Guam – lãnh thổ nhỏ bé giữa trung tâm khẩu chiến Mỹ – Triều
Vùng lãnh thổ Mỹ nhỏ bé ở giữa Thái Bình Dương bị đẩy ra ánh đèn sân khấu sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công.
Diễu hành kỷ niệm ngày Mỹ giành độc lập đảo Guam từ tay Nhật Bản hôm 21/7. Ảnh: Nancy Browick.
Guam là một trong những vùng lãnh thổ Mỹ nằm xa lục địa Bắc Mỹ nhất với khoảng cách tới 9.420 km, trong khi chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên khoảng 3.410 km.
Theo New York Times, đó là nguyên nhân Guam trở thành trung tâm cuộc khẩu chiến toàn cầu, khi Triều Tiên đe dọa tấn công hòn đảo, còn Mỹ được cho là đang chuẩn bị kế hoạch tấn công phủ đầu Triều Tiên.
Tuy nhiên, trên hòn đảo nhỏ bé bao quanh bởi những bãi biển xinh đẹp, nơi Mỹ đặt căn cứ không quân chiến lược, cuộc sống vẫn đang tiếp diễn như thường. Người dân vẫn thong thả đi ăn hàng, nhưng cũng liếc qua tivi đưa tin về những đe dọa mới nhất của Bình Nhưỡng sẽ tấn công quê hương.
“Mọi người vẫn đang sinh hoạt như bình thường, nhưng ai cũng bàn luận về sự đe dọa này”, Josie Sokala, sống tại làng Mangilao, bờ đông hòn đảo, nói.
Giống như những cư dân khác trên đảo, Sokala đang ngập trong các tin nhắn hỏi han từ bạn bè trên đất liền, rằng cô đang làm gì.
Video đang HOT
“Ai cũng căng thẳng, nhưng tôi nghĩ người nhà ở đất liền còn đang lo lắng hơn chúng tôi ở đây”, Sokala nhận xét.
Guam trở thành lãnh thổ Mỹ từ năm 1989, khi Tây Ban Nha nhượng lại cho Mỹ sau chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ. Nơi đây có dân số 163.000 người, tương đương một thành phố nhỏ ở vùng Trung Tây nước Mỹ.
Đa số dân trên đảo là người dân tộc Chamorro, tộc người bản xứ đã sống hàng nghìn năm trên hòn đảo và văn hóa của họ là chuẩn mực cho lối sống của người dân trên đảo.
Cuộc sống ở Guam cũng gắn chặt với các căn cứ quân sự và quân nhân đồn trú ở đây. Căn cứ không quân Andersen và căn cứ hải quân Guam có khoảng 13.000 quân nhân và gia đình. Một phần ba hòn đảo đều là lính Mỹ.
Hôm 9/8, giới chức đảo Guam kêu gọi bình tĩnh, khi Tổng thống Trump thề sẽ “trút lửa giận” lên Triều Tiên.
Nhà thờ là lực lượng có ảnh hưởng trên đảo, nơi đa số cư dân theo Công giáo. Tổng giáo phận Agana, thủ phủ đảo Guam, hay còn gọi là Hagatna đã khuyên con chiên “hướng về Chúa trời trong thời điểm khó khăn này, khi hòa bình thế giới bị đe dọa”. Nhà thờ cũng kêu gọi con chiên “cầu nguyện để lãnh đạo đất nước và những quốc gia khác có trí tuệ, hiểu biết, để xúc tiến hòa bình chứ không phải chiến tranh”.
Eddie Baza Calvo, thống đốc đảo Guam, khẳng định tình hình an ninh trên đảo không có gì thay đổi, bất chấp những lời tuyên chiến hùng hổ. Ông Calvo nhấn mạnh, cư dân và du khách sẽ không gặp bất kỳ mối đe dọa nào. Ngoài việc là một căn cứ chiến lược, đảo Guam còn là điểm đến du lịch thu hút lượng lớn du khách hồi tháng 6.
“Bây giờ, điều quan trọng là truyền thông điệp để người dân đảo Guam hiểu được đây không phải lúc để hoảng loạn”, ông Calvo phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua.
Lính Mỹ trong một quán cà phê ở đảo Guam hồi đầu tuần. Ảnh: Nancy Browick.
Bà Madeleine Z.Bordallo, nữ nghị sĩ đảo Guam, nói rằng những lời đe dọa từ hai phía trong thời gian gần đây mang tính “nguy hiểm”, gia tăng căng thẳng trong khu vực. Bà lưu ý những đe dọa tương tự vào năm 2013 từng khiến Lầu Năm Góc triển khai một khẩu đội THAAD (hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối) để bảo vệ hòn đảo trước Bình Nhưỡng.
“Hành vi liều lĩnh của Kim Kong-un không thể tha thứ”, bà nói, đề nghị Tổng thống Trump tránh tiếp tục leo thang tình hình.
Trên đảo Guam, nhiều cư dân khẳng định lòng tin với lãnh đạo địa phương.
“Thống đốc đảm bảo với chúng tôi rằng không cần phải hoảng loạn trước mối đe dọa này. Chúng tôi tin tưởng ông ấy. Chúng tôi đang cố không nghĩ nhiều về chuyện này”, Sokala nói.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Triều Tiên có thể lên kế hoạch tấn công Mỹ cách đây 4 năm
Hình ảnh tư liệu cho thấy chính quyền Triều Tiên có thể chuẩn bị kế hoạch tấn công nhằm vào lục địa Mỹ từ năm 2013.
Bức hình chụp ông Kim Jong-un và các quan chức Triều Tiên, bên cạnh là tấm bản đồ về kế hoạch tấn công Mỹ. Ảnh: Express.
Bức hình chụp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bàn bạc với các cố vấn thân cận vào năm 2013 mới được tiết lộ cho thấy chính quyền Bình Nhưỡng đã lên kế hoạch tấn công Mỹ trong vòng 4 năm, Express hôm qua đưa tin.
Trong ảnh chụp, ông Kim đang ngồi đọc tài liệu trên bàn, bên cạnh ông phía bên phải là tấm bản đồ quân sự chi tiết có tiêu đề được in đậm bằng tiếng Triều Tiên "Kế hoạch tấn công lục địa Mỹ của các lực lượng chiến lược".
Tấm bản đồ còn bao gồm nhiều ký hiệu mũi tên, biểu thị hướng và tốc độ của một số loại tên lửa của Bình Nhưỡng.
Các bức hình được tiết lộ trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục gia tăng khi cả Bình Nhưỡng và Washington đều đưa ra những cảnh báo tấn công cứng rắn.
Triều Tiên hôm nay cho biết sẽ hoàn thiện chi tiết kế hoạch tấn công lãnh thổ Guam của Mỹ bằng 4 tên lửa tầm trung đến xa Hwasong-12 vào giữa tháng 8. Động thái được thông báo nhằm đáp trả lời cảnh báo trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Washington sẵn sàng trút "hỏa lực" và "thịnh nộ" lên Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành vi đe dọa.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ điều máy bay ném bom B-1B từ Guam đến Hàn Quốc Quân đội Mỹ hôm qua triển khai hai máy bay ném bom chiến lược đến Hàn Quốc, trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên gia tăng. Hai máy bay ném bom của Mỹ đến Hàn Quốc cùng diễn tập. Ảnh: Yonhap. Hai chiếc B-1B từ đảo Guam được triển khai trên bầu trời bán đảo Triều Tiên trong cuộc diễn tập hỗn...