Gucci từng có bộ ảnh bị cấm tiệt vì để lộ bộ phận nhạy cảm, hình ảnh 18+ gây xôn xao một thời
Dưới triều đại của Tom Ford, Gucci từng là thương hiệu có “máu mặt” với những chiến dịch quảng cáo độc đáo nhưng khả năng gây sốc cực cao!
Đã bao nhiêu lần bạn được nghe về những sản phẩm hay hình ảnh độc đáo và lập dị từ Gucci? Những chiếc đầm cho đàn ông mặc, người mẫu ôm thủ cấp,… là cái riêng mà Giám đốc sáng tạo đương nhiệm – ông Alessandro Michele mang tới cho nhà mốt này.
Người mẫu ôm thủ cấp, đầm kẻ sọc cho nam,… là những phát kiến dị biệt để Gucci ghi dấu ấn với công chúng
Nhưng trước đó hơn 1 thập niên khi Gucci vẫn còn là “ngai vàng” của Tom Ford, đã từng có chiến dịch quảng cáo với hình ảnh gây sốc tới nỗi bị cấm tiệt trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng, lọt top 1 trong những bộ ảnh gây tranh cãi nhất về thời trang cảm hứng từ tính dục.
Năm 2003, Gucci khiến cả giới mộ điệu lẫn truyền thông đại chúng chấn động khi tung ra chiến dịch cho BST mùa xuân Ready-To-Wear của mình.
“Thật ngắn!” là những gì Tom Ford đánh giá về BST lần này của mình, đủ để thấy thời trang kiệm vải chính là thứ ông ưu tiên cho BST mùa xuân năm ấy. Không những vậy, tình dục là chi tiết được NTK cài cắm rõ nét tới mức chỉnh cần thoáng nhìn là cũng nhận ra
Video đang HOT
Tư thế tạo dáng của cặp đôi người mẫu mô phỏng những hình ảnh quan hệ xác thịt là đề tài gây tranh cãi rầm rộ trong năm ấy
Gây sốc nhất là hình ảnh logo của Gucci được tạo thành từ… lông vùng kín của nữ giới. Cái ngông, sự táo bạo vô biên của Tom Ford đã hứng chịu phản ứng gay gắt từ cả công chúng lẫn các nhà phê bình
Cơ Quan Thẩm Định Tiêu Chuẩn Quảng Cáo ở Anh đã nhận được vô số lời ca thán. Người tiêu dùng cho rằng nó “quá sức phản cảm” và “cực kỳ độc hại” cùng rất nhiều những lời tố tụng, yêu cầu xoá sổ chiến dịch của Gucci. John Beyer, giám đốc của Mediawatch UK nhận định: “Đây là một hình ảnh độc hại xúc phạm tới nhân phẩm của phụ nữ, không được phép xuất hiện trên các tạp chí chính thống”.
BST năm ấy là tuyên ngôn mạnh mẽ về hào quang của sự quyến rũ, nhất là khi người mẫu Carmen Kass kết show với chiếc đầm bodycon làm từ 100% ruy băng quấn quanh thân thể (ảnh giữa)
Nhưng ngành công nghiệp thời trang đã phải công nhận sức sáng tạo bạo liệt của Tom. Nhờ sự phá cách điên rồ của Tom, các chiến dịch quảng cáo về sau này cũng vì thế mà ấn tượng hơn. Mario Testino – nhiếp ảnh gia có tiếng chia sẻ: “Khi tôi bắt đầu làm việc ở Gucci với Tom Ford, anh ấy đã đẩy tôi lên một tầm cao mới”.
Công bằng mà nói, để mà bàn về sức ảnh hưởng của chiến dịch, khả năng thu hút chú ý, phá vỡ mọi quy chuẩn về quảng cáo thời trang trước đây và tạo nên những làn sóng tranh cãi kịch liệt thì chiến dịch này đã thành công mỹ mãn.
