Gửi email sợ bị đánh dấu là spam, chàng trai trẻ cặm cụi viết thư tay cho từng đối tác, nhờ đó tạo nên startup trị giá 1 tỷ USD
Tâm huyết của doanh nhân trẻ Alexander Rinke cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.
Alexander Rinke đã đưa ra một cách tiếp cận mới lạ khi muốn những công ty lớn nhất thế giới sử dụng sản phẩm của startup nhỏ của mình là gửi cho ông chủ của họ những lá thư tay.
Anh chia sẻ: “Nếu gửi email, chúng có thể bị xóa hay lẫn vào hòm thư rác. Còn gửi thư đánh máy thì thư ký của họ có thể mở ra và coi chúng là đồ bỏ đi. Nhưng một bức thư tay sẽ khiến họ nghĩ rằng đây là vấn đề cá nhân quan trọng”.
Năm 2011, Alexander thành lập Celonis năm 22 tuổi cùng hai người bạn là Martin Klenk và Bastian Nominacher sau khi học xong bằng toán học và khoa học máy tính tại Đại học Kỹ thuật Munich.
Celonis là một công ty khai thác dữ liệu công nghệ cao sử dụng phần mềm và trí tuệ nhân tạo để theo dõi hiệu suất của các doanh nghiệp nhằm giúp họ hoạt động tốt hơn.
Nói một cách đơn giản, phần mềm của Celonis sẽ giám sát hệ thống máy tính của doanh nghiệp và tìm ra những gây ảnh hưởng như nhân viên không hiệu quả, nhà cung cấp nào thường xuyên chậm trễ và quy trình nào cần được sắp xếp hợp lý hơn. Sau đó, Celonis sẽ gợi ý các phương án giải quyết. Ba nhà đồng sáng lập khá tự tin về sản phẩm của mình nhưng tất cả những gì họ cần là sự chú ý của các công ty lớn.
Video đang HOT
Ba nhà đồng sáng lập Celonis.
Sau 8 năm thành lập, giờ đây Celonis đã phát triển và làm việc với BMW, General Motors, L’Oreal, Siemens, Uber và Vodafone. Năm ngoái, sau khi gọi vốn thành công 50 triệu USD, công ty cho biết họ đã được định giá trên 1 tỷ USD.
Sinh ra và lớn lên tại Berlin, Alexander đã khởi nghiệp từ năm 15 tuổi với một công ty cung cấp gia sư cho học sinh trung học. Đến năm 2011, Alexander đã nảy ra ý tưởng về Celonis xuất phát từ chính nghiên cứu của anh và hai người bạn. Ở thời điểm đó, họ đang giúp một doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng của mình.
Ba người nhận ra rằng công ty mà họ đang làm việc cùng mất trung bình 5 ngày để đưa ra giải pháp cho vấn đề gặp phải. Họ cho rằng cần tìm ra một cách nhanh và hiệu quả hơn. Nhờ đó, ý tưởng về Celonis đã ra đời: Loại bỏ yếu tố con người khỏi quá trình đánh giá và thay thế bằng phân tích của máy tính.
Trong khi Martin và Bastian hoàn thiện phần mềm, Alexander làm nhiệm vụ lái xe khắp nước Đức và Áo để gặp gỡ khách hàng tiềm năng, bao gồm cả những người anh từng gửi thư tay cho họ trước đây. Sự nỗ lực của ba nhà đồng sáng lập đã đạt kết quả, Celonis nhanh chóng phát triển và chỉ một năm sau, họ đã mở văn phòng tại Palo Alto, California.
Hiện Celonis có hơn 400 nhân viên làm việc và sản phẩm của họ được đăng ký sử dụng bởi hàng ngàn công ty trên toàn thế giới. Doanh thu hàng năm của Celonis đạt mức 70 triệu USD.
