư tưởng phạm nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp; kêu gọi các tổ chức xã hội, chính quyền, địa phương, gia đình, người thân, người bị hại cùng vào cuộc tham gia giúp đỡ họ hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt.
Theo nữ quản giáo Thùy, ngay sau khi phát động, cuộc vận động viết thư “gửi lời xin lỗi” được các phạm nhân hưởng ứng tích cực. Nhiều phạm nhân chia sẻ, sau khi phạm tội họ ăn năn, hối hận vì đã gây hậu quả xấu cho xã hội và nhiều gia đình.
Trong thâm tâm, họ mong có cơ hội để gửi lời xin lỗi chân thành tới người thân, người bị hại. “Chúng tôi sẽ tích cực viết thư gửi để cho tâm hồn được thanh thản và mong được mọi người tha thứ” – một phạm nhân chia sẻ.
Thượng tá Trần Mạnh Hải – Giám thị trại tạm giam Công an Hòa Bình nhận xét: Theo truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “Đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Mỗi bức thư là nỗi niềm tâm sự và cũng là tâm huyết, suy nghĩ của mỗi phạm nhân.
Có những phạm nhân từ khi vào trại, được giáo dục, cải tạo đã nhận thức được hành vi phạm tội của mình nhưng chưa nghĩ tới việc viết thư xin lỗi vì xấu hổ, tự cao, hoặc không dám viết vì nghĩ sẽ không được tha thứ. Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cuộc vận động viết thư không chỉ trong phạm vi Trại tạm giam mà thực hiện đối với hệ thống các Nhà tạm giữ trong toàn tỉnh, góp phần giúp phạm nhân hướng thiện, sớm trở thành người có ích cho xã hội
Theo Như Hùng
An ninh thủ đô
"Tướng cướp" hoàn lương cảm ơn cơ hội... bị công an bắt
"Vi nông nôi mà tôi đã rẽ cuộc đời đi sai hướng. Lúc nghiên ngâp ngay môt lun sâu, tôi từng nghi đơi mình đa hêt. Cũng may, thời điểm đó, cac anh Công an Quang Nam sang di ly vê, tôi mơi đươc cai nghiên va thanh ngươi như hôm nay", anh trải lòng.
Sau khi gây an "Cướp tài sản" ơ Quang Nam, Pham Minh Lương nhanh chân trốn chạy. Suốt 15 năm biệt tích, mãi đến khi tiếp tục gây án tại Lào, hành tung của Lương mới bị phát giác. Ngày bị Công an tinh Quang Nam di ly từ Lào vê Viêt Nam chiu an, Lương coi như một cơ hôi để kẻ trốn nã, nghiện ngập làm lại cuộc đời.
Bị can Lương thời điểm bị di lý từ Lào về Việt Nam trả án (Hình: Công an tỉnh Quảng Nam)
Tướng cướp "thỏ đế"
Pham Minh Lương (SN 1966, còn gọi Lương "Sai Gon", ngụ xã Tam Xuân 1, huyện Nui Thanh, Quang Nam) sinh ra trong gia đình có tới 7 anh chị em, năm 1984, cậu trai xứ Quảng khăn gói vào TP. HCM học Đại học, mang bao hi vọng của cả dòng tộc. Thế nhưng, nơi đô hội phồn hoa, bị đám bạn ăn chơi rủ rê, trong 2 năm tiếng theo học, nhưng thực chất Lương dùng tiền gia đình gửi cho chỉ để lao vào các cuộc nhậu nhẹt thâu đêm, kết băng nhóm đi gây hấn, đánh đấm. Sau khi tậu được vài món "hàng nóng" Lương bo đê vê miền Trung.
Theo hô sơ lưu trư của Công an tỉnh Quảng Nam, do Lương luôn "nhái giong" TP.HCM nên được đám đàn em đặt cho biệt danh "Lương Sai Gon". Trong 6 năm ở quê nhà, Lương luôn có tên trong danh sách bị quản chế ở địa phương, do lực lượng chức năng chưa đủ bằng chứng nên mới chưa bắt.
