Gửi đơn đăng ký cử tri cho 30 người đã chết
Hàng loạt đơn đăng ký cử tri mới được gửi tới phòng bầu cử hạt Broward, Florida, nhưng nhiều người trong số đó đã qua đời gần đây.
Truyền thông Mỹ ngày 31/10 dẫn lời các công tố viên hạt Broward, bang Florida, cho biết một người chưa rõ danh tính ở Columbia, Nam Carolina hồi tháng 7 đã gửi 19 phong bì, trong đó chứa ít nhất 54 đơn đăng ký cử tri mới với nét chữ viết tay giống hệt nhau, tới phòng bầu cử hạt Broward.
Theo cơ quan công tố bang Florida và Pete Antonacci, quan chức giám sát bầu cử hạt Broward, 30 đơn đăng ký cử tri trong số này là những người cao tuổi đã qua đời gần đây. Những người trong số đơn còn lại chưa thể xác nhận danh tính, Tim Donnelly, trợ lý công tố viên của bang Florida, cho biết.
Quan chức địa phương cho biết họ cũng không thể xác định được người đã gửi thư đăng ký cử tri mới đến cơ quan bầu cử của hạt vì không có địa chỉ trả kết quả.
Đơn vị bầu cử hạt Broward lập tức phát hiện dấu hiệu đáng ngờ từ những lá thư này và nộp cho phòng công tố của hạt. Các công tố viên bắt đầu điều tra từ tháng 8 trong một chiến dịch bí mật để bắt được thủ phạm.
Một cử tri bỏ phiếu qua thư ở Miami, Florida hồi tháng 8. Ảnh: Bloomberg.
“Chúng tôi không thể bình luận về cuộc điều tra đang được tiến hành”, phát ngôn viên phòng công tố Paula McMahon nói với AP qua email.
Florida, bang chiến trường quan trọng trong cuộc bầu cử 2020, là mục tiêu “tranh đấu” giữa Tổng thống Donald Trump và ứng viên Dân chủ Joe Biden. Broward, hạt đông dân thứ hai ở bang Florida, được xem là thành trì của đảng Dân chủ.
Hơn 85 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, bao gồm 9 triệu người ở bang Texas, khi còn 4 ngày nữa cuộc bầu cử tổng thống diễn ra. Lượng cử tri bỏ phiếu sớm đang tạo ra những kỷ lục trên khắp nước Mỹ, tương đương 60% tổng số cử tri của năm 2016, theo dữ liệu của Dự án Bầu cử Mỹ ở đại học Florida hôm 30/10. Đây là ngày cuối cùng cho phép bỏ phiếu sớm ở nhiều bang, bao gồm Georgia và Arizona.
Video đang HOT
Truyền thông Mỹ đối mặt 'đêm bầu cử hỗn loạn'
AP đã công bố người chiến thắng vào ngày bầu cử Mỹ hơn 170 năm qua, nhưng đây là năm đầu tiên hãng tin này phải chuẩn bị kịch bản đêm bầu cử không rõ kết quả.
"Chúng tôi đã suy nghĩ về kịch bản này rất nhiều", Sally Buzbee, tổng biên tập AP, nói và cho biết hãng tin này sẵn sàng thách thức Tổng thống Donald Trump hoặc ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden nếu một trong hai người tuyên bố chiến thắng trước khi AP xác định ai là người giành được đa số phiếu đại cử tri.
"Chúng tôi sẽ trình bày rõ cả trên báo chí lẫn truyền hình lý do toán học mà chúng tôi chưa thể công bố người chiến thắng", Buzbee nói. "Chống lại thông tin không đúng sự thật là một phần quan trọng trong những gì chúng tôi đang nỗ lực làm năm nay".
Nhân viên bầu cử thiết lập bốt bỏ phiếu tại Oklahoma ngày 28/10. Ảnh: AP.
