Gửi bài kiểm tra giữa kỳ xong, sinh viên nữ phát khóc vì quên không sửa tiêu đề “bố láo”
Nữ sinh viên này đã kiểm tra lại rất kỹ bài luận giữa kỳ của mình rồi mới gửi đi, nhưng gửi xong rồi mới phát hiện ra mình quên không sửa tít bài. Mà cái tít bài đó lại còn… láo lếu.
Có lẽ đây là bài học kinh nghiệm nhắc chúng ta phải tuyệt đối nghiêm túc khi làm bất kỳ bài tập gì.
Một sinh viên nữ, được cho là ở ĐH Michigan (Mỹ), đã rất sốc sau khi gửi bài luận kiểm tra giữa kỳ qua e-mail cho giảng viên xong rồi mới nhận ra rằng mình quên sửa tiêu đề của bài.
Cái tiêu đề đó được để vào phần đầu của mỗi trang giấy ( header) và nó có nội dung… rất bố láo. Hoảng quá, sinh viên này ngồi bệt xuống sàn và bật khóc.
Nữ sinh viên bật khóc sau khi nhận ra sai lầm của mình. Ảnh: @hanspoet.
Khi người bạn cùng phòng hỏi sự tình thì hóa ra là lúc mới làm bài luận, do không nghĩ ra cái gì để viết (như nhiều sinh viên khác), nên cô gái này đã gõ “tạm” một tựa đề là: “Bài thi ngu ngốc vớ vẩn vô nghĩa”.
Video đang HOT
Và đó là dòng chữ xuất hiện ngay trên đầu của mỗi trang giấy trong bài luận của cô. Khi cô nhận ra thì đã là quá muộn.
Câu chuyện của nữ sinh viên này được chính bạn cùng phòng của cô đăng lên mạng xã hội và đã được xem tới hơn 5 triệu lượt.
Tựa đề oái oăm của bài luận kiểm tra giữa kỳ: “Stupid f***king paper that has no meaning”. Ảnh: @hanspoet.
Vì nhiều người muốn biết việc sau đó thế nào, nên người bạn cùng phòng cập nhật rằng, nữ sinh viên kia đã phải sửa lại bài luận, rồi vừa ngồi khóc vừa viết thêm một e-mail cho giáo viên, như sau:
“Sáng nay em có gửi bài luận kiểm tra giữa kỳ và em nghĩ em đã xem lại rất kỹ rồi. Sau khi gửi nó đi, em nhận ra rằng tiêu đề của bài là không phù hợp. Em rất xin lỗi, em đã hiểu rằng điều này là không đúng. Đó chỉ là do em hay viết nháp một câu như vậy vào các bài luận, trước khi bắt đầu viết thôi. Em xin gửi lại bài luận đã sửa. Một lần nữa, em rất xin lỗi”.
Cũng may là giảng viên đã đồng ý nhận bài luận mới của nữ sinh này.
May là cuối cùng giảng viên cũng cho phép nữ sinh viên nộp lại bài kiểm tra. Ảnh minh họa: Andy Doherty.
Trong khi đó, cư dân mạng bình luận:
“Đổi làm gì, tiêu đề là để thu hút người đọc mà, tiêu đề của bạn hoàn hảo đấy chứ”.
“Bài luận của bạn chắc nổi nhất trường”.
“Xin lỗi vì tôi lăn ra cười trong lúc bạn đang buồn”.
Để triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới
Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (CT, SGK GDPT) mới được tiến hành xây dựng từ năm 2014, theo tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội (Nghị quyết 88). Kết quả, đến năm học 2020-2021, CT, SGK GDPT mới được đưa vào dạy học bắt đầu từ lớp 1.