Patrick McGee, phóng viên của Financial Times cho biết: “Các CEO tại những tập đoàn lớn mà tôi từng phỏng vấn như Siemens và Vodafone nói rằng Celonis giúp họ có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động của doanh nghiệp, giúp phát hiện sự thiếu hiệu quả một cách dễ dàng và khắc phục kịp thời”.
Kế hoạch trong tương lai gần của Celonis là mở rộng sang Nhật Bản. Alenxander chia sẻ: “Nhật Bản là một thị trường thú vị bởi họ luôn chú trọng hiệu suất công việc. Vậy nên, nhu cầu sẽ rất cao và chúng tôi hi vọng sẽ khai thác được hết tiềm năng tại đây. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nỗ lực để phát triển hơn nữa tại các thị trường mà công ty đang phục vụ”.
Theo Genk
Huawei liên tiếp đón 'tin dữ' từ châu Âu
Tết Kỷ Hợi 2019 sắp đến nhưng vận xui vẫn đeo bám Huawei khi nhà mạng lớn thứ hai thế giới tạm dừng sử dụng thiết bị viễn thông hãng này trong mạng lõi.
Vodafone, nhà mạng lớn thứ hai thế giới, cho biết tạm dừng triển khai thiết bị Huawei trong mạng lõi cho đến khi chính phủ các nước phương Tây xóa bỏ các nghi ngại về bảo mật đối với công ty Trung Quốc. CEO Vodafone Nick Read nhận xét Huawei cùng với Ericsson và Nokia đều là những người chơi quan trọng trên thị trường thiết bị viễn thông. Huawei là đối tác chiến lược lâu năm của Vodafone từ năm 2007.
Ảnh minh họa
Không chỉ có vậy, theo Reuters, một quan chức Bộ Tài chính Pháp cho hay Pháp đang thực hiện các biện pháp kiểm soát cơ sở hạ tầng viễn thông dùng trong mạng 5G nghiêm ngặt hơn trong bối cảnh lo ngại an ninh về Huawei tăng cao. Dù vậy, quy định mới không nhắm đến mục tiêu cụ thể nào. Quy định mới sẽ yêu cầu các nhà mạng xin được cấp phép chính thức để sử dụng một số loại thiết bị đặc biệt nhạy cảm nhất định, có thể bị lợi dụng làm gián điệp hoặc phá hoại. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nói Paris đã biết về các nguy cơ của Huawei với mạng di động và chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết khi cần.
Mỹ và một số nước đồng minh, bao gồm Úc và New Zealand, đã cấm Huawei khỏi mạng 5G do cáo buộc có liên quan đến chính phủ Trung Quốc dù Huawei liên tục bác bỏ luận điệu này. Ba Lan cũng dự định loại Huawei khỏi 5G sau khi họ bắt giữ một quan chức Huawei đầu tháng 1/2019 vì tình nghi gián điệp. Huawei đã đuổi việc nhân viên.
Theo CEO Vodafone, ngành di động châu Âu có thể đối mặt với chi phí cao hơn và trì hoãn mạng thế hệ mới nếu các nhà chức trách áp lệnh cấm toàn diện lên trang thiết bị Huawei, đặc biệt là công nghệ vô tuyến triển khai trên các trạm thu phát sóng thông tin di động.
Các nhà mạng tại châu Âu như BT và Orange đã loại bỏ thiết bị Huawei hoặc hạn chế sử dụng thiết bị Huawei trong tương lai. Theo ông Read, thiết bị Huawei từng được dùng trong mạng lõi vô cùng quan trọng của mạng lưới tại Tây Ban Nha và một số thị trường nhỏ hơn.
Theo Reuters
IBM bắt tay Vodafone giúp 5G châu Âu bắt kịp Mỹ, Trung Quốc IBM và Vodafone sắp thành lập liên doanh 500 triệu USD nhằm thúc đẩy 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây ở châu Âu. Theo CNBC, liên doanh này sẽ cho phép Vodafone tiếp cận tất cả dịch vụ đám mây của IBM, trong khi hãng viễn thông có trụ sở ở London (Anh) thì cung cấp cơ sở...