GS.VS Nguyễn Văn Hiệu mãi là một nhà khoa học chân chính, tài năng, đức độ
“Thầy mãi là một nhà khoa học chân chính, tài năng và đức độ, là tấm gương sáng về tinh thần miệt mài học tập, nghiên cứu cho các thế hệ học trò noi theo”.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về cơ duyên được làm việc trực tiếp với Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu – cây đại thụ trong ngành Vật lý của Việt Nam, Giáo sư Phạm Thành Huy – Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa coi đó là một trong những điều may mắn của cuộc đời mình.
“Tôi nhớ mãi một buổi trưa tháng 9/2008 tại Nha Trang, sau phiên khai mạc của Hội nghị Quang học, Quang phổ toàn quốc lần thứ 5, thầy Hiệu hẹn gặp Giáo sư Nguyễn Đức Chiến và tôi để trao đổi về một ý tưởng mới.
Trong khoảng thời gian ngắn chừng 30 phút, thầy đã đưa ra kế hoạch, lộ trình xây dựng Tạp chí Khoa học của Việt Nam được chỉ mục trong các hệ thống cơ sở dữ liệu uy tín của quốc tế như ISI và đề nghị chúng tôi cùng tham gia với thầy.
Từ ý tưởng ngày hôm đó và sau một thời gian dài “thai nghén”, Tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology (ANSN) đã ra đời và xuất bản số đầu tiên vào năm 2010. Tháng 12/2012, tạp chí được chỉ mục trong cơ sở dữ liệu của Scopus. Tháng 12/2015, ANSN được Thomson Reuters đánh giá và đưa vào danh sách các tạp chí SCI-E, trở thành tạp chí ISI đầu tiên của Việt Nam với hệ số ảnh hưởng IF 1,581″, Giáo sư Phạm Thành Huy kể lại.
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu chính là vị Tổng Biên tập đầu tiên của Tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology (ANSN) (Ảnh: VOV)
Đối với Giáo sư Phạm Thành Huy, thầy Hiệu không chỉ là một nhà khoa học lớn, một nhà lãnh đạo tài năng, uy tín, mà còn là một người truyền tinh thần lạc quan và tình yêu khoa học lớn lao cho thế hệ trẻ. Phong thái, sự quyết tâm, quyết liệt trong công việc của thầy, đó là điều mà những nhà khoa học luôn luôn phải học hỏi.
“Điều khiến tôi nhớ mãi chính là giọng nói truyền cảm, thu hút, mang đầy năng lượng tích cực từ thầy. Dù thầy đã đi xa, giọng nói ấy vẫn rất gần gũi, thân quen, như một nguồn cảm hứng để chúng tôi tiếp tục đi theo con đường khoa học mình đã chọn”.
Chị Dương Thị Thanh Nga, hiện công tác tại Tập đoàn viễn thông Orange France (Pháp) cũng là một trong số học trò cũ của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu khi thầy đang đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm khoa Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trong ký ức của chị Nga, thầy Hiệu là người thầy giản dị, gần gũi và thương yêu học sinh hết mực.
Video đang HOT
Chị Dương Thị Thanh Nga gặp thầy lần đầu tiên vào năm 2001 và may mắn là một trong những sinh viên được thầy trao học bổng Odon Vallet. Với chị Nga, thời điểm đó, thầy Hiệu chính là người đã giúp sinh viên gieo những hạt giống đầu tiên về khoa học quang tử.
Tâm sự với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, chị Nga chia sẻ: “Thầy dạy lớp chúng tôi môn lượng tử, đây là một môn học khó nhưng nhờ phương pháp giảng dạy của thầy, khối kiến thức nặng nề trên sách vở dần trở nên nhẹ nhàng và dễ tiếp cận.
Thấy sinh viên nản chí vì học không vào, giải bài tập không ra kết quả, thầy lúc nào cũng động viên nhẹ nhàng “Không sao cả, các em cứ học thuộc cách giải. Tôi ngày xưa học thuộc rất nhiều, học nhiều rồi sẽ nhớ”. Dù mới chỉ là sinh viên năm nhất đại học, thầy đã bắt đầu cho chúng tôi làm quen với môi trường làm khoa học. Thầy hay tổ chức các hội thảo và đưa sinh viên đến tham dự cùng.
Nhận thấy Quang tử học ở Việt Nam vẫn chưa phát triển, chưa được quan tâm đúng mức nên sau 2 năm học ở khoa Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), thầy đã động viên tôi cùng một số sinh viên khác trong lớp sang Pháp để tiếp tục nghiên cứu về Quang tử”.
