GS.TS Trần Lâm Biền: Ăn thịt chó thuộc về văn hoá Việt Nam
Theo giáo sư, văn hóa phương Tây coi chó là bạn nên không ăn thịt, còn Việt Nam không có văn hóa này nên ăn thịt không có gì sai.
Mới đây, vụ việc về công ty sản xuất thịt chó đóng hộp đã gây là nhiều tranh cãi và các ý kiến trái chiều trong dư luận. Đứng trước vấn đề này, không chỉ nhiều người nổi tiếng ra mặt mà các giáo sư, chuyên gia cũng lên tiếng.
Vấn đề ăn thịt chó từ xưa đến nay vẫn luôn nhận về nhiều ý kiến trái ngược.Nguồn ảnh: Internet
Ăn thịt chó thuộc về văn hoá Việt Nam
Lên tiếng trước vụ việc gây trấn động dư luận thời gian gần đây về công ty sản xuất thịt chó đóng hộp, GS.TS Trần Lâm Biền đã bày tỏ rõ quan điểm của mình. Ông cho rằng đây là văn hoá ẩm thực của người Việt nên chẳng có gì đáng tranh cãi.
“Việc người dân ăn thịt chó thuộc về văn hóa Việt Nam, không cần so sánh với nước ngoài và cũng đừng nghĩ nước ngoài không ăn thịt chó là văn minh để thấy chúng ta lạc hậu.
Văn hóa ở các nước phương Tây coi con chó như những người bạn nên họ không ăn thịt những con vật đó, còn văn hóa Việt Nam không có văn hóa coi chó, mèo là bạn nên ăn thịt là việc không hề sai”.
GS.TS Trần Lâm Biền.Nguồn ảnh: Internet
“Người Việt Nam có truyền thống ăn thịt chó từ xưa nên không có gì đáng trách. Nếu đáng trách thì trách rất nhiều những nước khác chứ đâu phải chỉ trách những người ăn thịt chó ở Việt Nam. Bởi vậy, càng không thể nói ăn thịt chó là kém văn minh hay kém cái này, kém cái khác”.
Ngoài ra, giáo sư cũng cho biết, việc khuyên người dân không nên ăn thịt chó là về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không hề liên quan gì đến văn hoá. Bất cứ ai cũng có quyền tự do ăn uống, Việt Nam không có văn hoá coi chó, mèo là bạn nên ăn cũng không sai.
Thịt chó đóng hộp gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.Nguồn ảnh: Internet
Video đang HOT
Ông cho rằng: “ Việc người dân ăn thịt chó là văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, người nào không hợp thịt chó thì bỏ, không nên chê trách những người ăn được.
Văn hóa Việt Nam là của người Việt Nam, không phải bắt chước, a dua theo văn hóa của các nước phương Tây.
Lẽ ra mình là nông dân thì phải quý mến con trâu nhất vì “con trâu là đầu cơ nghiệp” nhưng rõ ràng có một thực tế là con trâu đó không kéo cày, kéo bừa được nữa thì thịt”.
Vụ việc tẩy chay công ty sản xuất thịt chó đóng hộp
Vụ việc bắt đầu nổ ra khi nữ nghệ sĩ Văn Mai Hương trích dẫn một bài đăng trên mạng xã hội. Thông qua tài khoản khác, cô đã chia sẻ về thông tin công ty thực phẩm đang sản xuất mặt hàng thịt chó đóng hộp.
Lời lẽ trong bài đăng khá nặng nề, không chỉ coi đó là “thứ sản phẩm ghê tởm” và yêu cầu mọi người tẩy chay công ty thực phẩm đó.
Thậm chí thông tin về giám đốc cũng như số điện thoại hay các thông tin khác của doanh nghiệp cũng được công khai.
Bài đăng gây tranh cãi của Văn Mai Hương.Nguồn ảnh: Internet
Bài đăng ngay lập tức đã nhận về những phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng và gây nên làn sóng tranh cãi lớn trong dư luận. Nhiều người lên tiếng cho rằng những người này thật ác độc, ăn thịt chó đã là tàn nhẫn nay còn đóng hộp.