Suốt thời kỳ trị vì “vương quốc” của mình, Tom Ford đã gây bão truyền thông với hàng loạt những chiến dịch quảng bá thương hiệu kỳ lạ nhưng hiệu quả
Năm 2004, Tom Ford rời bỏ Gucci, kết thúc kỷ nguyên của “Ông hoàng sex” trong làng thời trang
Biến những điều tưởng như bất khả thi thành hiện thực, dám đưa vào vải vóc những ham muốn tột độ mà kẻ khác chẳng đủ bản lĩnh thể hiện, Tom Ford là tượng đài bất diệt đã vực dậy Gucci và đưa thương hiệu này tới đỉnh cao
Gucci, Crocs bị làm giả nhiều nhất năm 2021
Những món hàng giả Gucci được tìm kiếm 87.600 lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm.
Theo Sneakers News, hàng giả đang có dấu hiệu gia tăng trong ngành thời trang năm 2021. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế cho rằng giày dép là một trong 5 ngành hàng bị những kẻ chuyên làm hàng giả nhắm đến.
Năm 2019, mức thiệt hại của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi vấn nạn hàng giả lên đến con số 464 tỷ USD. Trong một nghiên cứu của Uswitch và công ty Ahrefs, Gucci là nhãn hàng bị nhái nhiều nhất từ nhu cầu mua sắm của đối tượng không đủ khả năng chi trả cho hàng hiệu.
Thương hiệu Gucci bị làm giả sản phẩm. Ảnh: Sneakers News.
Theo báo, sản phẩm giả của Gucci được tìm kiếm 87.600 lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm với các mặt hàng như thắt lưng, sơ mi, áo phông, phụ kiện giày dép. Ngoài ra, giày Yeezy và Crocs cũng lọt vào danh sách hàng giả với lượt tìm kiếm 25.000 lần.
Công ty Uswitch và Ahrefs cũng đưa ra chỉ số chi tiết về sản phẩm cụ thể như Yeezy Boost 350 giả ở mức 12.000 lần và Balenciaga Triple S nằm trong khoảng 7.200 lần.
Những con số được công ty sử dụng công cụ tìm kiếm trên các trang bán hàng trực tuyến Net-a-Porter, Farfetch rồi thêm cụm từ hàng giả để dò tìm và đúc kết được số liệu cụ thể.
Giày Yeezy Boost 350 giả có hơn 20.000 lượt tìm kiếm trong năm 2021. Ảnh: WWD.
Vào tháng 7, Crocs đã đệ đơn kiện 21 công ty vi phạm bản quyền khi sản xuất hàng giả, trong đó có Walmart và Hobby Lobby.
Danielle - phó chủ tịch điều hành kiêm giám đốc pháp lý của Crocs - cho biết: "Chúng tôi bắt buộc phải bảo vệ DNA đặc biệt của thương hiệu và sẽ không tha thứ cho những hành động vi phạm bản quyền hoặc những công ty cố gắng sản xuất hàng nhái tràn lan trên thị trường".
Thậm chí, nhãn hàng còn yêu cầu Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) ban hành lệnh cấm nhập khẩu giày dép giả được sao chép từ phiên bản gốc đã đăng ký độc quyền.
Biên tập viên thời trang Katie Abel nhận định Crocs đang tăng cường sự tập trung của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu và độ nhận diện trên thị trường để phát triển doanh thu. Tuy nhiên, việc hàng giả xuất hiện khá nhiều với mức giá thấp hơn sẽ làm giảm giá trị nhãn hàng.
Với mức độ phổ biến trên thị trường, Crocs bị nhiều thương hiệu làm nhái. Ảnh: SCMP.
Bi kịch gia tộc Gucci Nhà thiết kế thời trang Guccio Gucci là cha đẻ của thương hiệu House of Gucci hay còn được biết đến với tên gọi ngắn gọn là Gucci. Guccio Gucci sinh trưởng trong gia đình có truyền thống làm đồ da. Ông có cơ hội tiếp xúc với chất liệu thời trang cao cấp từ thưở nhỏ. Tuy nhiên, nhà sáng lập lại...