GS Võ Tòng Xuân nói gì về việc đưa gạo ST25 đi thi lần 2 và bị tụt hạng?
GS Võ Tòng Xuân cho biết, không nên đưa gạo ST25 đi thi lần 2 và nói rằng đây là một quyết định chưa đúng. Theo GS Võ Tòng Xuân, nếu đi thi thì phải đem gạo khác, có chất lượng, ngon, thơm ngang bằng với gạo ST25.
Liên quan đến việc gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua và cộng sự ở Sóc Trăng đoạt giải nhì cuộc thi gạo ngon thế giới năm 2020 tổ chức tại Mỹ, GS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, chuyên gia về cây lúa ở ĐBSCL đã có cuộc trao đổi với phóng viên Dân Việt.
GS Võ Tòng Xuân nói về việc đem gạo ST25 đi thi lần 2.
Theo đó, GS Võ Tòng Xuân cho biết không nên đưa gạo ST25 đi thi lần 2 và khẳng định rằng, đây là một quyết định không đúng. “Nếu đi thi thì phải đem gạo khác, có chất lượng, ngon, thơm ngang bằng với gạo ST25″ – GS Võ Tòng Xuân nói.
Việc chọn gạo ST25 đi thi lần 2 và đạt giải Nhì cuộc thi gạo ngon thế giới năm 2020 làm cho loại gạo này rất khó để vào được thị trường tiêu thụ bên nước Mỹ. Hơn nữa, thời gian qua, gạo ST25 cũng hụt mất thời cơ ở thị trường giàu tiềm năng này.
GS Võ Tòng Xuân kể, trước đây, khi hay tin gạo ST 25 đạt giải Nhất cuộc thi do The Rice Trader tổ chức ở Philippines năm 2019, ông đã tìm cách kết nối cho gạo Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Kỹ sư Hồ Quang Cua bên gạo ST 25 (Ảnh: I.T)
Từ đó, bằng mối quan hệ của mình, GS Võ Tòng Xuân đã liên hệ với một số đầu mối đưa gạo Nam vào các siêu thị tại Mỹ. “Lúc đó, các đối tác yêu cầu gửi mẫu để họ xem, nếu ngon sẽ ưu tiên mua bởi Việt Nam đã có gạo ngon nhất thế giới và bán giá thấp hơn gạo Thái Lan” – GS Võ Tòng Xuân nói.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo GS Võ Tòng Xuân, sau đó, do nhiều nguyên nhân, gạo ST 25 không xuất khẩu được qua Mỹ.
“Tôi đi kiếm nhiều nơi nhưng không tìm được nguồn cung cấp ST25, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo ở ĐBSCL mà tôi quen biết nói không có nguồn hàng, ngay cả kỹ sư Hồ Quang Cua cũng không có” – GS Võ Tòng Xuân kể lại.
Qua tìm hiểu thì GS Võ Tòng Xuân được biết, do sau khi đạt giải nhất cuộc thi do The Rice Trader tổ chức ở Philippines năm 2019, theo quy định của ngành nông nghiệp, phải chờ qua khảo nghiệm mới cho đi phổ biến giống lúa ST25.
GS Võ Tòng Xuân nhận định: “Hiện nay, gạo ST25 đạt giải nhì cuộc thi do The Rice Trader tổ chức tại Mỹ khiến cho việc xuất khẩu loại gạo này vào thị trường Mỹ đã khó, nay càng khó hơn”.
GS Võ Tòng Xuân còn cho biết thêm, việc xuất khẩu gạo ST 25 hiện cũng gặp không ít khó khăn do kỹ sư Hồ Quang Cua hiện không có đủ số lượng lớn lúa trong kho để có thể được phép xuất khẩu theo quy định trong nước. Trong khi đó, ở Thái Lan, ngành chức năng không có giới hạn số lượng gạo được xuất mỗi lần mà chỉ yêu cầu đủ chất lượng.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT nói gì về cơ hội xuất khẩu loại gạo ngon nhất thế giới ST25 sang EU?
Theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), có 9 giống gạo thơm được hưởng hạn ngạch về thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, loại gạo ngon nhất thế giới ST25 cũng có thể hưởng ưu đãi này sau khi hai bên thảo luận, bổ sung danh sách.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, cơ hội xuất khẩu loại gạo ngon nhất thế giới ST25 sang EU rất lớn.
Ngày 4/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2020/NĐ-CP về quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang châu Âu. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về việc tháo gỡ cho xuất khẩu sang EU để hưởng lợi từ EVFTA?
- Trong thời gian rất ngắn, chỉ sau 2 tháng được Chính phủ giao soạn thảo Nghị định quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU, Bộ NNPTNT đã chủ trì soạn thảo, trình Thủ tướng ký vào ngày 4/9.
