Guatemala bắt giữ nghi can thứ 5 vụ thảm sát 1982
Ngày 17/8, giới chức Guatemala thông báo lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ thêm một nghi can tham gia vụ thảm sát hơn 200 dân thường hồi năm 1982, thời điểm nước này lâm vào nội chiến.
Các bị cáo tại phiên tòa. (Nguồn: Getty Images)
Đây là nghi can thứ 5 bị sa lưới trong nỗ lực của Chính phủ Guatemala đưa ra vành móng ngựa những kẻ đã nhúng tay vào vụ thảm sát đẫm máu, trả lại công lý cho các nạn nhân vô tội.
Cảnh sát cho biết nghi can Julian Acoj Morales – từng là binh sỹ thuộc lực lượng vũ trang bán quân sự Guatemala, bị bắt giữ tuần trước tại khu vực ngoại ô thủ đô Guatemala.
Trước đó, hồi đầu tháng, một tòa án của Guatemala đã tuyên án tổng cộng hơn 24.000 năm tù giam đối với 4 cựu sỹ quan quân đội liên quan vụ thảm sát.
Vụ thảm sát đẫm máu xảy ra hồi tháng 12/1982 khi một nhóm binh lính phục vụ chế độ độc tài quân sự của Tướng Efrain Riot tấn công một ngôi làng nhỏ ở miền Bắc Guatemala, sát hại hơn 200.000 người dân tại đây, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em và người già. Đây được coi là một trong những trang đau thương nhất trong lịch sử 36 năm nội chiến ở quốc gia Trung Mỹ này (1960-1996)./.
Theo TTXVN
Bà mẹ trẻ và hành trình 5 năm tìm đứa con bị đánh cắp
Loyda Rodriguez Morales nhận thấy có ai đó đã kéo con gái cô khi cô bước vào nhà cùng 3 đứa con. Trong tích tắc, Rodriguez nhìn thấy một phụ nữ bế đứa con gái mới 2 tuổi của cô lao tới chiếc taxi đang chờ sẵn và biến mất.
Video đang HOT
Loyda Rodriguez Morales đã đi tìm con gái suốt 5 năm qua.
Sau gần 5 năm tìm kiếm, đăng tải các thông tin tìm người thân, bị từ chối tiếp tại các trại mồ côi và thậm chí còn thực hiện một cuộc biểu tình tuyệt thực, Rodriguez giờ đây đang có trong tay một lệnh tòa án được tin là chưa có tiền lệ tại Guatemala, trong đó tuyên bố rằng đứa trẻ đã bị đánh cắp và yêu cầu cặp vợ chồng người Mỹ nhận cô bé làm con nuôi trả con cho cô.
Nếu giới chức Mỹ can thiệp để trả lại đứa trẻ, hiện 6 tuổi, như tòa án Guatemala yêu cầu, đó sẽ là trường hợp trả con đầu tiên đối với một trường hợp nhận con nuôi quốc tế, các chuyên gia cho hay.
Một tấm biển được treo hôm thứ Sáu tại cổng nhà của bé gái ở Mỹ, một ngôi nhà 2 tầng ở ngoại ô thành phố Kansas, viết: "Làm hơn hãy tôn trọng quyền riêng tư của gia đình chúng tôi trong giai đoạn khó khăn này. Chúng tôi đề nghị các bạn không xâm phạm ngôi nhà của chúng tôi vì bọn trẻ. Xin cảm ơn".
Bộ Ngoại giao Mỹ đã chuyển tất cả các câu hỏi về phán quyết của tòa án Guatemala tới Bộ Tư pháp, hiện không bình luận về vụ việc.
Rodriguez, 26 tuổi, đã bật khóc khi cô nhìn thấy lệnh của tòa án đưa ra hôm 29/7 được công khai. Cô đang lên kế hoạch sửa sang lại phòng ngủ của con gái.