Truyền thông Mỹ đóng vai trò lớn trong đêm bầu cử hơn nhiều so với các nền dân chủ khác. Trong suốt tối bầu cử, khi các hãng truyền thông xác định một ứng viên đã dẫn trước ở một bang với khoảng cách đủ lớn để khiến ứng viên còn lại không có cơ hội gỡ hòa, họ sẽ kết luận ứng viên đó đã chiến thắng ở bang này, dù chưa có kết quả chính thức cuối cùng vì phiếu chưa được kiểm hết.
Các hãng tin làm vậy dựa trên dữ liệu thăm dò hậu bỏ phiếu (hỏi cử tri sau khi họ đã bỏ phiếu xong) kết hợp với kết quả kiểm phiếu đang diễn ra được cập nhật liên tục.
Với số lượng phiếu bầu qua thư và bỏ phiếu sớm chưa từng có vì Covid-19, nước Mỹ có thể mất vài ngày, thậm chí vài tuần, để định đoạt kết quả bầu cử. Người ủng hộ đảng Dân chủ có xu hướng bỏ phiếu qua thư nhiều hơn đảng Cộng hòa.
Arnon Mishkin, giám đốc "tổ quyết định" của Fox News, người chịu trách nhiệm xác định ứng viên chiến thắng cho hãng này, dự đoán rằng ở Pennsylvania, bang chiến trường không kiểm phiếu sớm trước Ngày Bầu cử, kết quả kiểm phiếu ban đầu sẽ "nghiêng về Trump hơn rất nhiều so với con số thực tế cuối cùng" vì phiếu bầu trực tiếp được kiểm trước phiếu bầu qua thư.
Điều ngược lại có thể xảy ra ở Florida, nơi bắt đầu kiểm phiếu sớm trước ngày 3/11. Kết quả ban đầu có thể nghiêng về Biden trước khi tất cả phiếu bầu trực tiếp được kiểm đếm.
Mishkin, đảng viên Dân chủ đã bỏ phiếu cho Hillary Clinton năm 2016, cho biết Fox News đã ra chỉ dẫn cho các phóng viên: không vội vàng đưa ra kết luận nếu thấy một ứng viên dẫn trước theo mô hình không khớp với kết quả thăm dò trước bầu cử.
" Mức độ không chắc chắn của cuộc bầu cử này là chưa từng có. Nhưng nó chỉ làm chậm quá trình. Chúng tôi phải lên kế hoạch để chuẩn bị cho kịch bản không thể xác định người chiến thắng ngay trong đêm bầu cử", James Goldston, chủ tịch của ABC News, cho biết.
Các hãng truyền thông đều nhấn mạnh một điểm: việc kiểm phiếu kéo dài không đồng nghĩa với gian lận.
Các hãng truyền thông Mỹ đã vướng vào rắc rối trong mùa bầu cử năm 2000 giữa ứng viên đảng Cộng hòa George W. Bush và ứng viên đảng Dân chủ Al Gore.
Kết quả chung cuộc của cuộc đua được định đoạt bởi 25 phiếu đại cử tri của Florida. Các hãng tin ban đầu cho rằng Gore chiến thắng ở Florida, nhưng sau đó lại xác định George W. Bush mới là người có nhiều phiếu phổ thông hơn, khiến Al Gore nhận thua.
Nhưng trong vài giờ ngắn ngủi của sáng hôm sau, kết quả bỏ phiếu cho thấy khoảng cách dẫn trước của ông Bush bị thu hẹp, khiến ông Gore rút lại lời nhận thua.
Chiến dịch của Gore đã yêu cầu các quan chức tại 4 trong số các hạt lớn nhất của Florida kiểm lại phiếu bằng tay. Những lá phiếu được bỏ theo hình thức cử tri đục vào lỗ bên cạnh tên ứng viên. Ba tuần sau Ngày bầu cử, Florida tuyên bố Bush đã thắng với cách biệt 537 phiếu.
