Gửi chồng vô tâm: 9 năm làm chồng, với vợ con lúc nào anh cũng bận
Chẳng biết khi anh có thời gian cho gia đình thì con bao nhiêu tuổi, vợ anh có bao nhiêu nếp nhăn trên mặt. Và chẳng biết, khi đó mẹ con em có còn sức lực để ở bên một người chồng vô tâm, người cha vô tình nữa không!
Đàn ông vô tâm thì có ai chịu nhận rằng bản thân mình thờ ơ, chưa đủ quan tâm tới gia đình đâu. Bao nhiêu lần em nhỏ nhẹ, nói với anh rằng hãy dành thời gian cho con nhiều hơn anh đều bảo rằng em lắm điều nhiều chuyện. Chồng đã sống vô tâm thì mọi lí lẽ của vợ đều trở thành vô lí. Anh hãy tự hỏi mình: “9 năm làm chồng, anh dành cho vợ con được bao nhiêu thời gian”.
9 năm làm chồng, anh có bao nhiêu thời gian cho vợ con? – Ảnh minh họa: Internet
9 năm sống với nhau, câu mà em hay nghe chồng mình nói nhất chính là: “Anh bận quá”. Anh nói câu đó khi em nhờ anh đón con ở nhà trẻ khi mình có việc đột xuất không đón được. Khi em nhờ anh về nhà sớm cắm hộ em nồi cơm vì cuộc họp kéo dài. Khi vợ ốm, khi đưa con đi khám bệnh thậm chí nhập viện, ngay cả trong tiệc sinh nhật của con… Tất cả anh đều không có mặt vì quá bận, vì không có thời gian.
Là một người vợ, hơn ai hết em hiểu anh bận bịu điều gì. Buổi sáng khi em tất bật cho con ăn, vừa nhìn đồng hồ sợ trễ giờ đi làm thì anh vội vã dắt xe ra khỏi nhà. Anh sợ trễ cuộc cà phê với bạn. Đám đàn ông tụm lại với nhau ở quán cà phê ngồi hút thuốc ngắm phố xá vừa nói với nhau những câu chuyện thời sự nóng hổi. Buổi chiều, anh bận nhậu. Bận cụng ly và bàn luận chuyện thế gian. Còn vợ con ở nhà anh chẳng màng tới.
Anh quan tâm mọi thứ trừ vợ con của mình – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Anh biết mọi thứ, chuyện đông tây, chuyện thế giới, chuyện thiên hạ. Duy chỉ có chuyện vợ con là anh chẳng biết điều gì. Khi anh mải mê lướt điện thoại, mải mê ăn nhậu thì em tất bật, mướt mồ hôi lo cho gia đình. Nhiều lúc em không có thời gian ăn sáng, chưa kịp chải mái tóc rối bù cho kịp giờ đến công ty. Chiều về, chen giữa đám kẹt xe để đón con cho kịp. Tạt qua chợ mua đồ ăn, về nhà vừa trông con vừa nấu ăn, rồi dọn dẹp, cho con ăn, dạy con học… Em bận bịu đến mức 9 giờ tối mới có thời gian tắm và nghỉ ngơi. Trong khi đó chồng mình ngồi lai rai, nhậu cho đến nửa đêm. Thậm chí hứng lên còn rủ nhau đi hát karaoke đến tận nửa đêm.
Mỗi khi vợ lên tiếng phàn nàn, anh đều có những lí do rất thuyết phục cho sự vắng mặt của mình: “Làn đàn ông anh phải bàn công việc, tìm kiếm mối làm ăn. Đâu thể ru rú mãi ở nhà được. Đợi mai mốt vợ chồng mình khá xíu rồi anh ở nhà nhiều hơn. Bây giờ phải tập trung kiếm tiền đã”. Em nghe mà chua chát. Lẽ nào đàn ông kiếm tiền là bỏ bê vợ con, gia đình? Anh bảo rằng vợ con mình đợi đến khi ổn định rồi anh sẽ có thời gian. Chẳng biết khi anh có thời gian thì con bao nhiêu tuổi, vợ anh có bao nhiêu nếp nhăn trên mặt. Và chẳng biết, khi đó mẹ con em có còn ở trong căn nhà này nữa không!
Đợi đến khi anh có thời gian thì chẳng biết vợ con có còn bên cạnh – Ảnh minh họa: Internet
Người ta nói rằng, chồng vô tâm thì chẳng có cách nào thay đổi được. Bởi sự lạnh nhạt ấy đã thấm vào máu rồi! Có đúng như vậy không hả anh? Nếu chẳng yêu thương, chẳng quan tâm thì chúng ta còn mang danh vợ chồng để làm gì? Chi bằng ai sống cuộc đời của người đó, có lẽ như thế sẽ tốt hơn.
Nhà đất bố mẹ cho, tôi nhất định không để chồng đứng tên
Tôi nhận ra mình chính là người vợ trong bài 'Bố vợ hẹp hòi, cho nhà đất nhưng không để tôi đứng tên'; dù rất yêu chồng nhưng tôi không xin bố thay đổi quyết định.
Mặc dù khi đăng bài trên mục Tâm sự của VTC News, chồng tôi đã đổi tên nhưng tôi vẫn nhận ra câu chuyện gia đình mình. Vì lý do tế nhị, tôi cũng xin không nêu tên thật và địa chỉ nhà, chỉ muốn nói rõ sự việc để mọi người có cái nhìn khách quan hơn. Tôi đoán rằng chồng tôi kể câu chuyện lên đây cũng vì muốn vợ đọc được để "biết đường cư xử", như anh nói.