Chị Nga cho biết, khoảng thời gian mới sang Pháp, chị vẫn giữ liên lạc với thầy nhưng sau do việc học bận rộn, những cuộc gọi trở nên ít dần. Vì vậy, hình ảnh của thầy trong tâm trí chị hiện dừng lại ở những năm 2003.
“Dù thời gian không chịu đứng yên nhưng với tôi, thầy mãi là một nhà khoa học chân chính, tài năng và đức độ, là tấm gương sáng về tinh thần miệt mài học tập, nghiên cứu cho các thế hệ học trò noi theo”, chị Dương Thị Thanh Nga nói.
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu – cánh chim đầu đàn ngành Vật lý của Việt Nam
đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô lúc 11h52 phút ngày 23/1, hưởng thọ 84 tuổi sau thời gian mắc bệnh về phổi, thận.
Trong những năm hoạt động của mình, ông từng đảm nhận qua các chức vụ như Viện trưởng Viện Vật lý, Viện trưởng Viện Khoa học vật liệu, Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hiệu trưởng sáng lập Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), là đại biểu Quốc hội nhiều khóa.
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cũng là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, đến lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, rồi phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong Vật lý chất rắn, trong đó có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín.
Chuyện ít người biết về Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu
Rất ít nhà khoa học được treo ảnh ở Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna nhưng trong đó có 1 bức ảnh của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu chụp cùng thầy của mình.
Thông tin, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu - cây đại thụ trong ngành Vật lý của Việt Nam qua đời ngày 23/1 khiến nhiều thế hệ học trò, đồng nghiệp nghẹn ngào tiếc thương.
Giáo sư Nguyễn Đại Hưng, Viện Vật lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hội Vật lý cho biết, khi đó ông đang họp cùng Hội đồng chức danh giáo sư trong ngành để đánh giá 28 ứng viên Giáo sư và Phó Giáo sư của năm 2021, hay tin Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu qua đời, hội đồng đã tổ chức mặc niệm, cả phòng họp bỗng trở nên tĩnh lặng.
"Chúng tôi đau xót không nói lên lời, sự ra đi của thầy Hiệu là niềm tiếc thương vô hạn. Hôm đó, nhiều người đã bật khóc. Ký ức mấy chục năm công tác cạnh Thầy hiện về ăm ắp trong lòng. Mọi thứ như nghẹn lại", Giáo sư Nguyễn Đại Hưng nói.
Từng được thầy Hiệu dìu dắt và hỗ trợ, định hướng trong các nghiên cứu khoa học, Giáo sư Nguyễn Đại Hưng nhận định thầy là nhà khoa học có ảnh hưởng lớn đối với nền khoa học nước nhà, không chỉ trong lĩnh vực vật lý mà còn trong cả các lĩnh vực khoa học công nghệ khác. Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu còn là người đã đặt những viên gạch đầu tiên, xây dựng cơ sở vật chất phát triển ngành Vật lý tại Việt Nam.
Tâm sự với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phan Việt Cương - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ (thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) cho biết, có thời gian 18 năm làm việc tại Viện Vật lý nên nhiều lần được nghe Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu nói chuyện, chia sẻ, trao đổi.
Tiến sĩ Phan Việt Cương (người cầm hoa) - Ảnh: Bộ Khoa học và Công nghệ
"Với tôi, Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu ngoài là nhà vật lý hàng đầu thì còn là một người thầy đáng kính, hết tâm, hết lòng vì nền khoa học Việt Nam.
Mặc dù mấy năm gần đây sức khỏe của thầy đã yếu hơn nhưng trong những cuộc nói chuyện luôn thấy thầy trăn trở về khoa học Việt Nam", Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai công nghệ bức xạ thông tin.
Ngoài ra, Tiến sĩ Phan Việt Cương rất tự hào khi bản thân từng có thời gian làm việc tại Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Dubna - nơi Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu bảo vệ tiến sĩ thì được biết rất ít nhà khoa học được treo ảnh ở Viện này nhưng trong đó có 1 bức ảnh của Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu chụp cùng với người thầy của mình.
Và điều để lại ấn tượng sâu sắc đối với Tiến sĩ Phan Việt Cương là khi sang trò chuyện cùng các nhà khoa học cùng thế hệ với Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu thì đều thấy tinh thần, thái độ kính trọng, trân trọng cả năng lực chuyên môn và sự sâu sắc, tình cảm của Thầy.
