GS.VS Nguyễn Văn Hiệu – Nhà Vật lý hàng đầu Việt Nam qua đời
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu – Nhà Vật lý hàng đầu Việt Nam vừa qua đời vào trưa ngày 23/1 do bệnh nặng, tuổi cao, hưởng thọ 84 tuổi.
PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, em trai GS.VS Nguyễn Văn Hiệu cho biết, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã qua đời vào trưa 23/1 sau thời gian dài mắc bệnh phổi, thận.
Theo PGS Châu, những ngày gần đây, sức khỏe của ông suy yếu và có chiều hướng xấu dần và phải điều trị tại bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.
GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu – nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm KHTN&CN Quốc gia, Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khi còn là Giám đốc ĐHQGHN tặng hoa chúc mừng sinh nhật lần thứ 80 GS.VS Nguyễn Văn Hiệu.
Viện sĩ là một nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, người dành cả cuộc đời cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học, luôn đau đáu trăn trở tìm giải pháp cho sự tiến bộ của nền khoa học nước nhà, một nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý và khoa học vật liệu, người được ví như một tượng đài khoa học thuộc thế hệ các nhà khoa học đầu đàn của nền khoa học Việt Nam.
GS.VS Nguyễn Văn Hiệu sinh ngày 21/7/1938 tại Cầu Đơ nay thuộc phường Hà Cầu, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Ông sinh ra trong một gia đình trí thức cách mạng. Gia đình có 10 người con, trong đó 6 trai, 4 gái đều có trình độ tốt nghiệp đại học, 6 Tiến sỹ, 2 Phó Giáo sư.
Năm 1956 (khi đó ông mới 18 tuổi), tốt nghiệp cử nhân Vật lý loại xuất sắc, được điều về giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội).
Năm 1960, ông được cử sang làm việc tại Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna thuộc Liên Xô cũ.
Chỉ hơn 2 năm làm việc tại Dubna, ông công bố 12 công trình về vật lý, bảo vệ xong luận án Tiến sĩ khi chưa đầy 26 tuổi. Ở tuổi 30, ông được công nhận chức danh Giáo sư Vật lý lý thuyết và Vật lý toán của Viện Dubna và Đại học Lomonoxop.
Năm 1969, ông trở về Việt Nam và trở thành người có đóng góp to lớn trong việc thành lập Viện Vật lý – Viện Khoa học Việt Nam.
Trong 60 năm hoạt động của mình, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu đã được Đảng, Nhà nước giao nhiều trọng trách chức vụ khác nhau như Viện trưởng Viện Vật lý, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam.
Video đang HOT
Viện sỹ là nhà khoa học có uy tín lớn và nổi tiếng trong giới khoa học trong nước cũng như nước ngoài, là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3. Ngoài ra, ông còn là đại biểu quốc hội khóa IV, V, VI, VII và VIII.
Ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín ở trong nước cũng như trên thế giới (Giải thưởng Lê nin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996…), được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010).
Đại tướng Phùng Quang Thanh - vị tướng trưởng thành qua chiến đấu
Hơn 50 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. (Nguồn: AFP)
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do bệnh nặng, sức yếu, đồng chí đã từ trần vào hồi 3 giờ 45, ngày 11/9/2021, tại nhà riêng.
Vị tướng trưởng thành qua chiến đấu
Đại tướng Phùng Quang Thanh, sinh ngày 2/2/1949 tại Thạch Đà, Mê Linh, Vĩnh Phúc, trong một gia đình yêu nước, giàu truyền thống cách mạng.
Cha ông là một chiến sỹ cách mạng kiên trung, dù bị địch bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn một lòng trung thành với Đảng, với cách mạng và hy sinh năm 1950.
Kế thừa truyền thống cách mạng của gia đình, ông tham gia cách mạng từ rất sớm, ông nhập ngũ năm 1967 khi mới tròn 18 tuổi và từng bước trưởng thành thành một chiến sĩ cộng sản quyết đoán, bản lĩnh, mưu lược và quả cảm.
Một năm sau khi nhập ngũ, ngày 11/6/1968, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông được trao quân hàm Đại tướng tháng 7/2007.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trực tiếp tham gia chiến đấu, chỉ huy chiến đấu trên các chiến trường; trong đó có gần 10 năm tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cuộc đời binh nghiệp của ông là một tấm gương sáng về tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, ý chí và nghị lực vươn lên.