"Tôi muốn căn phòng được trang trí đẹp mắt. Tôi sẽ đi mua búp bê và quần áo để con bé không thiếu bất kỳ thứ gì. Con bé có thể một mình, hoặc ngủ chung với các anh em trai".
David Smolin, một giáo sư luật tại Đại học luật Cumberland ở Birmingham, bang Alabama và cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế, cho rằng các quan chức Mỹ có thể sẽ phớt lờ yêu cầu của tòa án Guatemala.
Chuck Johnson, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Ủy ban quốc gia về nhận con nuôi, có trụ sở tại Virginia (Mỹ), cho hay ông chưa từng nghe thấy một trường hợp nào trong đó Mỹ thực thi phán quyết của tòa án nước ngoài nhằm trả lại những đứa trẻ đã được nhận làm con nuôi cho đất nước nơi chúng sinh ra.
Nhưng một luật sư tại Guatemala cho rằng chính phủ Mỹ phải có nghĩa vụ thực thi các hiệp ước quốc tế nhằm trả lại những nạn nhân của nạn buôn người hoặc các trường hợp nhận con nuôi bất hợp pháp, vốn xảy ra trong vòng 5 năm.
Con gái của Rodriguez rời Guatemala ngày 9/12/2008, theo các ghi chép của tòa án.
"Vụ việc vẫn trong giới hạn thời gian đó", Norma Cruz, giám đốc Tổ chức những người sống sót, một nhóm nhân quyền đã đứng ra phát đơn kiện cho cô Rodriguez, nói. "Chúng tôi không có nghĩa vụ phải liên lạc với gia đình nhận nuôi. Phán quyết của thẩm phán nói rằng giới chức Mỹ phải tìm đứa trẻ, bất kể cô bé ở đâu".
Tổ chức trên không cáo buộc cặp vợ chồng người Mỹ biết bé gái họ nhận nuôi từng bị bắt cóc, chỉ nói rằng cô bé đã bị một đường dây buôn bán trẻ em đánh cắp và sau đó đưa đi làm con nuôi với cái tên mới. Cặp vợ chồng người Mỹ được xác định trong phán quyết của tòa án là James Monahan và Jennifer Lyn Vanhorn Monahan, ở Liberty, bang Missouri.
Guatemala từng là quốc gia có nhiều trẻ em được nhận làm con nuôi nhất tại Mỹ, đứng thứ nhất hoặc thứ nhì chỉ sau Trung Quốc với khoảng 4.000 trường hợp mỗi năm. Nhưng chính phủ Guatemala đã ngừng các trường hợp xin con nuôi từ cuối năm 2007 sau hàng loạt các vụ việc gian lận, trong đó có các vụ giả mạo giấy tờ, giấy khai sinh, các cáo buộc đánh cắp trẻ em.
Phán quyết của tòa án Guatemala do thẩm phán Angelica Noemi Tellez Hernandez ký đã hủy hộ chiếu của con gái Rodriguez và yêu cầu trả lại cô bé trong 2 tháng, đề nghị đại sứ quán Mỹ tại Guatemala trợ giúp để tìm cô bé. Tòa án cũng nói rằng sẽ phát yêu cầu trả lại đứa trẻ, yêu cầu Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol hỗ trợ, nếu bé gái không được đưa về Guatemala.
Ông David Smolin cho hay đây là trường hợp đầu tiên mà ông biết về việc một thẩm phán quốc tế yêu cầu một gia đình Mỹ trả lại đứa con nuôi cho quê gốc của đứa trẻ. Ông Smolin đã nhận nuôi 2 đứa con từ Ấn Độ và sau đó phát hiện ra rằng chúng bị đánh cắp, một tình huống mà ông giải quyết bằng cách cho phép bố mẹ đẻ tới thăm thường xuyên.
"Đây là một viễn cảnh mà tất cả các bố mẹ nuôi đều lo sợ trong nhiều năm", ông Smolin nói.
