Guam nguy cấp vì mối đe dọa còn lớn hơn cả Triều Tiên
Guam, hòn đảo nhiệt đới ở Thái Bình Dương của Mỹ hiện không chỉ đối mặt với mối đe dọa bị Triều Tiên tấn công tên lửa mà còn phải chống lại sự tàn phá đến từ mối nguy hiểm thậm chí lớn hơn do một loài rắn xâm lấn gây ra…
Đảo Guam nhìn từ trên không.
Trong khi Triều Tiên đe dọa sẽ nã tên lửa hủy diệt Guam – nhà của các căn cứ quân sự chiến lược của Mỹ – khiến Washington phải nâng mức cảnh báo lên cao, thì một loài rắn sống trên cây đã gây ra một thảm họa đáng sợ trên đảo lâu nay.
Rắn nâu xâm lấn – tên khoa học là Boiga irregularis – ngày càng chứng tỏ là một loài ăn thịt có hại khi nó sống trong môi trường, nơi các sinh vật bản địa chưa phát triển cơ chế bảo vệ để sinh tồn.
Rắn nâu xâm lấn trên đảo Guam có tên khoa học là Boiga irregularis
Kể từ khi loài rắn độc hại này xuất hiện trên hòn đảo chiến lược ở Thái Bình Dương của Mỹ vào cuối Chiến tranh thế giới thứ 2, nó đã ăn sạch 10 trong số 12 loài chim bản địa của đảo. Hai loài chim còn lại số phận cũng thê thảm khi bị liệt vào danh sách “ tuyệt chủng chức năng”. Một trong những loài chim đã biến mât trên đảo là bồ cầu Mariana.
Bồ cầu Mariana.
Video đang HOT
Chưa hết, rắn cây nâu xâm lấn có nguồn gốc Australia còn đang đe dọa hủy diệt các khu rừng ở Guam.
Nghiên cứu khoa học mới tiết lộ, khẩu vị của loài rắn này không chỉ gây thiệt hại cho động vật hoang dã ở Guam mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến cây cối vì nhiều loài cây dựa vào các loài chim để phát tán hạt giống. Chim bị tuyệt chủng, nhiều loại cây cũng vì thế mà bị đe dọa. Ông Haldre Rogers, giáo sư tại Đại học Bang Iowa và Elizabeth Wandrag, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Canberra, đã nghiên cứu việc cây con mọc trên đảo Guam so với những hòn đảo gần đó nơi không có sự tồn tại của loài rắn cây nâu xâm lược.
Nghiên cứu của họ được đăng trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho thấy cây con đã mọc tăng gấp đôi ở các khu vực còn trống trên các đảo khác so với Guam.
Rắn nâu xâm lấn đã làm thay đổi và đang đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái trên đảo Guam.
Viết trong tạp chí học thuật hàng đầu, The Conversation, các nhà khoa học giải thích: “Sự biến mất của các loài chim bản địa đã gây ra một số thay đổi bất ngờ ở rừng ôn đới của Guam. Cả việc hình thành cây mới lẫn sự đa dạng của những loại cây này đang giảm sút. Những thay đổi này chỉ ra ằng, một loài ăn thịt xâm lán có thể gián tiếp làm thay đổi toàn bộ hệ sinh thái một cách đáng kể như thế nào”.
Các loài chim có vai trò rất quan trọng đối với cây cối ở vùng nhiệt đới, khi có tới 90% cây cối dựa vào động vật ăn trái cây của chúng để phát tán hạt giống ở những khu vực mới. Đặc biệt là trên đảo Guam, khi những hạt giống rơi xuống đất, chúng không có nhiều cơ hội nảy mầm.
Các nhà khoa học tiếp tục cảnh báo: “Nhìn chung, khoảng 70% các loài cây ở Guam dựa vào chim để lây lan hạt giống. Nghiên cứu cho thấy những loài chim biến mất do rắn nâu xâm lấn đã làm giảm việc hình thành cây mới từ 61-92%, tùy thuộc vào loài. Những con số này cho thấy, nhiều loài cây ở Guam đang bị đe doạ nghiêm trọng, và điều này lại đe dọa sự đa dạng của các loài trên đảo”.
Như vậy, khi quân đội và các nhà ngoại giao đang tìm cách đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên, Guam – hòn đảo chiến lược quan trọng của Mỹ ở Viễn Đông đã phải chịu một tai họa tự nhiên nghiêm trọng.
Theo Danviet
Vì sao Triều Tiên hoãn kế hoạch tấn công Mỹ ?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 14/8 bất ngờ tuyên bố hoãn kế hoạch tấn công tên lửa nhằm vào đảo Guam của Mỹ. Đây là kịch bản đã được dự đoán nhưng lý do thực sự sau quyết định này vẫn là một bí mật.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quyết định hoãn kế hoạch tấn công Guam. (Ảnh: KCNA)
Giữa lúc cuộc "khẩu chiến" Mỹ-Triều đẩy lên đến cao trào báo hiệu nguy cơ một cuộc xung đột quân sự, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 14/8 tuyên bố hoãn kế hoạch tấn công đảo Guam của Mỹ.