Tuy nhiên, không ít dân mạng lại phản bác ý kiến trên. Họ cho rằng việc ăn thịt chó là văn hoá và cũng là quyền tự do ăn uống của mỗi người. Ai ăn thì cứ ăn, không ăn thì thôi, việc gì phải lôi tên công ty của nhà ngừoi ta lên để khủng bố như vậy.
Văn Mai Hương thẳng thắn lên tiếng tẩy chay công ty sản xuất thịt chó đóng hộp.Nguồn ảnh: Internet
Rõ ràng, những quan điểm trái chiều về việc ăn thịt chó từ xưa đến nay vẫn chưa hề có hồi kết khi mỗi người một ý kiến riêng. Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam không hề cấm về món ăn này nên việc ăn hay không ăn còn tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người nữa.
GS.TS Trần Lâm Biền là ai?
Giáo sư, tiến sĩ Trần Lâm Biền sinh năm 1938, là người quê gốc Nam Định. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức Hà Nội xưa với 12 anh em. Bố của ông là bác sĩ Trần Lâm Bảo – một trong 10 vị bác sĩ đầu tiên của Việt Nam thời trước.
Được biết, ông là một nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Trong suốt thời gian hoạt động của mình, GS.TS Trần Lâm Biền đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề văn hóa dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo đáng nể.
Riêng về vấn đề ăn thịt chó, tuy rằng đó được xem là văn hoá Việt Nam, thế nhưng tại một số quốc gia đã cấm hoàn toàn các hoạt động giết, mổ này, ví dụ như Hàn Quốc.
Theo ohman.vn
TP.HCM khuyên dân bỏ ăn thịt chó: 'Cấm luôn sẽ...văn minh hơn?'
Theo một thành viên của Hội cho, tặng, mua bán thú cưng, không chỉ khuyên mà Ban quản lý ATTP TP.HCM nên cấm người dân ăn thịt chó.
Xung quanh xôn xao về việc TP.HCM khuyên dân bỏ ăn thịt chó, ngày 15/9, trao đổi với báo Đất Việt, ông Dương Thanh Đa, nguyên đội trưởng đội bắt chó thả rông, thuộc trạm phòng chống dịch, kiểm dịch động vật Chi cục thú y TP.HCM cho rằng, việc ăn hay không ăn thịt chó là theo sở thích của từng người.
"Tuy nhiên cũng đã từ lâu rồi tôi không còn ăn món thịt chó nữa, tôi chỉ ăn món này từ khi tôi đi bộ đội thôi. Hồi đi bộ đội thì món thịt chó không thiếu được, còn bây giờ tôi đã bỏ rồi", ông Đa chia sẻ.
Nói về việc này, cùng ngày, chị Nguyễn Thị An, thành viên của Hội cho, tặng, mua bán thú cưng cho rằng, không chỉ khuyên mà nên cấm luôn người dân không ăn thịt chó thì sẽ văn minh hơn.
Chị An cho rằng: "Nếu xét về việc ăn thịt chó có đảm bảo sức khỏe không thì tôi nghĩ là không bởi đa số thịt chó bây giờ đều không rõ nguồn gốc, trong khi đấy tình trạng trộm chó cũng nhiều, nhiều con chó ăn phải bả rồi lăn ra chết, sau đó lại được bán cho các quán nhậu nên khi người dân ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Như vậy, nguồn thịt không đảm bảo thì sức khỏe của người dân cũng không đảm bảo được.
Còn xét về vấn đề tình người thì tôi cho rằng, con chó là vật nuôi rất thân thương, gắn liền với tuổi thơ của mọi người nên không thể giết, mổ và ăn con vật này được. Xã hội ngày càng phát triển nên người dân cũng nên từ bỏ món này đi.
Nhiều người nước ngoài sang Việt Nam nhìn thấy cảnh giết mổ thịt chó mà họ thấy sợ hãi, bản thân tôi cũng từng có những người bạn nước ngoài hỏi về việc ăn thịt chó này mà tôi cảm thấy rất xấu hổ. Ở ta có nhiều người nghĩ món thịt chó là món truyền thống nhưng tôi nghĩ không nên nói thế mà phải đặt sự văn minh, văn hóa lên trên".
