Gu xe người Mỹ trong dịch: Hyundai, Mazda được lòng số đông, Honda HR-V tăng tốt hơn cả CR-V
Các thương hiệu ít ỏi tại Mỹ còn tiếp tục công bố doanh số xe theo tháng thay vì quý phần nào đó đã cho thấy dấu hiệu khởi sắc.
Lần đầu tiên tổng doanh số 1 thương hiệu trong tháng đạt mức tăng trưởng dương tại Mỹ kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở quốc gia này từ đầu năm. Hyundai và Mazda có lẽ là 2 hãng xe vui nhất làng xe phổ thông khi chứng kiến mức tăng lần lượt 1 và 3% trong tháng 7 – con số không cao nhưng đỡ hơn rất nhiều so với mức sụt giảm lên tới 2 con số trong giai đoạn trước.
Còn lại ở phân khúc xe sang, doanh số Volvo tăng 10% trong khi Acura cũng có kết quả tốt khi chứng kiến mức tăng 2,5% (dù Honda với thị phần lớn hơn nhiều sụt giảm 13%). Toyota công bố mức giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi Subaru giảm tới 20%.
Trong số trên, Honda vớt vát được tỉ lệ tốt hơn các đối thủ nhờ đội hình SUV có kết quả không tồi (giảm 7%, qua đó kéo lại được mức giảm 20% của sedan). Doanh số HR-V và Pilot thậm chí còn tăng trong khi CR-V bất ngờ giảm 10%.
Tuy nhiên, SUV Hyundai còn làm tốt hơn thế nhờ Palisade SUV bán ra 8.404 chiếc chỉ tính riêng trong tháng, vượt cả Sonata (6.834 xe). 2 mẫu xe bán chạy nhất của thương hiệu Hàn Quốc vẫn là Tucson và Santa Fe. Mức tăng dù chỉ 1% nhưng vẫn là rất ngọt ngào với họ sau khi chứng kiến mức giảm sâu 43% trong tháng 3, 39% trong tháng 4 hay 22% trong tháng 6.
Hẫng xe đồng hương Kia thì không may mắn đến vậy với mức giảm 2% trong tháng 7, dù vậy 2 đầu tàu của họ là Sportage và Sorento vẫn làm rất tốt trong khi Seltos dù vừa mở bán cũng hứa hẹn mang lại doanh số không tồi trong tương lai với đóng góp 4.504 đơn vị vào doanh số tổng vừa qua.
Mazda – thương hiệu phổ thông còn lại đạt mức tăng (3%) là nhờ sự xuất hiện của CX-30 bắt đầu từ tháng 7 này, nhờ đó kéo lại sự sụt giảm của CX-5 vốn là đầu tàu doanh số trong suốt một quãng thời gian dài của hãng xe Nhật Bản.
Ôtô giảm giá vẫn ảm đạm, nhiều hãng tạm dừng bán xe
Doanh số xe mới và các hoạt động mua bán xe cũ tiếp tục sụt giảm đáng kể. Hàng loạt xe giảm giá mạnh, nhiều hãng tạm dừng sản xuất và bán xe.
Tháng 3/2020, thị trường ôtô Việt Nam tiếp tục chứng kiến mức sụt giảm mạnh về doanh số. Nguyên nhân chính được cho là từ ảnh hưởng của dịch Covid-19. Diễn biến phức tạp của đại dịch toàn cầu này khiến nhiều hãng xe trong nước nói riêng và trên toàn cầu nói chung phải tạm dừng hoạt động sản xuất và nhập khẩu.
Video đang HOT
Song song đó, dịch Covid-19 cũng khiến nhu cầu mua sắm ôtô giảm xuống. Không chỉ riêng xe mới, thị trường ôtô cũ cũng đang rơi vào tình trạng đóng băng dù nguồn cung tăng và giá giảm mạnh.
