GS Võ Tòng Xuân: “Không nên thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ”
Việc người dân vùng Bảy Núi – An Giang đào cây thốt nốt bán cho thương lái Trung Quốc đã xảy ra vài năm nay và nhiều lần dư luận cảnh báo nhưng tình hình vẫn tiếp diễn. Theo nhiều chuyên gia, việc chặt cây thốt nốt bán đi hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên, không phải thấy Trung Quốc mua gì cũng sợ, nhưng cần cảnh giác.
Đào cây đem bán
Cây thốt nốt được xem như đặc sản truyền thống của địa phương vùng Bảy Núi (An Giang). Đây là loại cây có giá trị cao về kinh tế cũng như văn hóa. Quả thốt nốt thơm ngon, bổ dưỡng. Nước thốt nốt có thể dùng làm đường, lá dùng lợp nhà, mầm dùng như món rau bổ dưỡng. Ngoài ra, gỗ thốt nốt già có thể dùng làm cột nhà, thủ công mĩ nghệ và nhiều ứng dụng khác.
Tuy nhiên, cây thốt nốt không phải loại cây nằm trong danh mục cấm khai thác nên gần đây, thương lái Trung Quốc ồ ạt đến mua nhưng chính quyền không thể mạnh tay xử lý, chỉ dùng biện pháp tuyên truyền cho dân.
Thương lái thu mua cây thốt nốt – ảnh Cửu Long
Cây thốt nốt trưởng thành mất hàng chục năm phát triển. Tuy nhiên, hàng chục cây thốt nốt có tuổi đời trên 20 năm ở các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn (tỉnh An Giang) gần đây bị nhóm thương lái tới thu mua ồ ạt. Vài năm trước, các địa phương này cũng đã từng bắt nhóm người thu mua cây thốt nốt.
Video đang HOT
Nhóm thương lái thu mua thốt nốt chủ yếu ở các xã Văn Giáo, An Cư, Tân Lợi và các xã có đông đồng bào dân tộc Khmer của huyện Tịnh Biên rồi tập kết lên xe đang đậu ở tỉnh lộ 948 khu vực Dốc Bà Đắc, xã Thới Sơn.
Hiện nay, giá bán mỗi cây thốt nốt chỉ dao động trên dưới 500.000 đồng/cây, thêm chi phí đào, vận chuyển có thể lên tới vài triệu đồng. Kì lạ là, những cây thốt nốt non, có tuổi đời vài chục năm được thương lái Trung Quốc thu mua mạnh nhất. Trong khi, gỗ của thốt nốt phải già, có tuổi đời cả trăm năm mới ứng dụng được nhiều trong đời sống.
Mỗi cây thốt nốt có tuổi đời rất lâu nên giá trị khai thác rất lớn. Nếu chặt bán đi không chỉ thiệt thòi về mặt kinh tế, mặt cảnh quan mà còn thiệt hại về văn hóa bởi đây là loài cây được xem như “linh hồn” của địa phương. Mặc dù đào bán nhưng người dân địa phương cũng không hiểu rõ thương lái thu mua cây thốt nốt nhằm mục đích gì.
Lợi trước mắt, hại lâu dài
Theo GS Võ Tòng Xuân, người dân bán thốt nốt chưa nhiều nhưng nếu cứ tiếp tục thì chỉ được cái lợi trước mắt, để lại cái hại lâu dài. Trước mắt thì người dân có được món tiền lớn, người đào có được tiền công cao nên người dân bán đi là dễ hiểu.
Tuy nhiên, GS Xuân cũng cho hay, cây thốt nốt Trung Quốc mua cả bầu cây đem về có thể để trồng. Số lượng họ mua cũng chưa đáng kể.
“Người dân mình cứ thấy Trung Quốc mua gì là sợ nấy thì cũng không nên. Tuy nhiên, việc cảnh báo và tuyên truyền cho người dân biết rõ mục đích của thương lái là điều hết sức cần thiết. Điều này chính quyền địa phương cần tích cực sát sao tuyên truyền” – GS Võ Tòng Xuân cho hay.