"Tôi là người may mắn được Giáo sư Nguyễn Văn Hiệu truyền cảm hứng trong hoạt động nghiên cứu. Thầy Hiệu nhiều lần chia sẻ rằng hoạt động nghiên cứu rất vất vả, nhất là lĩnh vực vật lý hạt nhân trong khi đó chế độ đãi ngộ chưa cao nhưng mỗi người phải có mục tiêu, sứ mệnh để đóng góp cho đất nước, nếu không nhìn đích đến đó thì khó mà gắn bó với khoa học. Vì kính trọng thầy nên tôi theo đuổi nghề này từ đó đến nay và chắc chắn sẽ tiếp tục theo đuổi công việc này trong tương lai.
Thầy chính là tấm gương sáng về tinh thần miệt mài học tập để thế hệ sau noi theo bởi sau khi đến tuổi nghỉ hưu, thầy nghỉ làm quản lý nhưng vấn tiếp tục đi dạy và làm nghiên cứu khoa học", Tiến sĩ Cương tự nhận thấy mình là người rất may mắn.
Được biết, nggoài những công trình nổi tiếng thế giới về Vật lý hạt cơ bản, Vật lý lý thuyết chất rắn và quang tử, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu còn là tác giả, đồng tác giả và nhà kiến tạo nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng có tác động lớn đến sự phát triển của đất nước như công trình thoát lũ miền Tây tại đồng bằng sông Cửu Long. Ông là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành khoa học và công nghệ vũ trụ Việt Nam thông qua chương trình intercosmos...
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu sáng lập ra Viện Vật lý và trở thành viện trưởng, sau đó ông cũng lập ra rất nhiều viện nghiên cứu khác, ông luôn quan tâm phát triển Vật lý. Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu cũng chính là cha đẻ của chương trình phát triển Vật lý 2015-2020 rất thành công, kéo dài sang giai đoạn 2021-2025.
Ông là tác giả của 130 công trình nghiên cứu khoa học, trải rộng trên nhiều lĩnh vực, từ tương tác yếu và đối xứng của các hạt cơ bản, đến lý thuyết giải tích về tương tác mạnh và lý thuyết trường, rồi phương pháp lý thuyết trường lượng tử trong Vật lý chất rắn, trong đó có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế có uy tín.
Ông còn là hiệu trưởng sáng lập trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã được trao tặng nhiều giải thưởng về khoa học có uy tín ở trong nước cũng như trên thế giới (Giải thưởng Lê nin về Khoa học và Kỹ thuật năm 1986, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 về khoa học và kỹ thuật năm 1996...), được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất (năm 2009), danh hiệu Nhà giáo nhân dân (năm 2010).
Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu là uỷ viên Trung ương Đảng các khoá V, VI, VII, VIII và là đại biểu Quốc hội nhiều khoá. Ông cũng là một trong những người đi tiên phong trong việc nhìn nhận cần có cải cách tiền lương cho ngành giáo dục.
Theo ông, để đảm bảo sự công bằng cho đội ngũ những "người đứng bục" cần có các mức phụ cấp khác nhau cho những từng đối tượng làm công tác giảng dạy: phụ cấp dành cho giảng viên - thạc sĩ phải có sự khác biệt với giảng viên - tiến sĩ hoặc giáo sư. Gắn bó nhiều năm với giảng đường đại học, ông không ngừng suy nghĩ và trăn trở về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Ông cho rằng: "Chất lượng giảng dạy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất. Yếu tố thứ nhất là người học muốn học và có động cơ học tập chân chính: học để hiểu biết, thành người có tài phục vụ cho xã hội và làm giàu cho bản thân. Yếu tố thứ hai là người thầy. Để học trò đạt được những mơ ước chân chính cần phải có những người thầy hết sức tâm huyết, muốn giúp cho học trò của mình đạt được điều đó".
Trong cương vị một người thầy, ông có một mong muốn thật giản dị nhưng rất thiết thực với đời sống: "Làm sao giảng dạy được cho các học trò của mình: nếu là kỹ sư trong nhà máy thì làm việc thật tốt, nếu là nhà khoa học thì có nhiều phát minh, nếu là thầy giáo thì giảng bài thật hấp dẫn và truyền thụ được nhiều kiến thức cho học trò...".
Sơn La: 105 cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, mọc rêu xù xì vào danh mục "Cây Di sản Việt Nam" Hàng nghìn cây chè Shan Tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm tuổi ở xã Tô Múa (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) đã được các cơ quan chức năng đưa vào danh mục "Cây Di sản Việt Nam". 105 cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi được đưa vào danh mục "Cây Di sản Việt Nam" Gia đình ông...