Guantanamo, nhà tù Mỹ kiêm “trại dưỡng lão”
Trại giam Guantanamo của Mỹ trên đảo phải chăng đang biến thành một trại dưỡng lão tương lai? Đây là câu hỏi mà một từ báo nước ngoài nêu lên mới đây sau khi cùng một nhóm nhà báo đến thăm trại tù lừng danh này, trong một chuyến thăm mà quân đội Mỹ thường tổ chức cho giới báo chí.
Toàn cảnh Guantanamo
Ghi nhận đầu tiên của nữ ký giả Sylvie Lanteaume, là sự kiện quân đội Mỹ đã hiện đại hóa trung tâm giam giữ này để thích ứng với tình hình tù nhân ngày càng già đi, và có lẽ sẽ không bao giờ ra khỏi nơi đây.
Người ta thấy nào là trung tâm y tế chuyên về các chứng bệnh cho người già, nào là phòng tập thể dục, thậm chí có cả một phòng giải phẫu. Với những phương tiện và cơ sở đó, Guantanamo bắt đầu có dáng dấp của một trung tâm chăm sóc người già, với tất cả những trang thiết bị cần thiết, từ khung tập đi bốn bánh đặt trong góc phòng của trung tâm y tế rất mới, cho đến các giường bệnh như thấy tại các nhà thương khác…
Nếu có khác chăng là các phòng không có cửa sổ bình thường, được thay thế bằng một cửa sổ con dưới mái che bằng kính đục, và lưới kẽm làm vách ngăn.
Tù nhân lớn tuổi nhất trong số 40 người ở Guantanamo hiện đã 71 tuổi, người trẻ nhất là 37, tuổi trung bình các tù nhân là 46. Họ bị cáo buộc là đã tham gia nhiều vụ khủng bố, nhất là vụ 11/9/2001, bị xem là những phần tử quá nguy hiểm để được thả ra.
Tù nhân cao niên
Ý thức rõ là những người hiện còn bị giữ tại đây sẽ không được rời khỏi nhà tù, chính quyền Mỹ đã quyết định biến nơi này thành một trại tù lâu dài, và Lầu Năm Góc đã ra lệnh cho viên chỉ huy lực lượng cai quản Guantanamo, đô đốc John Ring, là phải bảo đảm sao cho trại tù vẫn có thể hoạt động trong 25 năm nữa.
Phát ngôn viên của trại, đại úy Anne Leanos, giải thích với các nhà báo đến tham quan là họ “đã suy nghĩ rất nhiều về cách chuẩn bị tiếp nhận các tù nhân già và những cơ sở hạ tầng cần phải thiết lập, vừa để bảo đảm an toàn, vừa có tình nhân đạo”.
Chính quyền Mỹ đã chi 12 triệu đô la để biến một khu của trại giam thành bệnh viện dã chiến hiện đại, với phòng mổ, phòng X quang, máy scanner, phòng cấp cứu và hồi sức. Trung tâm y tế Guantanamo chính thức mở cửa vào tháng 3/2018, và theo lời bác sĩ trưởng phụ trách trung tâm, thì họ đã sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.
Hiện thời, không một tù nhân nào ở Guantanamo cần đến xe lăn, nhưng trung tâm y tế ở đây đã thiết kế sẵn đường dốc dùng cho loại phương tiện này.
Để điều hành bệnh viện, quân đội Mỹ đã cử một đội bác sĩ và y tá luân phiên nhau đến Guantanamo làm việc trong thời hạn từ 6 đến 9 tháng. Đội ngũ này bao gồm 3 bác sĩ, một trợ lý điều trị, 3 nhà tâm thần học, 11 y tá.
Video đang HOT
Tù nhân tại Guantanamo bị những bệnh thường thấy ở vào lứa tuổi của họ: Tiểu đường, huyết áp cao, bao tử, đường ruột… Phòng về tâm thần tọa lạc ở lầu trên, hai xà lim được biến thành hai phòng khám, một phòng thứ ba vách đệm bông, dùng làm nơi cách ly tạm giữ những người bị rối loạn thần kinh.
Một cổng vào trại tù của Quân đội Mỹ tại Guantanamo
Cũng như các quân nhân được điều đến trại giam, các bác sĩ về tâm thần tại đây cũng thay phiên xoay vòng, ở tại chỗ từ 9 đến 12 tháng, cho nên vấn đề theo dõi, và tương tác với tù nhân có phần giới hạn.
