GS.Nguyễn Minh Thuyết: “Dạy học sinh chống tham nhũng như nước đổ lá khoai”
Nhiều người làm quan có những khối tài sản siêu khổng lồ, vậy nó ở đâu ra? Những cái ấy, dân nhìn thấy cả, bàn tán râm ran cả, vậy thì lãnh đạo có biết không?
Nhiều thanh niên sẵn sàng làm sai, vi phạm pháp luật”Hai vấn đề cốt lõi liên quan tới vận mệnh dân tộc”Thành ủy Hà Nội yêu cầu hát Quốc ca thứ Hai hàng tuần
Ngày 4/8, Tổ chức Hướng tới Minh bạch tại Việt Nam (một cơ sở đại diện của Tổ chức Minh bạch Thế giới) đã công bố số liệu khảo sát liêm chính năm 2014. Kết quả cho thấy, đa phần thanh niên Việt Nam đánh giá cao các giá trị của liêm chính, nhưng lại sẵn sàng nới lỏng các giá trị liêm chính, thỏa hiệp với tham nhũng, thậm chí cả vi phạm pháp luật.
Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xung quanh nội dung này, GS. Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định, muốn dạy được lớp trẻ thực sự liêm chính thì người lãnh đạo phải làm gương.
Từ lời nói đến hành động là một khoảng cách lớn
Thưa Giáo sư, ông có suy nghĩ gì khi mà kết quả của cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, có đến 41% số thanh niên được hỏi cho biết chấp nhận nói dối hoặc những hành vi tương tự?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Đây là chuyện rất buồn, vì con số này đã tăng thêm 6% so với khảo sát năm 2011 (35%). Tuy nhiên, tôi không cảm thấy bất ngờ với kết quả này. Chúng ta hiểu rằng các bạn trẻ không hề muốn vi phạm các giá trị liêm chính, nhưng nhìn ra xung quanh, họ thấy nhiều khi gian dối mới được việc; còn “thật thà, thẳng thắn thường thua thiệt” đúng như câu tổng kết 7 chữ T của ai đó.
Kết quả của cuộc khảo sát này cũng chỉ ra rằng, từ 80% đến 95% người trả lời đề cao giá trị của liêm chính, nhưng gần một nửa trong số đó sẵn sàng nới lỏng liêm chính, thỏa hiệp với tham nhũng. Số người sẵn sàng tố cáo tham nhũng dù chỉ là “trên giấy” (tức là khi trả lời câu hỏi khảo sát) cũng không cao.
Những số liệu trên cho thấy giữa nhận thức với hành động hay giữa lời nói với fviệc làm của thanh niên hiện nay có một khoảng cách rất rõ rệt. Có thể giải thích sự lệch pha này bằng 2 lý do sau:
Một là, kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa khuyến khích thanh niên sẵn sàng tố cáo tham nhũng.
Hai là, thói quen “phân thân” của nhiều người trong một xã hội thích mặc đồng phục: nói một đằng, làm một nẻo.
Theo GS.Nguyễn Minh Thuyết thì không thể sống chung với giặc “tham nhũng”, ảnh: Ngọc Quang.
Video đang HOT
Những nội dung nâng cao liêm chính cho thanh niên đã được dạy thử nghiệm ở một số trường phổ thông, nhưng dường như kết quả thu được rất thấp. Theo Giáo sư thì vì sao?
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Thực ra, từ trước khi chúng ta đặt vấn đề đưa giáo dục liêm chính vào trường học, đã có rất nhiều nội dung giáo dục liêm chính trong chương trình từ tiểu học trở lên rồi. Không phải chỉ môn Đạo đức hay Giáo dục công dân, mà ngay môn Tiếng Việt cũng có những nội dung ấy.
Lấy ví dụ, sách Tiếng Việt lớp 4 có kể hai mẩu chuyện về ông Tô Hiến Thành: Chuyện thứ nhất là trước khi mất, Vua Lý Anh Tông di chiếu cho ông phò Thái tử Long Cán làm Vua. Khi Vua mất rồi, Chiêu Linh Thái hậu cho mang vàng bạc đến đút lót để ông chấp thuận đưa con đẻ mình là Hoàng tử Long Xưởng lên làm Vua. Nhưng Tô Hiến Thành kiên quyết từ chối, cứ theo di chiếu lập Thái tử Long Cán.