Gore nghi ngờ về con số đó và tòa án cấp cao nhất của bang đã ra lệnh kiểm lại hàng nghìn lá phiếu đã bị máy đếm từ chối vì chúng không được đục lỗ hoàn toàn, vẫn còn mẩu giấy nhỏ dính vào lá phiếu. Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh dừng việc kiểm phiếu này vào ngày 12/12, 6 ngày trước khi cử tri đoàn họp. Tòa ra phán quyết rằng hiến pháp đã bị vi phạm bởi các hạt sử dụng các tiêu chuẩn kiểm phiếu khác nhau. Cuối cùng, sau một tháng lùm xùm, Gore quyết định nhận thua, nói rằng mình "không muốn gây thêm chia rẽ", và Bush trở thành tổng thống thứ 43 của Mỹ.
Kể từ đó, các hãng truyền thông đã thận trọng hơn trong công bố kết quả kiểm phiếu. Năm 2004, một ngày sau ngày bầu cử, họ mới tuyên bố người chiến thắng.
Tuy nhiên, cũng có những cuộc bầu cử mà người chiến thắng được xác định rất nhanh. Năm 2008 và 2012, người chiến thắng được tuyên bố vào lần lượt 23h và 23h15 giờ miền đông Mỹ ngày bầu cử.
Năm 2016, khi ứng viên Donald Trump được xác định thắng ở Pennsylvania, các hãng truyền thông mới chắc chắn ông đã đánh bại Hillary Clinton vào 1h35 giờ miền đông Mỹ hôm sau ngày bầu cử (13h35 giờ Hà Nội).
Susan Zirinsky, người đứng đầu CBS News, dự đoán đêm bầu cử năm nay "sẽ rất bất thường".
Một thay đổi lớn trong năm nay là sẽ có hai nhóm khác nhau tập hợp dữ liệu thăm dò ý kiến hậu bỏ phiếu. Các hãng truyền thông lớn trước đây đều dựa vào Nhóm Bầu cử Quốc gia, nhưng sau cuộc đua năm 2016, AP và Fox đã xây dựng một khảo sát cử tri mới, tập trung tiếp cận nhiều hơn vào những cử tri bầu cử sớm.
Do có nguy cơ hai bộ dữ liệu cho kết quả khác nhau, Zirinsky cảnh báo: "Vào đêm bầu cử, một số hãng tin có thể xác định ứng viên đã chiến thắng ở một số bang, trong khi những hãng khác thì không".
Theo dự án Bầu cử Mỹ, hơn 70 triệu người đã đi bỏ phiếu sớm, hình thức bầu cử không phải mới lạ ở Mỹ. Khoảng 40% người Mỹ đã bỏ phiếu trước ngày bầu cử vào năm 2016, thông qua phiếu bầu qua thư, phiếu vắng mặt hoặc bỏ phiếu trực tiếp sớm. Con số đó dự kiến tăng lên 60% vào năm nay vì đại dịch.
"Khoảng một nửa số bang chiến trường có rất nhiều kinh nghiệm kiểm phiếu bầu sớm và gửi qua thư", Noah Oppenheim, người đứng đầu NBC News, cho biết.
Biden đã duy trì thế thượng phong trước Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia vài tháng qua, mặc dù khoảng cách giữa hai người sít sao hơn ở các bang chiến trường. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ đang rất thận trọng vì bài học từ mùa bầu cử năm 2016, khi các cuộc thăm dò trước bầu cử cho thấy Clinton dẫn trước Trump.
"Rất nhiều người trong chúng tôi đã sai lầm", Chris Wallace, người dẫn chương trình của Fox News, nói.
Wallace hy vọng Biden hoặc Trump có thể chiến thắng áp đảo đối thủ trong đêm bầu cử. "Dù là Biden hay Trump, chúng tôi muốn ứng viên giành chiến thắng thuyết phục để không thể có bất kỳ nghi vấn nào về gian lận lá phiếu hay đe dọa cử tri. Và chúng tôi có thể dõng dạc tuyên bố: đây là tổng thống của Mỹ".
Nghi vấn truyền thông Mỹ 'nhẹ tay' với Biden Trump có mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" với truyền thông, nhưng đối thủ Joe Biden dường như có trải nghiệm hoàn toàn khác. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dành nhiều thời gian trong tuần qua để liên tục công kích đối thủ Joe Biden về những cáo buộc liên quan đến con trai Hunter của ông và một...