Trong cuốn sách " Trường Sơn huyền thoại " của Thiếu tướng Hoàng Kiền có viết về chiến dịch Đường 9 Nam Lào (địch gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971), mà qua chiến dịch này Đại tướng Phùng Quang Thanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 30/1/1971, cuộc hành quân Lam Sơn 719 của địch đánh vào khu vực Đường 9 bắt đầu. Địch huy động tới hơn 4 vạn quân chủ lực ngụy quyền và 6.000 quân Mỹ, gồm những đơn vị tinh nhuệ nhất với số lượng lớn binh khí kỹ thuật.
Quân ta mở chiến dịch phản công quy mô lớn. Ngày 11/2/1971, ông khi đó là Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 trực tiếp chỉ huy một tiểu đội chốt giữ đồi Không Tên.
Địch dùng 1 đại đội có máy bay yểm trợ, chia làm 2 mũi tấn công chốt. Ông đã chỉ huy tiểu đội chờ địch vào gần mới nổ súng, diệt 38 tên địch, đẩy lùi địch ra xa, riêng ông diệt 8 tên.
Hai ngày sau địch lại tiến công lên chốt, ông bị thương và được cho lui về tuyến sau nhưng ông xin ở lại chiến đấu.
Ông nhờ đồng đội tháo nắp 17 quả lựu đạn, đeo quanh người, nhờ y tá băng và treo cánh tay trái cho đỡ vướng rồi dẫn đầu tiểu đội xung phong đánh tạt sườn quân địch, phối hợp đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội địch. Riêng tiểu đội ông chỉ huy diệt 37 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng...
Nhiều năm đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011), ông tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và phân công làm Phó bí thư Quân ủy Trung ương. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII, Đại tướng Phùng Quang Thanh được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Trên các cương vị, chức trách được giao, đặc biệt là cương vị Phó Bí thư Quân ủy Trung ương , Bộ trưởng Quốc phòng, ông đã cùng tập thể Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao; luôn đoàn kết thống nhất trong lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đối với Quân đội và Dân quân tự vệ; tham mưu với Đảng, Nhà nước nhiều quyết sách quan trọng về lĩnh vực quân sự, quốc phòng...
Hơn 50 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sự phát triển, trưởng thành của quân đội.
Với những chiến công hiển hách và công lao to lớn đó Đảng, Nhà nước đã phong tặng ông danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Huân chương Chiến công (2 hạng Nhất, 1 hạng Nhì, 1 hạng Ba), Huân chương Kháng chiến hạng Ba...
Tóm tắt tiểu sử
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh là Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX, X, XI; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (6/2006-4/2016); Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII.
Tháng 7/1967-7/1970: Đảng viên, chiến sỹ, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
Tháng 8/1970-10/1971: Chi ủy viên, Thiếu úy, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
Tháng 10/1971-6/1972: Học viên Trường Sỹ quan lục quân 1.
Tháng 7/1972-12/1976: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 B, sau đó là học viên đào tạo tại Học viện Quân sự.
Tháng 12/1976-4/1979: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, sau đó là học viên văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đoàn 1.
Tháng 5/1979-12/1982: Phó Trung đoàn trưởng rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.
Tháng 1/1983-12/1983: Học viên Học viện thực hành Liên Xô.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch trò chuyện thân mật với Đại tướng Phùng Quang Thanh năm 2019. (Nguồn: qdnd.vn)
Tháng 12/1983-8/1986: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Sau đó là học viên học tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự và Học viện Quân sự cao cấp khóa VIII.
Tháng 9/1986-7/1988: Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy rồi phụ trách Sư đoàn 390, sau đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Tháng 8/1988-7/1989: Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, sau đó học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự.
Tháng 8/1989-1/1991: Học viên Học viện Vôrôsilốp, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô, sau đó là học viên tại Học viện Quân sự cao cấp.
Tháng 2/1991-8/1993: Đại tá, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, sau là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Tháng 9/1993-1/1998: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng rồi Cục trưởng Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu, sau đó học chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị-Quân sự.
Tháng 2/1998-5/2001: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 1; Ủy viên Trung ương Đảng khóa IX (tháng 4/2001).
Tháng 6/2001-4/2006: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Trung tướng rồi Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 4/2006-7/2007: Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, được phân công làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 6/2006).
Tháng 7/2007-4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, khóa XI, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng./.
TP Hồ Chí Minh: Số ca F0 đang giảm sau 10 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội Chiều 1/9, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 10 ngày thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, TP Hồ Chí Minh thực hiện gần 2 triệu xét nghiệm nhanh tại "vùng đỏ" và "vùng cam". Tuy nhiên, trong từng đợt xét nghiệm, số ca F0 được phát hiện giảm dần. Đánh giá...