Gửi con cho ông bà ngoại để cai sữa, khi gặp lại thái độ “tuyệt tình” của con trai khiến trái tim người mẹ “vỡ nát”
Sau 3, 4 ngày cai sữa, bé đã quên dần mẹ và bắt đầu chấp nhận sự thật phũ phàng rằng mình không được ti mẹ nữa.
Cai sữa cho con thực sự là một việc khó khăn đối với mỗi bà mẹ. Con thì cứ nhèo nhẽo đòi ti, mẹ thương con đứt ruột nhưng vẫn phải ngoảnh mặt cố dằn lòng lại. Chính vì thế nhiều bà mẹ đã chọn cách gửi con cho ông bà khoảng 1 tuần, chục ngày để con quên hẳn ti mẹ mới đón về. Nhưng cũng từ ấy mà có những chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra.
Một bà mẹ trẻ người Trung Quốc đã đăng tải lên MXH cảnh trùng phùng của cô và con trai sau 1 tuần không gặp, vì cô gửi con cho ông bà ngoại để cai sữa. Những tưởng sau thời gian xa cách gặp lại, mẹ con phải mừng mừng tủi tủi, vui sướng hân hoan lắm. Ngờ đâu đó chỉ là ảo tưởng của cô, là cảm xúc “đơn phương” của mình cô mà thôi!
Chuyện là, con trai cô đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn ỷ lại vào sữa mẹ, cả ngày chủ yếu bú mẹ chứ không chịu ăn cơm cháo gì cả. Vì thế bà mẹ này quyết định cai sữa cho con, bởi sữa mẹ lúc này đã ít đi cả về chất và số lượng, cô lo lâu ngày con sẽ bị suy dinh dưỡng. Nhưng con cô lại rất quấn mẹ, mẹ không cho bú nữa thì khóc lóc ầm ĩ. Cô lại mềm lòng, không nhịn được mà cho con ti. Cô tự thấy, cứ cái đà này thì chuyện cai sữa con còn rất xa vời. Cô đành gửi bé cho ông bà ngoại, tách hẳn mẹ ra để cai sữa cho dễ.
Bà mẹ đến đón con sau 1 tuần xa cách.
Cô đưa con đến nhà ông bà chơi khiến bé vui lắm. Nhưng bé đâu có ngờ được, mẹ mình lại lẻn về lúc nào không hay. Cậu bé khóc lóc đòi mẹ đến mệt lả, những ngày sau thì nhớ ti mẹ đến phát cuồng nhưng vô vọng chẳng thể tìm thấy. Qua 3,4 ngày, bé quên dần mẹ cùng cái ti và chấp nhận thực tại phũ phàng là mình không còn được bú mẹ nữa. Bé đã chịu ăn, chơi và ngủ ngoan hơn khiến người mẹ thở phào nhẹ nhõm. Song cô vẫn đợi hết 1 tuần cho con quên hẳn sữa mẹ mới tới đón.
Ban đầu đứa trẻ cười vui khi nhìn thấy mẹ.
Khi bà mẹ này tới nơi thì ông ngoại đang bế bé đi chơi. Nhìn thấy con từ đằng xa, cô hét to gọi bé. Lại gần, con nhìn cô mỉm cười khiến trái tim cô ngập tràn trong hạnh phúc ấm áp. Cô hỏi “thử lòng” con: “Đố biết ai đây nào?”. Một câu hỏi sát muối vào vết thương lòng của đứa bé. Bé lập tức nhớ ra mẹ mình, quan trọng hơn, là mẹ đã nhẫn tâm bỏ bé lại 1 mình ở nhà ông bà, còn không cho bé bú sữa nữa, bắt bé phải trải qua 1 tuần vật vã, khổ sở biết nhường nào!
Video đang HOT
Nhưng khi vừa nhớ đến “vết thương lòng” do mẹ gây ra, thái độ của cậu bé lập tức quay ngoắt 180 độ.
Đứa trẻ gục vào vai ông ngoại khóc ầm ĩ, như thể nhìn thấy 1 người xa lạ chứ chẳng phải là mẹ mình.