Từ khi trại giam mở ra năm 2002, đã có 9 tù nhân chết, 7 người tự tử, một người chết vì ung thư, một người qua đời vì lên cơn tim.
Không có thông tin nào được đưa ra về tình trạng sức khỏe của các tù nhân, nhưng các nhà báo có mặt được biết qua một câu nói vòng vèo là “một tù nhân gương mẫu đang nhịn ăn trong lúc này nhưng không phải vì lý do kiêng kỵ của tôn giáo”. Đây là cách nói của quản lý nhà tù để chỉ những cuộc tuyệt thực mà tù nhân thường hay làm để phản đối.
Phần đông tù nhân ở Guantanamo chưa bao giờ bị truy tố hay đưa ra xét xử, và tuy bây giờ những hành động phản kháng ngày càng trở nên hiếm hoi hơn, nhưng một số thì vẫn chống đối dữ dội.
Đô đốc John Ring cho biết có một tù nhân đang bị kỷ luật sau một sự cố với lính cai ngục. Ông giải thích: Nhiều người cho là họ vẫn trong tình trạng chiến tranh với nước Mỹ, họ tiếp tục cuộc chiến với những hành động phản kháng như vậy.
Còn mở cửa ít nhất 25 năm nữa
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây từng mong muốn sớm đóng cửa trại giam Guantanamo, nằm ở phía đông nam Cuba. Tuy nhiên, theo đô đốc John Ring, trại sẽ còn mở cửa ít ra là 25 năm nữa, và công việc bây giờ là tập trung chuẩn bị cơ sở cho mục đích này.
Vào cuối tháng Giêng vừa qua, đương kim tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh đi ngược lại với chỉ thị không hiệu quả của ông Obama năm 2009, muốn đóng cửa trại giam vốn bị cả thế giới chỉ trích.
Sau sắc lệnh của tổng thống Trump về việc duy trì trại tù, đô đốc John Ring cho biết đã nhận được một bản ghi nhớ của Lầu Năm Góc nói rằng trại sẽ tiếp tục mở cửa trong thời hạn 25 năm hay là hơn nữa.
Vào tháng 12 năm ngoái, một báo cáo của chuyên gia Liên Hiệp Quốc về tra tấn, Nils Melzer, cho là vẫn còn những trường hợp tù nhân bị tra tấn ở Guantanamo. Báo cáo nêu tên người bị tra khảo là Ammar al-Baluchi, một người bị tình nghi tham gia vụ khủng bố 11/09.
Chuyên gia Liên Hiệp Quốc đồng thời tỏ ý rất lo ngại cho sức khỏe nhất là tinh thần, của tù nhân bị giam một thời gian lâu dài như vậy trong tình trạng bị cô lập hoàn toàn.
Những năm 2001, số tù nhân lên đến khoảng 780 người, phần đông có liên hệ đến Al Qaeda và Taliban
Trại giam Guantanamo được quân đội Mỹ xây dựng vội vã dưới thời cựu tổng thống George W.Bush vào năm 2002, sau vụ khủng bố 11/09/2001 tại Mỹ và dẫn đến cuộc tấn công Afghanistan sau đó ít lâu.
Trong thời gian đầu, số tù nhân lên khoảng 780 người, phần đông có liên hệ đến Al Qaeda và Taliban. Dưới thời hai tổng thống Bush và Obama, đã có hàng trăm người được thả ra, nhưng những kẻ bị tình nghi can dự vào loạt khủng bố 11/09 ở Mỹ, trong đó có nhân vật đầu sỏ là Khalid Sheikh Mohammed, vẫn chờ ngày được xét xử.
Kể từ năm 2008, Guantanamo đã không đón nhận thêm tù nhân nào. Trong số 40 người đang bị giam tại đấy, có Ali Hamza Ahmad al-Bahlul, một phó tướng của Oussama ben Laden, đã bị kết án tù chung thân, một người khác đang chờ ra tòa vào năm tới.
Bên cạnh đó, có 26 người khác bị cho là quá nguy hiểm để được trả tự do. Trong 12 người còn lại, 5 người được cho có thể chuyển đến một nước thứ 3, và 5 người đang trong vòng xét xử.