Cho đến một đêm cuối tháng 7/1993, Lương tìm đên nha Văn hoa thể thao Tam Ky (Quảng Nam) đê xem xiêc rồi gây án. Tai đây, Lương rủ thêm Hoang Văn Đưc (SN 1965, ngụ Núi Thành, Quảng Nam) uông rươu. Trong lúc say lại không có tiền tiêu khiển, ca hai liền rủ nhau đi cươp.
Trươc khi rơi quan nhâu, Đưc lây trôm môt con dao lam hung khí. Sau 5 lần 7 lượt rình mo các sòng bài của cánh xe ôm vẫn không kiếm chác được gì, Lương lại rủ Đức lang thang các ngả đường tìm "con mồi".
Đường vắng và đi bộ nên đến mãi đến 3h30' sáng hôm sau, Lương mới phát hiện có người đang đap xe đi làm. Hai tên cướp lao ra chặn xe nạn nhân. Lương dùng dao khống chế, Đức soi đèn pin lục tìm tài sản và cướp được 140 ngàn đông. Số tiền trên, hai tên cướp dùng trả tiền ăn sáng một phần, còn lại Lương giư.
Nhận được trình báo từ bị hại, Công an TP. Tam Kỳ vào cuộc điều tra và nhanh chóng tóm gọn Đức, riêng Lương đã bỏ trốn. Sau này bị lực lượng truy nã bắt, Lương khai nhận, gây án xong, cả 2 chia tay, thân ai nấy lo. Lương vượt biên qua thu đô Vientiane (Lao), đôi tên thanh Lê Thương va xin vao lam công nhân cho cac công trinh xây dưng.
Nhơ hiểu biết, khôn khéo, Lương từ từ leo lên vị trí thầu công trinh xây dưng rồi thầu sưa chưa may cay, buôn ban ô tô cu... Công viêc thuân lơi, tiên kiếm được nhiêu nhưng Lương vẫn không cảm thấy vui vẻ vì nỗi đau đáu quê nhà.
Không người thân, Lương tim đên nhưng môi tinh đê mua vui. Thế nhưng, khi đã thực sự yêu và mê muội một phụ nữ người Việt Nam qua Lào làm ăn, Lương lại bị phụ tình. Buôn thêm chuyên tinh cam, Lương bập vao ma tuy, nghiện nặng lúc nào không hay.
Tiền làm ra không đủ nuôi "cái chết trắng", túng bách, Lương còn thu mua, tiêu thụ xe máy gian, rồi theo bạn bè trôm căp ôtô ơ Lao đưa vê Viêt Nam tiêu thu...
Đầu tháng 4/2006, Lương bi Công an Lao băt giư vê hanh vi trôm căp tai san. Gần 1 năm sau, Lương bi Toa an Vientiane xư phat 3 năm tu giam, thi hanh an tai Trai giam Phôn Toong thuôc Cuc Canh sat quan ly trai giam Bô An ninh Lao.
Lúc này, song song quá trình Luơng chịu án, đai diên Bô Công an Viêt Nam tai Lao cũng co công văn đê nghi kiểm tra nhân thân lai lich cua đôi tương Lê Thương. Qua tra cưu, Công an tinh Quang Nam xac đinh Lê Thương chinh la Pham Minh Lương, ke đang bi truy na vê hanh vi "Cươp tai san" 15 năm về trước.
Hạnh phúc ngày... bị bắt
Từ thông tin trên, Phong Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 45, Công an tinh Quảng Nam) làm các thủ tục đưa Pham Minh Lương vê Viêt Nam xet xư. Ngay 19/10/2008, Công an tinh Quang Nam cư môt đoan công tac phôi hơp vơi Cơ quan đai diên Bô Công an Viêt Nam tai Lao va Cuc Điêu tra, Bô An ninh Lao dân đô Pham Minh Lương vê Viêt Nam.