Ôtô mới ế khách, xe cũ khó bán
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà Sản xuất Ôtô Việt Nam (VAMA), trong tháng 3/2020, doanh số toàn thị trường đạt 19.154 xe, tăng 8% so với tháng 2 và giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, có 13.071 xe du lịch được bán ra, giảm 42% so với con số 22.528 xe của cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xe lắp ráp trong nước giảm 40% so với tháng 3/2019, từ 19.769 xe xuống còn 11.878 xe.
Doanh số các dòng xe tại Việt Nam trong 4 tháng gần nhất. (Nguồn: VAMA, đơn vị tính: xe)
Xét một cách tổng quan, doanh số xe du lịch 3 tháng đầu năm 2020 đạt 38.349 xe, giảm 35% so với mức doanh số 58.918 xe của 3 tháng đầu năm 2019.
Theo số liệu từ TC Motor, tập đoàn này bán được 5.086 xe các loại trong tháng 3/2020. Doanh số cộng dồn 3 tháng đầu năm đạt 15.362 xe, trong đó có 14.304 xe du lịch, giảm nhẹ so với 15.094 xe cùng kỳ năm ngoái.
Tổng doanh số 3 tháng đầu năm của thị trường ôtô các năm gần đây. (Theo số liệu từ VAMA, đơn vị tính: xe)
Không chỉ riêng xe mới, thị trường xe cũ cũng rơi vào tình cảnh ảm đạm, dù nguồn cung và giá bán đều giảm mạnh. Theo số liệu từ một trang mua bán xe cũ trực tuyến, giai đoạn đầu năm 2020, lượng xe đăng bán tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mẫu xe phổ biến như Kia Morning, Hyundai Grand i10, Toyota Vios hay Toyota Innova đều giảm giá trung bình từ 30-80 triệu đồng so với thời điểm trước Tết. Dù vậy, sức mua vẫn không cao.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thị trường xe ảm đạm được cho là vì dịch Covid-19. Nếu tháng 2/2020 rơi vào sau Tết, thời điểm nhu cầu mua xe sụt giảm thì bước sang tháng 3, diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề.
Hoạt động mua bán xe cũ chững lại trong 3 tháng đầu năm 2020. Ảnh minh họa: Lê Quân.
Nhiều hãng xe đã phải giảm sản lượng hoặc tạm dừng hoạt động tại Việt Nam. Các kế hoạch ra mắt sản phẩm mới bị lùi lại vô thời hạn. Ảnh hưởng toàn cầu của Covid-19 cũng khiến lượng xe nhập khẩu sụt giảm đáng kể. 3 tháng đầu năm 2020 số xe nhập khẩu đạt 7.276 xe, giảm 42% so với 12.539 chiếc của 3 tháng đầu năm 2019.
Tác động của Covid-19 tới nền kinh tế khiến không ít người dùng tạm hoãn kế hoạch đầu tư mua xe. Bên cạnh đó, việc giãn cách xã hội, hạn chế ra đường cũng làm nhu cầu mua xe sụt giảm mạnh. Nhiều đại lý ôtô rơi vào tình trạng vắng khách từ sau Tết, trước khi phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ không lương.
Thị trường ôtô Việt đang chứng kiến mức sụt giảm đáng kể ở cả 3 yếu tố: doanh số, sản lượng xe lắp ráp trong nước và số lượng xe nhập khẩu.
Hãng xe dừng sản xuất, đại lý đóng cửa
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều hãng xe đã tạm dừng hoạt động. Ngày 26/3, Ford thông báo đóng cửa nhà máy tại Hải Dương. Sau đó, lần lượt Toyota, Honda và TC Motor tạm dừng sản xuất. Thương hiệu xe Việt VinFast mới đây cũng đã thông báo đóng cửa nhà máy.
Tình hình kinh doanh của đại lý cũng không khả quan hơn khi các đại lý đã tạm đóng cửa, theo Chỉ thị 16 về cách ly xã hội. Trước đó, nhiều đại lý cũng cho nhân viên nghỉ luân phiên hoặc nghỉ không lương.
Nhiều nhà máy ôtô tại Việt Nam dừng sản xuất. Ảnh: Việt Linh.