Nhiều người cho rằng, món thịt chó là món chủ đạo trong các buổi liên hoan, lễ, tết nên không thể từ bỏ
Trong khi đó, bình luận về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Ngọc (35 tuổi, chủ một quán thịt chó) cho rằng, thịt chó khác với thịt gà, lợn, vịt. Thịt chó là món ăn chính của người dân trong mỗi dịp lễ, tết nên không thể bỏ món ăn này được.
"Ai khuyên thì khuyên, ai bỏ thì bỏ, còn tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ món thịt chó cũng như còn người ăn thì quán tôi vẫn còn mở.
Món thịt chó chỗ tôi khiến nhiều người nghiện rồi, chỉ trừ 3 ngày đầu tháng không bán thôi chứ những ngày khác có muốn nghỉ một ngày cũng khó vì nhu cầu của người dân rất nhiều.
Mỗi lần đến ngày rằm hay cuối tháng, một ngày tôi thịt đến 2-3 con chó mà bán không đủ, vậy tại sao lại phải bỏ. Nhiều người ăn thịt chó cả 30 ngày trong tháng được, giờ bảo bỏ thịt chó thì họ ăn món gì?
Văn minh, văn hóa thì sang nước ngoài ở, còn bảo ăn thịt chó không văn minh, văn hóa thì ăn thịt trâu, bò mới văn minh hay sao?", anh Ngọc cho biết.
Có cùng suy nghĩ trên, anh Phạm Văn Tôn (40 tuổi, Hòa Bình) cho rằng, sở thích về ẩm thực của anh là món thịt chó, bởi vậy mỗi lần có khách đến nhà hay đi du lịch xa nơi đâu anh thường muốn mời bạn bè món cầy tơ.
Theo anh Tôn, chỉ khi ngồi uống rượu thịt chó với bạn mới khiến anh có thể ngồi lai rai được. Một con chó chế biến được rất nhiều món, nếu đã ăn thịt chó là anh không muốn ăn bất cứ loại thịt nào khác có trên mâm cỗ. Bởi vậy, anh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ từ bỏ món ăn quen thuộc này.
Trước đó, theo Ban quản lý ATTP TP.HCM, loài chó là vật nuôi được thuần hóa và gắn bó với cuộc sống của con người từ rất lâu. Trong một số gia đình, chó không những giúp người chủ trông nhà mà nó còn được xem như là thành viên trong gia đình, con vật yêu thương, gắn bó.
Ban quản lý ATTP TP.HCM cho rằng, hiện tại, pháp luật Việt Nam không cấm sử dụng thịt chó nhưng cũng không đưa loài chó vào danh mục vật nuôi để giết thịt làm thực phẩm cho con người. Việc sử dụng thịt chó hiện tại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe do việc chăn nuôi, giết mổ chưa qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ của cơ quan nhà nước, cụ thể như: Nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại.
Nhiễm kí sinh trùng, đặc biệt là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập vào gan, phổi, các phủ tạng khác, thậm chí có thể xâm nhập vào cả não và mắt. Hiện tượng này được gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng (larva migrans) gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
Nhiễm hóa chất tồn dư trong thịt chó, đặc biệt là các hóa chất dùng để đánh bả chó, những hóa chất này thường rất độc và có thể gây chết người.
"Từ những phân tích nêu trên, cho thấy sử dụng thịt chó là thói quen không tốt, nên từ bỏ, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, giao lưu với thế giới và quá trình tạo dựng hình ảnh đất nước Việt Nam văn minh, hiện đại", khuyến cáo của Ban quản lý ATTP TP đúc kết.
Thanh Giang
Theo baodatviet
Chính quyền kêu gọi từ bỏ thói quen ăn thịt chó, chợ chó nổi tiếng TP.HCM vẫn 'hút' khách Chợ bán thịt chó nổi tiếng trên đường TMT13, quận 12, vẫn tiêu thụ tốt sau khuyến nghị từ bỏ thói quen ăn thịt chó của Ban quản lý ATTP TP.HCM. Mới đây, Ban quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM khuyến cáo, thịt chó - món khoái khẩu của nhiều người - đang là mối nguy cơ gây ra nhiều bệnh...