Trước cảnh tù nhân ngày càng già đi đó, và viễn cảnh sẽ còn phải ở lại Guantanamo hàng mấy chục năm nữa, cũng dễ hiểu là trại giam bắt buộc phải có cơ sở thích ứng, phải hiện đại hóa, nhất là cơ sở y tế để đáp ứng với đối tượng cao tuổi.
Ngay cả đối với con số 1.800 quân nhân đảm bảo hoạt động của trại giam, từ lính gác, đầu bếp, cho đến lực lượng tuần tra trên biển, rất nhiều người vẫn còn phải sống trong những doanh trại cũ kỹ, có cái được cho là “gần như đổ nát”.
Ngân sách hoạt động hàng năm của Guantanamo là 78 triệu đô la. Đô đốc John Ring cho biết là ông phải nhờ đến một công ty quy hoạch thành phố để cải thiện điều kiện sống của quân nhân phục vụ ở Guantanamo trong một thời hạn trung bình là 9 tháng, không mang theo gia đình, vì không có chỗ ở.
Trong 10 năm qua, Guantanamo không có tù nhân mới, nhưng trong lúc vận động tranh cử, ông Donald Trump không che giấu ý định gởi đến đây những người “hung ác” bị bắt tại Syria hay Iraq và sắc lệnh của ông dự kiến đưa thêm tù nhân đến đây.
Theo đài NBC, chính quyền Trump dự kiến gửi đến Guantanamo quân thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS bị bắt ở Syria và Iraq. Tuy nhiên trả lời báo giới, đô đốc John Ring cho biết là ông không nhận được chỉ thị nào theo chiều hướng nói trên. Theo ông, trại có khả năng đón 200 người mà không cần mở rộng thêm, nhưng khi ấy cần phải có thêm nhân sự.
Ngọc An (tổng hợp)
Theo baophapluat
Khủng bố IS ồ ạt vượt ngục, thoát khỏi nhà tù ở Syria
Theo Fars, một số lượng lớn khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và thành viên đào ngũ của lực lượng Lá chắn Euphrates của Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức vượt ngục ở Syria thành công.
Cụ thể, các chiến binh IS đã trốn thoát khỏi nhà tù do lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở thị trấn al-Bab.
Các nguồn tin cho biết, cai ngục đã giúp tù nhân trốn thoát khỏi nhà tù và hiện FSA đã yêu cầu các lực lượng của họ cảnh giác và thiết lập một số trạm kiểm soát trong khu vực để bắt lại số tù nhân vượt ngục.
Trong một diễn biến liên quan, các đơn vị của quân đội Syria đã tiến vào khu vực Toloul al-Safa, pháo đài cuối cùng của những kẻ khủng bố IS ở phía đông Badyia thuộc tỉnh Sweida.
Các đơn vị thuộc quân đoàn tình nguyện số 3 và sư đoàn 10 đã giành quyền kiểm soát khu vực của Qabr al-Sheikh Hussein, phía tây bắc vùng al-Safa sau các cuộc đụng độ dữ dội với những kẻ khủng bố.
Nhiều kẻ khủng bố IS bao gồm cả các tay súng bắn tỉa đã bị quân đội Syria tiêu diệt, vùi thây trong sa mạc trong các cuộc đụng độ.
Các đơn vị quân đội Syria đang cố gắng tiến lên trên khu vực vách núi đá al-Safa, quyết tâm giải phóng địa bàn này.
Do địa hình nham thạch cứng rắn, hỏa lực pháo binh, không quân không có nhiều tác dụng, quân đội Syria chỉ còn phương án dùng bộ binh vây lấn tiến công từng bước và buộc phải chấp nhận thương vong để đẩy lùi IS ra khỏi khu vực.
Mục tiêu của quân đội Chính phủ Syria là tiêu diệt khủng bố trong khu vực trước mùa đông khi mà những cơn mưa xuất hiện có thể cung cấp nguồn nước cho lực lượng phiến quân. Hiện tại, quân đội Chính phủ Syria đã cắt đứt nguồn cung cấp nước sạch cho lực lượng phiến quân.
Theo Danviet
Chế độ kinh hoàng cho Maria Butina trong nhà tù Mỹ? Cô Maria Butina bị ép không được ngủ từ 1- 3h đêm, phải tuân thủ chế độ đặc biệt dù chưa qua xét xử. Sputnik dẫn thông cáo mới nhất của Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho hay, nữ công dân Nga Maria Butina - người bị cáo buộc là một điệp viên ngầm, nghi ngờ can thiệp vào cuộc bầu cử...