Chuyện thứ hai là khi Tô Hiến Thành ốm nặng, Thái hậu và Vua vào thăm, hỏi ông tiến cử ai thay vị trí của mình. Tô Hiến Thành tiến cử Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu hỏi, vì sao không tiến cử Tham tri chính sự Vũ Tán Đường là người ngày đêm thăm nom ông bên giường bệnh. Tô Hiến Thành trả lời: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.”
Sách Tiếng Việt lớp 5 kể chuyện Thái sư Trần Thủ Độ giữ nghiêm phép nước. Có lần, Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông, xin cho người họ hàng làm một chức việc rất bé trong làng xã. Trần Thủ Độ bảo người ấy: “Ngươi có phu nhân xin cho làm chức câu đương, không thể ví như những câu đương khác. Vì vậy, phải chặt một ngón chân để phân biệt”. Người ấy kêu van mãi, ông mới tha cho.
Lần khác, vợ của Trần Thủ Độ ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, bị một người quân hiệu ngăn lại. Về nhà, bà trách ông để cho kẻ dưới khinh nhờn. Trần Thủ Độ gọi người quân hiệu lên, hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện, rồi khen ngợi: “Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép nước” và lấy vàng, lụa thưởng cho.
Lại một lần khác, có viên quan trong triều nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu rằng: “Bệ hạ còn trẻ mà Thái sư chuyên quyền, thần lo lắm”. Nhà vua nói với Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ một hồi rồi tâu vua: “Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật”.
Những câu chuyện như vậy trong chương trình giáo dục phổ thông nhiều lắm. Nhưng vì sao thanh niên vẫn không thấm nhuần được tinh thần liêm chính ấy? Tôi nghĩ kết quả nghèo nàn của đấu tranh phòng chống tham nhũng đã hạn chế kết quả giáo dục của nhà trường.
Những cố gắng của nhà trường (nếu có) thì cũng chỉ như nước đổ lá khoai, vì đấy chỉ là lý thuyết, trong khi đời sống thực tế đang diễn ra hoàn toàn khác.
Chính phủ đưa nội dung dạy phòng chống tham nhũng vào các trường từ bậc trung học phổ thông, nhưng tôi xin nói là không có hiệu quả. Vì sao? Ở trường trung học phổ thông, sức ép của kỳ thi tốt nghiệp mạnh đến mức người ta sẵn sàng bỏ một phần môn học, thậm chí một môn học nào đó để tập trung cho những nội dung, những môn đi thi, thì những chuyên đề như phòng, chống tham nhũng, nếu có được dạy cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó mà thôi.
Muốn thanh niên liêm chính, lãnh đạo phải làm gương
Theo ông, đâu là mấu chốt để thanh niên thực hiện liêm chính đúng nghĩa khi mà từ lời nói tới hành động có một khoảng cách lớn như vậy?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Có rất nhiều lý do khiến cho người ta không thể giữ được liêm chính, ví dụ như đưa người nhà vào bệnh viện cấp cứu, trong lúc lo lắng như vậy mà lại có sự vòi vĩnh thì chắc là người nhà bệnh nhân phải thỏa mãn thôi, vì tính mạng của người thân họ quan trọng hơn cả tinh thần liêm chính lúc ấy.
Kết quả khảo sát cho thấy, số thanh niên sẵn sàng không tố cáo tham nhũng vì cho rằng không giải quyết được vấn đề gì tăng từ 28% năm 2011 lên 35% năm 2014.
Đây là chỉ số gia tăng rất lớn, nó phản ánh đúng tình hình thực tế hiện nay, như các cơ quan của Đảng và Nhà nước đã nhiều lần đánh giá: công cuộc phòng chống tham nhũng đang có nhiều diễn biến phức tạp, kết quả chống tham nhũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân.
Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi thấy phong trào có nội dung bổ ích và cần thiết cho lớp trẻ. Nhưng giá như có thêm những tấm gương gần gũi của các vị lãnh đạo đương nhiệm để thanh niên học tập và làm theo thì tốt biết mấy.
Cả nước nói về tham nhũng suốt nhiều năm qua, nhưng với kết quả khảo sát này thì dường như một phần lớn giới trẻ cũng đã chán nản và sẵn sàng thỏa hiệp. Điều đó sẽ dẫn tới hệ lụy gì, thưa Giáo sư?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, điều quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất là quyết tâm của những người lãnh đạo từ cấp cao nhất. Có quyết tâm thì mới thực hiện được các biện pháp đã đề ra từ lâu. Ví dụ, phải thực hiện kê khai, công khai tài sản của quan chức. Phải xử lý đến nơi đến chốn những trường hợp giàu có bất minh. Nhiều người làm quan có những khối tài sản siêu khổng lồ, vậy nó ở đâu ra?