Ông cũng nói thêm, cây thốt nốt họ mua cả bầu nên cũng có nhiều ứng dụng. Nếu mua những thứ không biết để làm gì như cau non, cam non, hồ tiêu vụn… thì mới đáng lo, đáng lên án. Còn nếu họ mua cây thốt nốt về làm cảnh hoặc mua về trồng với mục đích nào đó thì cũng là chuyện không quá lạ.
GS Võ Tòng Xuân cũng cho biết, cây thốt nốt còn là nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống, là cây có tác dụng giữ nước rất tốt. Giả sử nếu chặt hết cây thì các làng nghề sẽ khó khăn hơn trong vấn đề nguyên liệu, các trận lũ đổ về gây thiệt hại nhiều hơn.
Còn theo ông Đỗ Minh Trí – Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn, chính quyền địa phương rất chú trọng bảo vệ loại cây đặc sản của địa phương. Cách đây một tháng huyện đã bắt được một xe tải chở hàng chục cây thốt nốt tuổi đời trên 15 năm tuổi và đã giao cho công an xử lý.
Ông Trí cho rằng, phải bảo tồn giống cây thốt nốt vì nó là đặc sản tạo nên thương hiệu vùng Bảy Núi. Tuy nhiên khó khăn là hiện nay cây này nằm ngoài danh mục cấm nên huyện đã kiến nghị về tỉnh để cấm mua bán và có biện pháp xử lý mạnh tay hơn. Song song với đó, chính quyền cũng thường xuyên gặp gỡ người dân để tuyên truyền, bảo vệ loài cây này.
Theo Hoàng Long
Một thế giới
Hơn 600 đại biểu họp mặt dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây
Ngày 7/4, tại TP Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành Nam Bộ tổ chức họp mặt cán bộ, chức sắc tôn giáo, gia đình chính sách mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trao bằng khen cho các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer
Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Vũ Văn Ninh tham dự và chỉ đạo buổi họp mặt cùng với 600 đại biểu đại diện cho 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khmer của 17 tỉnh, thành Nam Bộ.
Tại buổi họp mặt Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần đoàn kết, vượt khó của các địa phương trong vùng, đặc biệt là hàng triệu đồng bào dân tộc Khmer, vì sự phát triển của đất nước nói chung và vùng Tây Nam Bộ nói riêng.
Phó Thủ tướng kêu gọi toàn thể các dân tộc vùng Tây Nam Bộ, đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và những kết quả đạt được, nỗ lực khắc phục khó khăn, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tích cực thi đua học tập, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng nông thôn mới; chăm lo giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...
Đồng thời Phó thủ tướng cũng mong muốn tỉnh, thành trong vùng cần có kế hoạch thăm hỏi, hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các hộ nghèo dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn để đồng bào vui Tết an lành, đầm ấm trong dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm nay.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2014, tình hình kinh tế-xã hội trong vùng có bước phát triển khá cao và toàn diện. Đặc biệt, các chính sách đối với đồng bào dân tộc Khmer được thực hiện tốt, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc Khmer trong vùng đã giảm từ 21,35% năm 2013 xuống còn 17,98% năm 2014.
Ban quan tâm nhiều tới các hoạt động phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc như Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ 6; Festival đua ghe Ngo; Công nhận sân khấu Dù Kê tỉnh Sóc Trăng, lễ hội OK Om Bok tỉnh Trà Vinh là văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia...
Cũng tại buổi họp mặt, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã trao 100 triệu đồng để xây nhà tình thương cho các hộ gia đình dân tộc Khmer bị ảnh hưởng chất độc da cam đang sống ở thành phố Cần Thơ; trao bằng khen cho 8 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer...
Phạm Tâm
Theo Dantri
Ở nơi mọi dự án đều phải "né" cây xanh Hà Nội những ngày này đang nóng lên kế hoạch đốn hạ, thay thế hàng ngàn cây xanh. Ở một thành phố nhỏ như Trà Vinh, cây xanh lại được coi là báu vật, được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận; mọi kế hoạch làm đường, xây dựng công trình đều phải né cây xanh. Nhiều người đến thành phố Trà Vinh...