GS.TS Nguyễn Thị Lan: Cần thiết thành lập Quỹ phòng chống thiên tai
Góp ý về dự thảo Luật phòng chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi, GS.TS.Nguyễn Thị Lan – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, cần thiết phải thành lập Quỹ phòng chống thiên tai trong bối cảnh Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.
Theo bà Lan, việc ban hành luật là vô cùng cần thiết bởi Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài trên 3.200km. Theo dự báo, chỉ tính riêng thảm họa thiên tai do nước biển dâng 1m thì 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 10% diện tích Đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập, ảnh hưởng trực tiếp đến gần 30 triệu dân.
Luật phòng chống thiên tai, Luật đê điều và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu trong công tác phòng, chống thiên tai, quản lý đê điều. Tuy nhiên, theo bà Lan, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, diễn biến phức tạp, khó lường của thiên tai và thực tiễn vận hành luật đã phát sinh một số quy định của Luật không còn phù hợp.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan góp ý về dự thảo Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Vì vậy, bà Lan đồng tình với việc bổ sung một điều về khoa học công nghệ để tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ chuyên ngành, đóng góp nâng cao năng lực công tác phòng chống thiên tai.
“Nên bổ sung thêm quy định về thu hút nhân tài, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao trong phòng chống thiên tai. Chất lượng nguồn nhân lực sẽ phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao động. Việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao để nâng hiệu quả kinh tế là yêu cầu cấp bách và là thách thức lớn của công tác phòng chống thiên tai” – bà Lan nhấn mạnh.
Cụ thể hơn, bà Lan cho rằng, dự thảo Luật phòng chống thiên tai đã xác định lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, đặc biệt là trong công tác ứng phó khẩn cấp, khắc phục hậu quả sau thiên tai cần bổ sung, xác định lực lượng xung kích phòng chống thiên tai với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức, đoàn thể khác ở địa phương. Tuy nhiên, trong số các lực lượng này, cần phải có lực lượng chủ trì để xác định rõ trách nhiệm của các lực lượng tham gia.
Video đang HOT
Về nguồn tài chính và ngân sách Nhà nước cho phòng, chống thiên tai, theo bà Lan, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước còn khó khăn, Quỹ phòng chống thiên tai còn hạn hẹp thì việc huy động các nguồn khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết.
“Tôi đề nghị bổ sung quy định “Thủ tướng Chính phủ quyết định chi tiết về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai”. Nội dung này là hết sức cần thiết vì trong thời gian qua việc hỗ trợ kinh phí cho các địa phương có trường hợp còn chậm, chưa sát với thực tế, có địa phương thiệt hại ít nhưng báo cáo nhiều hoặc là có địa phương bị thiệt hại nhiều nhưng Chính phủ hỗ trợ ít” – bà Lan nêu một thực tế.
Bà Lan cũng đồng tình việc thành lập Quỹ phòng chống thiên tai ở Trung ương là cần thiết và đề nghị Chính phủ khẩn trương sửa đổi Nghị định 94 nhằm khắc phục những bất cập, không chủ động, kịp thời trong việc sử dụng, điều hòa quỹ.
Đối với Luật Đê điều sửa đổi, bà Lan đồng tình với việc bổ sung hoạt động nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều cần phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ NNPTNT để đảm bảo an toàn đối với các tuyến đê cấp I, cấp II, cấp III, cấp đặc biệt.
Theo bà Lan, Luật Đê điều (khoản 3 Điều 25) quy định hoạt động này phải được UBND cấp tỉnh cấp phép. Thực tế, việc cấp phép cho hoạt động này còn nhiều bất cập; một số dự án cấp phép trong phạm vi bảo vệ đê điều gây sạt, trượt, hư hỏng công trình đê điều, đe dọa đến sự an toàn tuyến đê.
Để đảm bảo thống nhất, khắc phục được những bất cập trong thời gian qua, tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, bà Lan đề nghị bổ sung nội dung: Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, thu hồi giấy phép quy định tại Điều 25 Luật Đê điều.
Theo Danviet
Đàn lợn khảo nghiệm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi vẫn an toàn
Theo GS.TS.Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, quá trình thử nghiệm bước đầu của loại vaccine vô hoạt phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên đàn vật nuôi cho kết quả khả quan.
Theo GS.TS.Nguyễn Thị Lan, trong bối cảnh thế giới nghiên cứu cả trăm năm nhưng chưa có kết quả, việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu vaccine được đánh giá là vô cùng mạo hiểm, nhưng đây không phải là việc của riêng Học viện Nông nghiệp Việt Nam mà còn vì trách nhiệm với ngành nông nghiệp, với đất nước.
"Chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đến nửa năm, với tình thần quyết tâm, huy động mọi nguồn lực, chúng tôi đã đạt được kết quả bước đầu rất khả quan" - bà Lan nói.
GS.TS.Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: I.T
Theo đó, chỉ sau gần nửa năm, nhóm nghiên cứu của Học viện đã nghiên cứu, chế tạo được loại vaccine vô hoạt phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi do nhóm nghiên cứu của GS Lê Văn Pha triển khai.
"Bước đầu thử nghiệm ở quy mô thí nghiệm cho thấy kết quả tích cực, đàn lợn được tiêm vacvine vẫn tồn tại khỏe mạnh" - bà Lan thông báo kết quả.
Tuy nhiên, theo bà Lan, đây là kết quả bước đầu, để có thể nghiên cứu, thương mại hóa của vaccine cần sự tham gia, vào cuộc của doanh nghiệp lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đạt kết quả tốt trong nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Học viện, và đề nghị các doanh nghiệp sớm vào cuộc cùng Học viện thương mại hóa vaccine sớm nhất.
Theo thống kê, từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 09/6/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 3.980 xã, 407 huyện của 55 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 2.490.449 con với trọng lượng là 147.260 tấn. Thời gian qua, đã có 55 xã thuộc 15 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó phát sinh lợn bệnh.
Tại 5 tỉnh Đông Nam Bộ (có tổng đàn lợn khoảng 3,4 triệu con). Dịch bệnh xảy ra tại 50 xã, 14 huyện, 4 tỉnh, thành phố (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh), tiêu hủy 16.960 con, trọng lượng 909 tấn. Còn 2 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tầu và Tây Ninh chưa có dịch.
Tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (có tổng đàn lợn khoảng 3,2 triệu con): Dịch bệnh xảy ra tại 191 xã, 63 huyện, 11 tỉnh, thành phố, tiêu hủy 9.995 con, trọng lượng 916 tấn. Còn 2 tỉnh Long An và Bến Tre chưa có dịch.
Do mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, đến nay Việt Nam đã có trên 50 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có những văn bản quan trọng của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NN-PTNT... bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó có những tín hiệu tích cực bước đầu trong nghiên cứu, sản xuất vaccine.
Theo Danviet
Đau xót vì mua 400 lợn con của Mavin bị nhiễm dịch tả heo châu Phi Anh Hà Quang Đạo, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ cho biết, có mua qua đại lý, trung gian 400 lợn con của Tập đoàn Mavin nhưng đến nay lợn đã chết hết, đem xét nghiệm máu và nội tạng kết quả dương tính với dịch tả heo Châu Phi. Số lợn con nghi ngờ nhiễm dịch tả heo Châu Phi chết chất...