Tuy nhiên, chỉ sau hơn một tháng đưa vào dạy học đã bộc lộ một số vấn đề khiến dư luận xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
Ảnh minh họa
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT), quy trình xây dựng chương trình, biên soạn SGK được quy định bài bản, kỹ lưỡng. Quá trình triển khai đã tổ chức đánh giá ưu điểm, hạn chế, bất cập của SGK hiện hành, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những bài học kinh nghiệm để vận dụng trong tổ chức, biên soạn SGK mới. Mặt khác, khi thẩm định SGK lớp 1 để đưa vào dạy học từ năm học 2020-2021, Bộ GD và ĐT đã ban hành các quy định tiêu chuẩn, trong đó, tổ chức, cá nhân biên soạn SGK sẽ phải đăng ký và nộp bản mẫu SGK đến nhà xuất bản. Nhà xuất bản tổ chức biên tập, hoàn thành bản mẫu SGK, thực nghiệm SGK, sau đó Bộ GD và ĐT tổ chức thẩm định bản mẫu SGK.
Quá trình tổ chức thẩm định, Bộ GD và ĐT đã thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK bao gồm các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục, đại diện các tổ chức có liên quan. Trong đó có ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng là các nhà giáo đang giảng dạy môn học và hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Quá trình thẩm định mỗi thành viên hội đồng nhận bản mẫu SGK và nghiên cứu độc lập trong 15 ngày; sau đó hội đồng làm việc tập trung trong bảy ngày thảo luận công khai về bản mẫu SGK. Tiêu chuẩn SGK đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới phải bảo đảm: Thể hiện đúng và đầy đủ nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Các bài học trong SGK tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm; thể hiện đúng, đủ, rõ mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh và yêu cầu về đánh giá quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục... Kết quả quá trình triển khai CT GDPT mới, đã có năm bộ, gồm 46 cuốn SGK lớp 1 được Bộ GD và ĐT phê duyệt đưa vào sử dụng từ năm học 2020 - 2021.
Mặc dù trải qua nhiều năm với quy trình được đưa ra nhiều công đoạn khác nhau nhưng khi CT, SGK GDPT mới vừa được đưa vào dạy học đã nhận nhiều ý kiến phản biện trong dư luận xã hội. Đó là việc CT GDPT mới thiết kế quá tải về kiến thức, phân phối chưa phù hợp. Đặc biệt, môn Tiếng Việt nặng hơn trước đây nhiều, một tiết có thể học đến bốn âm, bốn vần, lại vừa tập viết, vừa phải nhận dạng chữ, viết bảng và đọc nguy cơ gây quá tải cho học sinh. SGK Tiếng Việt có nhiều "sạn" với các ngữ liệu được trích dẫn, câu từ không phù hợp, gây khó khăn cho người dạy, người học.
Trước những phản ứng của dư luận xã hội, Bộ GD và ĐT đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt rà soát, kiểm tra lại. Tuy nhiên, để CT, SGK GDPT mới được triển khai hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 88, đáp ứng yêu cầu đổi mới, việc chỉ rà soát lại khâu thẩm định là chưa đủ. Bộ GD và ĐT cần xem xét lại toàn bộ các khâu từ xây dựng chương trình, biên soạn SGK và thẩm định SGK, để từ đó xử lý kịp thời các hạn chế, bất cập nếu có. Ngoài ra, cần xác định trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị của Bộ GD và ĐT, nhất là cơ quan chuyên môn trong việc tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát liên quan đến các khâu xây dựng chương trình, thẩm định SGK. Bộ GD và ĐT, các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK cần cầu thị lắng nghe phản biện về những việc phát sinh trong thực tế và khi có đầy đủ các đánh giá có căn cứ khoa học cần kịp thời điều chỉnh, xử lý những hạn chế của SGK lớp 1, nhằm tránh lặp lại khi biên soạn, thẩm định SGK các lớp học tiếp theo.
Màn biến hóa tinh vi "gây lú" của hàng hoa quả vỉa hè khiến nhiều người mắc lừa, mất tiền mua xong vẫn chưa hiểu tại sao Muốn bóc mẽ chiêu lừa đảo đỉnh cao của những người bán hoa quả dọc đường, cách duy nhất có lẽ là mang theo kính lúp! Chắc hẳn cộng đồng mạng vẫn nhớ, từng có khoảng thời gian những người làm nghề bán hoa quả vỉa hè rộ lên phong trào viết bảng giá kiểu số thập phân to nhỏ lẫn lộn, khiến...