Bé gái Anyeli Liseth Hernandez Rodriguez chào đời ngày 1/10/2004, là con thứ 2 của Rodriguez và người chồng Dayner Orlando Hernandez. Bé gái biến mất ngày 3/11/2006 khi Rodriguez không để ý trong lúc mở cửa để vào ngôi nhà tại khu ngoại ô nghèo San Miguel Petapa của thành phố Guatemala City.
Họ đã thông báo vụ việc cho nhiều tổ chức địa phương và liên bang khác nhau, trong đó có các giới chức phụ trách các vụ vi phạm nhân quyền và trẻ em mất tích.
Rodriguez cho hay cô đã tìm kiếm trong suốt hơn 1 năm và đã bị tòa án nhiều lần từ chối yều cầu tìm kiếm tại các trại nuôi dưỡng nơi những đứa trẻ chờ được nhận làm con nuôi.
Rodriguez đã gặp Norma Cruz và Tổ chức những người sống sót thông qua một nhân viên tòa án hồi tháng 1/2008. Hai phụ nữ sau đó đã tiến hành một cuộc biểu tình nhịn ăn khi họ vẫn không được phép tiếp cận các hồ sơ nhận làm con nuôi của chính phủ.
Sau khi được phép tiếp cận, họ mất gần một năm mới tìm thấy ảnh của bé gái Anyeli tại Ủy ban quốc gia về nhận con nuôi tháng 3/2009.
"Tôi cảm thấy như trái tim mình muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi biết đó chính là cô bé", Rodriguez nói.
Rodriguez đã yêu cầu làm xét nghiệm ADN để xác định cô là mẹ bé gái. Nhưng khi đó, bé gái đã được đưa tới Mỹ.
Danh tính của Anyeli đã bị thay đổi vào đầu năm 2007 bởi một phụ nữ tự nhận là mẹ đứa trẻ, Felicita Antonia Lopez Garcia, người đã đổi tên cô bé thành Karen Abigail và cho bé đi làm con nuôi.
Lopez đã bỏ bé gái tại tổ chức con nuôi tên gọi Spring Association vài tháng sau đó sau khi không chứng minh được là mẹ đứa trẻ thông qua một cuộc xét nghiệm ADN. Spring Association đã tuyên bố đứa trẻ bị bỏ rơi và đưa đi làm con nuôi năm 2008.
Văn phòng một luật sư của Guatemala đã đồng ý trường hợp nhận làm con nuôi của cô bé vào tháng 7 năm đó, bất chấp việc văn phòng đã nhận được một thông báo mất tích của bé gái kèm ảnh từ tháng 2/2008.
Vào tháng 12 năm đó, cô bé Anyeli rời khỏi nước Mỹ cùng gia đình nhận nuôi.
Các công tố viên của ủy ban tham nhũng Guatemala đã dùng trường hợp của Rodriguez để đưa ra những cáo buộc đối với các luật sư và những người môi giới tại Spring Association về tội buôn người nhằm phục vụ các vụ nhận con nuôi bất hợp pháp và sử dụng các tài liệu giả mạo.
Rodriguez thì nói cô chỉ muốn nhận lại đứa con gái.
"Họ đã nhầm lẫn khi đưa con gái tôi đi. Có thể họ không biết cô bé đã bị đánh cắp", bà mẹ trẻ nói.
Theo Dân Trí
4 kẻ thảm sát Guatemala nhận hơn 24.000 năm tù Ngày 2/8, một tòa án của Guatemala đã kết án bốn cựu sỹ quan quân đội tham gia vụ thảm sát hơn 200 dân thường hồi năm 1982, thời điểm nước này lâm vào nội chiến. Thân nhân của những nạn nhân trong vụ thảm sát hồi năm 1982. (Nguồn: Getty Images) Mỗi bị cáo phải nhận tổng hình phạt lên tới 6.060...