Bao ấm ức và phẫn nộ trào dâng trong lòng, thái độ của cậu bé với mẹ lập tức thay đổi. Em bé bĩu môi, lườm xéo mẹ rồi gục vào vai ông ngoại khóc nức nở, kiên quyết không theo mẹ. Ông ngoại thấy vậy lại bế cháu đi chơi, vừa đi vừa dỗ dành. Để lại bà mẹ đứng sững như trời trồng, khóc không ra nước mắt. Con trai nhìn cô như nhìn 1 người lạ, trái tim của cô muốn vỡ nát rồi!
Thực tế, việc gửi con cho ông bà để cai sữa có hiệu quả nhanh nhưng lại phần nào tác động không tốt đến tâm lý trẻ, bởi trẻ phải dừng bú quá đột ngột và phải xa vòng tay mẹ – thứ bé đã thân thuộc từ khi lọt lòng. Hai “nỗi đau” gộp lại khiến bé gần như bị sốc và rất khó khăn để vượt qua. Thay vào đó, mẹ có thể cai sữa cho em bé tại nhà, với những lưu ý sau đây:
Dậy sớm hơn bé: Trước khi bé thức dậy, bạn cần dậy trước con để bé không có cơ hội tìm thấy mẹ trên giường để nhèo nhẽo đòi bú.
Thay đổi thói quen của bé: Bạn có thể thay đổi thói quen hàng ngày của bé một cách hợp lý, ví dụ đến cữ bú của con bạn hãy đưa bé ra ngoài đi bộ để bé quên đi việc bú mẹ.
Nhờ sự giúp đỡ của chồng: Khi bé thức dậy vào giữa đêm đòi ăn, bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân khác trong gia đình chăm sóc bé giúp mình. Điều này có thể làm giảm sự phụ thuộc của bé vào mẹ và giúp việc cai sữa dễ dàng hơn.
Dần dần giảm thời gian cho con bú: Nếu bạn muốn cai sữa cho bé, bạn nên giảm dần thời gian cho con bú, đặc biệt là thời gian cho con bú trước khi đi ngủ. Bạn có thể sử dụng các phương pháp khác để chuyển sự chú ý của bé như kể chuyện và hát.
Khi bé có thể hiểu lời nói của bố mẹ, bạn hãy nói với bé rằng bé đã lớn, việc bú mẹ là rất xấu. (Ảnh minh họa)
Học cách thay thế sữa mẹ bằng đồ ăn nhẹ: Sau 6 tháng, em bé của bạn có thể bắt đầu ăn các loại thực phẩm bổ sung. Nếu bé ầm ĩ đòi bú, bạn có thể sử dụng đồ ăn nhẹ phù hợp với lứa tuổi của con để thu hút, đánh lạc hướng bé.
Thử giao tiếp với bé: Khi bé có thể hiểu lời nói của bố mẹ, bạn hãy nói với bé rằng bé đã lớn, việc bú mẹ là rất xấu, đồng thời mang những bé đã cai sữa khác làm gương cho con học hỏi theo.
Tránh thay quần áo trước mặt bé: Đừng thay quần áo trước mặt con, bởi nếu bé nhìn thấy bầu vú mẹ chắc chắn bé sẽ càng khó quên việc bú sữa.
Tạo cơ hội để bé chơi đùa nhiều hơn với bố: Khi bé được chơi đùa với bố nhiều hơn, bé sẽ dần “lãng quên” mẹ cùng với việc bú sữa của mình. Đừng coi thường người đàn ông trong khoản chăm con, họ có những sáng kiến chơi với con hữu ích và hay ho lắm đấy!
Tú Cầu
Cậu bé 12 tuổi vẫn đòi bú mẹ, bà mẹ bao lần cai sữa nhưng thất bại, bác sĩ cũng đành chào thua
Bà mẹ cho biết cậu con trai dù đã 12 tuổi nhưng vẫn đều đặn đòi bú mẹ 3 lần mỗi ngày, dù rất nhiều lần cô nghĩ đến việc cai sữa cho con.
Nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích, cho dù sữa công thức gần giống sữa mẹ nhưng vẫn không thể thay thế được sữa mẹ. Về tình cảm, mẹ nuôi con bằng sữa mẹ như là một cách kết nối tình cảm mẹ con thiêng liêng. Tuy nhiên, khi bé đến độ tuổi nhất định thì mẹ cần cai sữa cho con và đó là một bài toán khó đối với nhiều mẹ. Có bé đã 2 tuổi nhưng vẫn không thể cai sữa mẹ, thậm chí có trường hợp còn nghiêm trọng hơn.
Cậu bé đã 12 tuổi nhưng vẫn đòi bú mẹ (Ảnh minh họa).
Mạng xã hội Trung Quốc mới đây dậy sóng về câu chuyện một người mẹ không thể cai sữa cho con trai 12 tuổi.
Người mẹ chia sẻ như sau: "Tôi có một cậu con trai 12 tuổi, tôi cảm thấy giận dữ và xấu hổ bởi đến nay con vẫn đòi bú sữa mẹ 3 lần mỗi ngày. Bữa sáng khi con tỉnh dậy, buổi trưa khi con tan học, buổi tối trước khi con ngủ đều đòi bú sữa mẹ, nếu tôi không cho con bú sữa thì con sẽ giận dỗi. Vợ chồng tôi đều là con một trong gia đình, nay sinh con trai cũng là con một. Bởi vậy, ngay từ nhỏ con đã được ông bà đến bố mẹ chiều chuộng đến mức hư hỏng.
Khi con trai 1 tuổi, tôi đã nghĩ đến việc cai sữa cho con. Nhưng thời điểm đó, mẹ chồng nói rằng sữa mẹ tốt cho con nên bà khăng khăng muốn tôi cho con bú sữa đến 3 tuổi. Khi con được 4 tuổi, mỗi lần tôi muốn cai sữa cho con thì con đều phản ứng dữ dội, con bỏ ăn cho đến khi ông bà chịu thỏa hiệp và khuyên nhủ tôi tiếp tục cho con bú sữa mẹ. Những năm gần đây, tôi đã sử dụng mọi biện pháp cai sữa cho con nhưng thất bại. Khi tôi dẫn con đến bác sĩ, bác sĩ kết luận cơ thể của con không có vấn đề, nhưng con gặp bất ổn về tâm lý".
Điều khiến người ta ngán ngẩm là người mẹ không có chủ kiến, không có nguyên tắc, không nắm vững mốc thời gian quan trọng cai sữa cho con. Trách nhiệm của người mẹ rất quan trọng, cho dù cai sữa cho con là điều không dễ dàng, nhưng nhất định phải làm được nếu không sẽ ảnh đến tương lai của đứa trẻ.
Mẹ cần làm gì để cai sữa cho con?
1. Cắt giảm tần suất cho con bú sữa
Cai sữa cho con là một hành trình không thể vội vàng và cần tiến hành chậm rãi. Trước khi cho bé ngừng bú hẳn, các mẹ nên cắt giảm tần suất cho bé bú sữa. Chỉ có như vậy thì bé mới thích ứng được quá trình ngừng bú sữa mẹ và không có phản ứng thái quá.
2. Cho bé ăn thực phẩm bổ sung
Khi mẹ có thể cho bé ăn thực phẩm bổ sung song song với cắt giảm sữa mẹ, nghĩa là mẹ đã thành công được một nửa. Hệ tiêu hóa của các bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện, do đó để tránh tình trạng bé kháng cự thực phẩm bổ sung thì mẹ nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé.
3. Mẹ cần có thái độ kiên quyết
Một số bé có tâm lý dựa dẫm sẽ kháng cự lại việc cắt giảm sữa mẹ. Thời điểm này, mẹ cần có thái độ kiên quyết, không mềm lòng, không thỏa hiệp nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt đến tương lai của bé.
Theo Helino
Hỏi "hiện tay trắng, làm sao để có 1 tỷ trong 2 năm tới?", cậu trai trẻ khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa Cứ tưởng trên đời này ai cũng có quyền mơ ước và đặt ra mục tiêu của bản thân, dù xa vời hay thực tế đều đáng trân trọng nhưng có vẻ như khá đông người đã "loại trừ" chàng trai này ra. Đặt ra mục tiêu tương lai cho bản thân là một việc đáng khuyến khích đối với bất kỳ ai,...