Những cái ấy, dân nhìn thấy cả, bàn tán râm ran cả, vậy thì lãnh đạo có biết không? Biết rồi thì có đủ quyết tâm làm cho rõ không, hay là biết rồi để đấy?
Đã xác định chống tham nhũng là một nhiệm vụ hàng đầu để bảo vệ thể chế và phát triển đất nước giống như chống “giặc ngoại xâm” thì phải tìm mọi cách làm cho được. Còn cứ ậm à ậm ừ, sống chung với giặc thì e là có ngày mất chế độ, mất nước.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Ngọc Quang (Thực hiện)
Theo giaoduc
Nếu có gì không đúng, không tốt thì nhân dân sẽ đánh giá Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ như vậy, đồng thời yêu cầu quyết tâm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đặc biệt phải quan tâm tới công tác cán bộ.
Ngày 21/7, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXV nhiệm kỳ 2015-2020.
Để xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải hết sức quan tâm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy tinh thần đoàn kết, nhất trí trong đảng; thực hiện tốt các nguyên tắc trong sinh hoạt đảng... trong đó phải đặc biệt quan tâm tới công tác tổ chức cán bộ; tuyển dụng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, xử lý cán bộ phải thực sự công tâm, khách quan, dân chủ, theo đúng nguyên tắc, quy định, quy trình; đồng thời tiếp tục chú trọng công tác giáo dục, xây dựng phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên; không để xảy ra những hành vi sai phạm, tiêu cực, nhũng nhiễu.
"Mỗi việc làm, mỗi ý kiến của các đồng chí chí ảnh hưởng rất rộng lớn. Nếu có gì không đúng, không tốt xảy ra thì nhân dân, doanh nghiệp, các bộ, ngành, địa phương không chỉ đánh giá, phê phán cá nhân các đồng chí mà sẽ đánh giá cả Văn phòng Chính phủ, Chính phủ", Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng yêu cầu chú trọng công tác tuyển chọn cán bộ. ảnh: Quang Hiếu/VGP.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý, Văn phòng Chính phủ phải đặc biệt coi trọng công tác thông tin, truyền thông vì đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của Văn phòng Chính phủ.
Nhấn mạnh công tác thông tin truyền thông thời gian qua đã được Văn phòng Chính phủ triển khai thực hiện hiệu quả, nhưng Thủ tướng cho rằng cần phải làm tốt hơn nữa công tác này. Phải cung cấp nhanh chóng, chính xác, kịp thời thông tin về chủ tương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, những giải pháp chỉ đạo, quản lý, điều hành của Chính phủ trên các lĩnh vực, nhất là những thông tin được xã hội, người dân quan tâm, từ đó tạo sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội đề ra.
Bên cạnh việc chủ động cung cấp thông tin, Văn phòng Chính phủ cần phải tạo lập các kênh để tiếp nhận thông tin của xã hội, người dân, doanh nghiệp nhằm bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp.
Thủ tướng nhấn mạnh: "Đã là lãnh đạo, quản lý, điều hành thì phải ban hành quyết định, đã ban hành quyết định thì toàn dân phải biết để thực hiện. Do đó, chúng ta phải cung cấp đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời những thông tin liên quan trực tiếp đến lợi ích của người dân; điều chỉnh hoạt động của toàn xã hội; đáp ứng quyền được thông tin của người dân đã được Hiến định".
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ phải là cơ quan đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin; đồng thời đi đầu tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tiễn cuộc sống, tiến tới thực hiện Chính phủ điện tử.
"Phải ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành. Chỉ có ứng dụng thông tin chúng ta mới có điều kiện để nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành; bảo đảm xử lý công việc nhanh, tiết kiệm công sức, tiền bạc, thúc đẩy cải cách hành chính và ngăn ngừa tiêu cực, phiền hà" - Thủ tướng yêu cầu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo đảm hậu cầu kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ với yêu cầu chặt chẽ, phù hợp và hết sức tiết kiệm; làm đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước về mua sắm công, đầu tư trang thiết bị, không để bất cứ một vụ việc tiêu cực nào xảy ra.
Ngọc Quang
Theo Dantri
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Nhiều người nói thoải mái quá, nói bạt mạng" Sáng (18/7), tại UBND nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII.Vì sao Quốc hội có nhiều lãnh đạo tham gia? Tổng Bí thư cho biết, hướng sắp tới sẽ tăng dần số đại biểu chuyên trách lên, nhưng không thể...