Ngày 28/3, toàn bộ showroom và xưởng dịch vụ của Toyota và Lexus tại Hà Nội thông báo đóng cửa đến hết 15/4. Tại TP.HCM, chính sách giảm giờ làm được nhiều đại lý áp dụng. Cụ thể, một đại lý Hyundai ở quận 1 cho nhân viên kinh doanh nghỉ luân phiên 3 ngày trong tuần. Showroom Honda và Toyota tại quận 7 cũng thực hiện cắt giảm giờ làm và nhân sự. Đi kèm với đó là chính sách giảm lương cứng và phụ cấp.
Nhiều đề xuất giảm giá và khuyến mại lớn
Sức mua sụt giảm khiến nhiều nhà sản xuất và đại lý đồng loạt đưa ra các đề xuất và chương trình giảm giá để kích cầu thị trường. Ngày 20/3, VAMA đề xuất giảm 50% thuế GTGT và 50% lệ phí trước bạ cho xe ôtô nhằm thúc đẩy doanh số.
Sau đó, Bộ Công Thương đã có văn bản đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến các ngành công nghiệp trọng điểm gửi Thủ tướng. Nhiều giải pháp, kiến nghị đã được bộ đưa ra để hỗ trợ ngành ô tô. Đáng chú ý trong đó là đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ cho người mua xe sản xuất, lắp ráp nội địa đến hết năm 2020.
Bản thân các hãng xe và đại lý cũng có những chương trình khuyến mại, giảm giá lớn để thu hút khách hàng. Mức giảm dao động từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Chevrolet Trailblazer có mức giảm lên đến gần 400 triệu đồng.
Nổi bất nhất có thể kể đến Chevrolet, với mức giảm lên đến gần 400 triệu đồng cho mẫu xe Trailblazer đời cũ. Cụ thể, phiên bản Trailblazer 4x4 LTZ 2018 hiện có giá 699 triệu đồng, thấp hơn giá niêm yết 367 triệu đồng. Ngoài ra, các phiên bản AT LTZ và AT High Country của mẫu bán tải Colorado giảm giá hơn 150 triệu đồng.
Các mẫu xe BMW cũng đang được giảm giá mạnh. BMW X7 có mức giảm lên tới 350 triệu đồng. Trong khi đó, các mẫu sedan và SUV/CUV còn lại của BMW đều giảm từ vài chục cho đến 300 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hàng loạt thương hiệu khác như Ford, Honda, Mazda, Nissan hay Hyundai đều thực hiện các chương trình giảm giá và khuyến mại lớn, tùy theo chính sách của hãng hay riêng từng đại lý.
Thị trường khó sôi động trong tương lai gần
Dù hàng loạt biện pháp kích cầu mua sắm đã được các hãng xe đưa ra, thị trường ôtô khó có khả năng sớm sôi động trở lại. Tâm lý thắt chặt chi tiêu, dè chừng trước tình hình dịch bệnh của người dùng sẽ khiến doanh số bán hàng khó hồi phục, kể cả khi dịch bệnh chấm dứt.
Bên cạnh đó, thông tin về các đề xuất giảm thuế phí, cùng nhiều mẫu xe mới tạm hoãn ngày ra mắt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định mua sắm của khách hàng. Không ít người sẽ chọn phương án chờ đợi để tránh bị thiệt khi tậu xe vào thời điểm này, nhất là khi nhu cầu đi lại giảm mạnh vì cách ly xã hội.
Vỹ Phong
Toyota vượt Hyundai trở thành thương hiệu bán xe chạy nhất Việt Nam tháng 2 Trong khi doanh số bán xe Toyota tăng lên thì xe Hyundai lại được tiêu thụ ít hơn hẳn tháng trước. Điều này giúp Toyota vươn lên trở thành thương hiệu xe chạy nhất trong tháng 2. 1. Toyota Kết thúc tháng 2, doanh số bán xe của Toyota Việt Nam đã vượt qua Hyundai của TC Motor với 4.682 xe được bàn...