Phải nói rằng, văn bản này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thơm sang EU, nêu rõ quy định để các doanh nghiệp đăng ký chủng loại gạo khi xuất khẩu sang EU.
Hiệp định có hiệu lực ngay từ ngày ký nên tôi đề nghị các doanh nghiệp đã có gạo thơm theo chủng loại được quy định trong EVFTA và đã có đơn hàng thì gửi hồ sơ cho Cục Trồng trọt để được cấp chứng nhận.
Theo Thứ trưởng, tại sao lại có 9 loại gạo thơm được hưởng hạn ngạch về thuế quan khi xuất khẩu sang EU. Với những giống lúa đặc sản như ST24, ST25 thì cơ hội như thế nào?
- Theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), có 9 giống lúa thơm được xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan.
Cụ thể, 9 giống lúa thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch về thuế quan: Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.
Việc đàm phán hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU đã diễn ra nhiều năm nay, trong quá trình đàm phán hai bên thống nhất 9 loại gạo thơm được hưởng hạn ngạch về thuế quan.
Tuy nhiên, theo quy định của Hiệp định, từng năm hai bên sẽ rà soát lại, thống nhất, bổ sung những loại gạo thơm mới vào danh sách. Với những loại gạo đặc sản, đã có uy tín, được danh hiệu gạo ngon nhất thế giới như ST24, ST25, chúng tôi sẽ sớm làm việc với EU để bổ sung hai loại gạo này vào danh sách. Tôi tin, với chất lượng, uy tín của sản phẩm, phía bạn sẽ chấp nhận.
Giống gạo ST25 hoàn toàn có cơ hội xuất khẩu sang EU, bởi hai bên vẫn thảo luận, bổ sung danh sách các loại gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh: I.T
Những năm qua, ngành lúa gạo có chủ trương tái cơ cấu mở rộng diện tích lúa thơm, lúa đặc sản. Việc EU mở hạn ngạch xuất khẩu gạo thơm cho Việt Nam với khối lượng 30.000 tấn có phải là bước khởi đầu cho ngành gạo tiếp cận các thị trường khó tính?
- Trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, ngành hàng lúa gạo là một trong những ngành hàng được đánh giá đạt nhiều thành công trong thời gian qua.
Nếu như 5 - 6 năm trước, chúng ta chỉ có 35 - 40% diện tích là lúa chất lượng, hiện giờ đã chiếm 80% diện tích, nhiều địa phương chiếm tới 90%. Giá gạo xuất khẩu trong 8 tháng năm 2020 tăng cao, có lúc giá gạo Việt Nam vượt Thái Lan. Chúng ta cũng có bộ giống lúa tốt, đáp ứng cho nhiều phân khúc thị trường.
Việc EU cấp hạn ngạch 30.000 tấn, được hưởng ưu đãi thuế là tín hiệu đáng mừng, 27 nước EU là thị trường khó tính, họ yêu cầu rất cao về an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, việc được thị trường EU chấp nhận sẽ góp phần thể hiện giá trị, chất lượng, uy tín của gạo Việt.
Đúng là khối lượng 30.000 tấn chưa phải là lớn nhưng là tín hiệu đáng mừng, nếu người dân, doanh nghiệp làm tốt, kiểm soát tốt chất lượng đáp ứng các yêu cầu của đối tác, được người dân châu Âu chấp nhận thì tôi tin chắc chắn hạn ngạch sẽ tăng.
Trong thời gian tới, ngành hàng lúa gạo cần làm gì để tận dụng tốt các ưu đãi này, thưa Thứ trưởng?
Theo tôi, ngành hàng lúa gạo phải làm tốt 2 vấn đề. Thứ nhất, đảm bảo an ninh lương thực cho 100 triệu dân, dành một phần cho xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu gay gắt, đất lúa thu hẹp thì cần có chiến lược cho ngành hàng lúa gạo.
Hiên, diện tích canh tác lúa bình quân cả nước khoảng 7,7 - 7,8 triệu hecta, năng suất khoảng 6 tấn/ha, chúng ta vẫn phải giữ được năng suất này để đảm bảo đủ sản lượng.
Thứ hai, cần nâng cao giá trị hạt gạo để giá bán cao, giảm chi phí sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân, hiện tái cơ cấu ngành lúa gạo đang đi theo hướng đó.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
GS Võ Tòng Xuân: Báo NTNN hãy làm tốt vai trò cầu nối nông dân với 3 nhà "Tôi mong ở tuổi 36, Báo NTNN hãy làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa nông dân với các nhà làm chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp, đồng thời cố gắng cung cấp thông tin cho nông dân để người dân làm nông nghiệp kiểu mới, sản xuất lớn..."- GS Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng Trường Đại học Nam...