Tôi từng suy nghĩ nhiều trước khi quyết tâm lấy anh làm chồng, bởi tôi sợ sự phức tạp khi lấy người qua một đời vợ, sợ chuyện con riêng con chung, chuyện ở chung với đại gia đình chồng. Dưới anh có em trai đã lấy vợ sinh con và cùng ở trong nhà. Vợ chồng chú ấy đều nhiều tuổi hơn tôi.
Con riêng chồng tôi trước ở với bố và ông bà nội. Khi tôi về làm dâu có sống cùng cháu một thời gian, sau mẹ cháu ngỏ ý đón về ở với chị ấy và gia đình chồng tôi đồng ý. Mỗi cuối tuần hoặc ngày nghỉ ngày lễ, chúng tôi lại đón cháu về, đưa đi chơi.
Ảnh minh họa.
Mọi chuyện không có vấn đề gì lớn trừ việc 3 gia đình, 3 thế hệ ở chung trong một ngôi nhà. Những ai làm vợ, làm dâu sẽ hiểu là có nhiều điều mệt mỏi, dù nhà chồng tôi đều là người tốt.
Không phải ông bà ép buộc 2 con dâu sống chung, mà vì các con không ai có khả năng mua nhà ra riêng cả. Đó là lý do hồi trước chồng tôi và vợ cũ anh ấy góp hết tiền tiết kiệm để xây lại nhà trên đất bố mẹ, vì chừng đó tiền cũng không đủ vừa mua đất vừa xây.
Bản thân tôi sức khỏe hơi kém, dễ stress khi có áp lực về tinh thần, nên nhiều lúc thể hiện sự mệt mỏi trong cuộc sống chung đụng. Bố mẹ đẻ tôi xót con. Sẵn chỗ nhà đất mua để đầu tư nhưng chưa bán được vì thị trường bất động sản đang im lìm, ông bà gọi sang cho. Và chuyện xung khắc cũng từ đây mà ra.
Tôi không bao giờ dám nghĩ xấu về chồng và gia đình chồng, không hề nghĩ họ tham lam muốn chiếm tài sản bố mẹ cho tôi như nhiều độc giả kết tội. Tuy nhiên, tôi bảo lưu quyết định không để chồng đứng tên nhà đất bố mẹ cho.
Thứ nhất, tôi tôn trọng quyết định của bố mẹ; ông bà có quyền đòi hỏi tài sản đó được sử dụng theo ý nguyện của mình. Tôi tôn trọng nỗi lo lắng của bố mẹ về tương lai của tôi. Tôi không được phép khiến bố mẹ già phải nơm nớp sợ con mình tay trắng bước khỏi nhà chồng.
Thứ hai, phải thú thật, tôi cũng nghĩ đến quyền lợi của chính mình. Ai dám nói chúng tôi sẽ cùng nhau đi hết cuộc đời? Bản thân anh từng ly hôn, điều này cho thấy chẳng có mối quan hệ nào chắc chắn và vĩnh viễn. Tôi không bao giờ muốn vợ chồng chia tay, nhưng chính anh cũng bảo "hết duyên hết nợ thì đành chấp nhận buông nhau ra" đó thôi.
Vợ trước của anh chính là bằng chứng về sự thiệt thòi của người phụ nữ khi dốc hết vốn liếng cho nhà chồng nhưng đến lúc ly hôn thì chẳng có gì của mình cả. Nhà mình góp tiền xây nhưng là tài sản của bố mẹ chồng.
Vâng, tôi tin nhà chồng tôi không có ý lợi dụng, vì họ vẫn nghĩ con dâu sẽ là người nhà mình trọn đời. Nhưng chuyện chị ấy ra đi tay trắng vẫn là sự thật. Tôi không muốn như vậy. Tôi có thể cho đi phần đóng góp do chính mình làm ra, nhưng của bố mẹ tôi cả đời đổ mồ hôi sôi nước mắt thì không.
Còn chuyện của chồng công vợ, đâu phải là chuyện đứng tên. Tôi tin rằng 10 gia đình chồng thì 9 gia đình không để con dâu đứng tên nhà đất mà họ chia cho con trai. Lý lẽ đưa ra mỗi người mỗi khác, nhưng thực tế họ cũng "chắc lép", "tính toán" như bố đẻ tôi cả thôi. Ai cũng phải nghĩ cho quyền lợi của con cái và gia tộc mình. Vì thế nên tôi không đòi hỏi, và tôi nghĩ chồng tôi cũng nên thế.
Chồng ạ, em rất buồn và tổn thương khi anh đăng đàn nói về bố em như vậy. Em hy vọng anh biết nên làm gì để bố khỏi buồn lòng. Ngoài chuyện nhà đất này, chưa hề có điều gì để kết luận em không hết lòng, thật lòng với anh và gia đình chồng cả. Chuyện ai đứng tên, anh chỉ cần nghĩ giống như cách anh muốn em nghĩ về chuyện nhà đất bố mẹ anh là được.
Em đã nói hết điều cần nói, nếu lập luận của anh vẫn như bài viết trước thì em xin phép không trao đổi thêm.
TÂM TÂM
(Bài viết đã được tòa soạn biên tập cho phù hợp với văn phong báo chí)
Tâm sự đàn bà một đời chồng: Đứng trên miệng lưỡi người đời mới mong có cuộc sống bình yên Khi trở thành người đàn bà một đời chồng, rất nhiều điều tiếng không hay và lời đàm tiếu sau lưng tôi. Họ thêu dệt lí do vì sao tôi ly hôn, họ bảo rằng tôi ngoại tình và bị chồng bỏ. Thậm chí có người còn ác mồm nói rằng trong 2 đứa con của tôi thì có một đứa không phải...