Anh Lương nay đã cai nghiện, chấp hành xong bản án
Cuối tháng 10/2008, Cơ quan điều tra Công an tinh Quang Nam đa phuc hôi điêu tra vu an hinh sư. Vơi hanh vi cướp, Lương bi tuyên phat 36 thang tu giam, đông thơi trả thêm thêm 10 thang tu giam con nơ ở Lao, nâng tông hinh phat thành 46 thang tu giam. Nhờ cai tao tôt, Lương đươc giam an 15 thang. Năm 2010 anh đã ra tu.
Với Lương, bên cạnh "tật"cũng co lăm tai. Chưa đươc đao tao qua trương lơp chuyên nghiêp, nhưng Lương đăc biêt co năng khiêu vê hôi hoa, lam thơ, viêt văn. Không nhưng thê, ngày trước ơ đia phương Lương vốn nôi tiêng bơi kha năng noi tiêng Anh, tiêng Hoa kha lưu loat va thông thao vo thuât. Sau nay khi sang Lao, Lương lai biết thêm tiêng Thai va tiêng Lao. Từ lợi thế đó, cộng với mối quan hệ rộng, chấp hành án xong, Lương sơm hoa nhâp công đông va xây dưng cuôc sông mơi.
Đặc biệt, khi hành tung con trai bị Công an Quảng Nam phát giác và bắt đưa về, mẹ đối tượng đa đến Cơ quan điều tra cảm ơn rối rít vì đã giúp ba tìm lại được con trai. Ngay ca Lương cũng vậy, ra tù cho đến nay, cứ có dịp, anh đều tìm găp các cán bộ, trinh sát trong đoàn công tác tham gia dẫn độ đê noi lơi cam ơn chân thanh.
"Vi nông nôi mà tôi đã rẽ cuộc đời đi sai hướng. Lúc nghiên ngâp ngay môt lun sâu, tôi từng nghi đơi mình đa hêt. Cũng may, thời điểm đó, cac anh Công an Quang Nam sang di ly vê, tôi mơi đươc cai nghiên, được ở bên gia đình va thanh ngươi như hôm nay", anh trải lòng. Nói về con đường hoàn lương, Lương chia sẻ thêm, khi man han tu, biêt anh đa cai nghiện thành công, bạn bè đều đến động viên, nhiều người còn đứng ra vay vốn giúp để Lương làm lại cuôc đơi.
May mắn hơn, hiểu quá khứ của Lương, một phụ nữ địa phương vượt lên mọi lời dị nghị, đã thương yêu nhận lây Lương lam chông vao năm 2011. Hạnh phúc nhân lên khi cuối năm 2012, vợ chồng anh có thêm thành viên mới kháu khỉnh. Cuộc sống hiện tại, theo Lương, tuy chưa dư giả nhưng cũng tạm gọi đủ đầy. Đối với Lương, lúc này vơ con luôn được đặt lên trên hêt, không viên vông, ao mông như xưa nưa.
Riêng về công việc mua ban cây canh, lâm san của mình, Lương tự hào cho biết, ngoài giúp nuôi sống gia đình, nghề này còn cho anh biết được giá trị của đồng tiền chân chính. Lương kể, từng co môt đai gia đên thăm vươn cây cua Lương và nhầm lẫn cây sưa đo với loại huynh đan rồi tra gia 1,5 ty đông. Tuy nhiên, anh cương quyết không bán, mà giải thích cho người này rõ. "Tôi bây giơ đã khác, không thể kiếm mây đông tiên lừa đối đo đươc", anh nói như một cách khẳng định con đường hoàn lương của mình./.
Theo Anh Dương
Pháp luật Việt Nam
Vì sao nữ sinh 'bị cưỡng hiếp suốt 3 năm' quyết định lên tiếng? Dù vẫn còn sợ hãi về hành động ép làm nô lệ tình dục suốt 3 năm của kẻ đồi bại là anh trai của mẹ kế mình, nhưng H. đã quyết định làm đơn tố cáo, phơi bày vụ việc ra ánh sáng. Cô lý giải hành động này: "Để không còn phải lo sợ nữa, để kẻ ác phải đền tội"....