Tại Bộ chỉ huy Lực lượng chiến lược, ông Kim Jong-un nói rằng sẽ nghe ngóng thêm những các động thái từ Mỹ trước khi đưa ra quyết định tiếp theo.
Đây là kịch bản đã được dự đoán nhưng lý do thực sự sau quyết định này vẫn là một bí mật. Báo The Atlantic dẫn nhận định của giới chuyên gia đã đưa ra những lý do được cho là tác động đến quyết định của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Thứ nhất, tuyên bố kế hoạch tấn công tên lửa vào vùng biển gần Guam có thể chỉ là "đòn gió" của Triều Tiên nhằm "phủ đầu" cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc kéo dài hai tuần bắt đầu từ ngày 21/8 tới. Việc tung "đòn gió" để nắn gân đối phương cũng không phải là điều hiếm thấy ở Triều Tiên.
Giới quan sát chỉ ra rằng, sở dĩ Triều Tiên nêu cụ thể thời điểm hoàn tất kế hoạch tấn công Guam vào giữa tháng 8 bởi đây là thời điểm ngay trước cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn và hơn nữa trùng thời điểm kỷ niệm Ngày Giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi phát xít Nhật Bản (15/8). Trong khi đó, Triều Tiên thường đánh dấu những ngày lễ lớn trong năm bằng các vụ thử tên lửa.
Ông Trump cảnh báo Triều Tiên hứng kết cục chưa từng thấy nếu tấn công Guam
Thứ hai, về phía Mỹ, mặc dù đưa ra những cảnh báo gay gắt nhưng Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đối thoại. Cụ thể, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tiếp đưa ra những cảnh báo như Triều Tiên có thể đối mặt với "lửa thịnh nộ" hay "giải pháp quân sự với Triều Tiên đã lên nòng", "Triều Tiên sẽ phải hứng hậu quả chưa từng thấy nếu tấn công Guam".
Song thực tế, chính quyền của ông vẫn tận dụng kênh đối thoại ngầm với Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc. Đại diện của hai bên tại Liên Hợp Quốc đã gặp gỡ để thảo luận về các vấn đề nhằm tháo ngòi căng thẳng như vấn đề thả con tin.
Giữa "bão" căng thẳng, các quan chức cấp cao của Mỹ cũng tìm cách xoa dịu tình hình với những tuyên bố như sẵn sàng đối thoại hay vẫn ưu tiên giải pháp ngoại giao cho vấn đề Triều Tiên và khẳng định không có ý định thay đổi chế độ ở Triều Tiên.
Mỹ mặc dù đã điều các máy bay ném bom B-1 đến bán đảo Triều Tiên để "nắn gân" nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ chuẩn bị cho một cuộc xung đột thực sự. Defense News chỉ ra, tại Nhật Bản, tàu sân bay USS Ronald Reagan vẫn nằm im lìm trong quân cảng. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng không ra bất cứ thông báo nào khuyến cáo công dân lập tức rời bán đảo Triều Tiên, hay sơ tán gia đình các quân nhân ở đây. Ngoài ra, người ta cũng không phát hiện bất cứ hoạt động chuyển quân khẩn cấp nào của các tàu hải quân Mỹ.
Một yếu tố nữa cũng được cho là tác động đến quyết định của nhà lãnh đạo Triều Tiên đó là việc Trung Quốc áp các lệnh cấm nhập khẩu khoáng sản và hải sản của Triều Tiên theo nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc đóng góp tới 90% kim ngạch xuất khẩu của Triều Tiên, các lệnh cấm vận mới được cho là có thể khiến kim ngạch xuất khẩu của Bình Nhưỡng giảm 1 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, tất cả chỉ là đồn đoán và không ai biết lý do thực sự đằng sau quyết định của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Giới chuyên gia cũng cảnh báo, quyết định này không có nghĩa là nguy cơ xung đột ở bán đảo Triều Tiên đã được loại bỏ, đặc biệt là khi Mỹ và Hàn Quốc chuẩn bị cuộc tập trận chung vào đầu tuần tới - động thái mà Bình Nhưỡng cho là "khiêu khích".
Minh Phương
Theo Atlantic, Washington Post
Ông Kim Jong-un lần đầu lên tiếng về kế hoạch tấn công Mỹ Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 14/8 đã được quân đội nước này báo cáo ngắn gọn về kế hoạch tấn công tên lửa vào gần đảo Guam của Mỹ và lần đầu tiên lên tiếng về kế hoạch này. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo đen) (Ảnh: Reuters) Yonhap dẫn thông tin từ hãng thông tấn Triều Tiên...