GS Trần Ngọc Thêm: Ông Nguyễn Đức Tồn đạo cả văn của tôi!
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm tiết lộ công trình nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn từng đưa đi xét dự Giải thưởng Hồ Chí Minh có nội dung đạo trong sách của ông đã xuất bản trước đó. “Không có lẽ ở ông Tồn, việc đạo văn đã trở thành một căn bệnh khó chữa đến thế?” – GS Trần Ngọc Thêm đặt câu hỏi.
Dự xét Giải thưởng nhưng bị bác
Như Dân Việt đã thông tin, cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác) dù có nghi vấn đạo văn của học trò, nhưng vẫn được ông Nguyễn Đức Tồn nộp trong hồ sơ đề nghị phong chức danh Giáo sư. Năm 2006, ông Nguyễn Đức Tồn đã được phong hàm Giáo sư sau 2 lần bị bác.
Trong quá trình tìm hiểu về nghi vấn đạo văn của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn, PV được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho biết ông Tồn cũng đã từng trình công trình bị nghi đạo văn trong hồ sơ dự Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Công trình bị nghi đạo văn sau đó đã được tác giả mở rộng và đưa đi dự xét Giải thưởng Hồ Chí Minh
Cụ thể, cuốn sách kể trên đã được tác giả mở rộng, bổ sung thành cuốn “Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy” và đưa đăng ký Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng Hội đồng cơ sở ở giai đoạn đó đã bác.
Trao đổi với Dân Việt, PGS.TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết: “Tôi được biết, năm 2015, ông Nguyễn Đức Tồn cũng có trình một số công trình, trong đó có công trình bị nghi đạo văn dự Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng Hội đồng cơ sở đã bác.
Theo tôi, một khi đã vi phạm việc đạo văn, xét ở góc độ người nghiên cứu khoa học đã không xứng đáng rồi. Một sinh viên làm luận văn vi phạm chắc chắn bị đánh trượt, một người làm luận án Tiến sĩ cũng chắc chắn bị đánh trượt, tước bằng. Còn với học hàm học vị cao như Giáo sư càng không ai thừa nhận”.
“Tôi có biết chuyện này. Tôi lấy làm lạ vì ông Tồn hành động như vậy. Có lẽ đây là cách thể hiện thái độ gì đó hơn là cách xin làm ứng viên xét giải bình thường. Nhiều người trong ngành đều có ý kiến giống tôi” – PGS.TS Hảo cho biết. Còn PGS.TS Phạm Văn Hảo – UVBCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống cũng biết chuyện ông Nguyễn Đức Tồn đem công trình nghiên cứu “có ý kiến lùm xùm” đi dự xét Giải thưởng Hồ Chí Minh.
GS.TSKH Trần Ngọc Thêm – một trong những người phản biện ở Hội đồng cơ sở khi công trình kể trên dự xét Giải thưởng Hồ Chí Minh nhớ lại: “Kết quả cuối cùng của mọi Hội đồng thường do việc bỏ phiếu kín quyết định.
Công trình của ông Tồn không được Hội đồng cơ sở (họp vào đầu năm 2016) thông qua là do không đáp ứng được những tiêu chuẩn mà giải thưởng yêu cầu, do vậy không hội đủ số phiếu cần thiết. Trong quá trình thảo luận, mối quan hệ giữa cuốn sách này với những công trình của nghiên cứu sinh, sinh viên cũng có được bàn đến”.
Đạo cả sách của người phản biện?
GS Trần Ngọc Thêm cũng tiết lộ thêm thông tin “sốc” khi cuốn sách này có những phần được cho là đã chép từ một cuốn sách của chính GS Thêm.
Video đang HOT
Theo GS Trần Ngọc Thêm, nội dung cuốn sách mở rộng có phần “chép” từ sách đã xuất bản của ông. Ảnh Lê Minh/TTXVN.
“Tôi đã rất bất ngờ khi thấy trong cuốn sách này, phần viết về khai niêm văn hóa, ông đã chép từ cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của tôi (in lần đầu năm 1996; tái bản có bổ sung vào các năm 1997, 2001; in lại vào các năm 2004, 2006; ông Tồn có lẽ đã dùng bản in năm 1997 mà trong danh mục tài liệu tham khảo, ông ghi sai thành 1998). Việc đạo văn này đã được ông Tồn thực hiện có thể nói là vừa tinh vi vừa trắng trợn”.
Cụ thể, ông Tồn đã mở đầu mục 1.2 “Đặc trưng của văn hóa” (tr. 32 sách “Đặc trưng văn hóa – dân tộc…”) bằng câu “Dựa vào nội dung định nghĩa văn hóa nêu trên, có thể nhận thấy một số đặc trưng cơ bản sau đây của văn hóa”.Theo GS Thêm, gọi là “trắng trợn” vì trong 3 trang 32-34 sách “Đặc trưng văn hóa – dân tộc…” của mình (bản in năm 2010 do NXB Từ điển Bách khoa thực hiện), ông Tồn đã chép (có rút gọn một chút) quan niệm về bốn đặc trưng của văn hóa (là tính hệ thống, tính gia tri, tính nhân sinh, và tính lịch sử) từ sách “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc Thêm (ở bản in năm 2001 và các năm sau, chúng nằm ở 4 trang 21-24) và trình bày như những sáng tạo của mình.
“Còn nói tinh vi là vì, tuy bốn đặc trưng của văn hóa ông không dẫn nguồn, nhưng trong khi trình bày đặc trưng thứ nhất là tính hệ thống ông lại dẫn chúng tôi với tư cách là tác giả của cấu trúc “văn hóa nhận thức – văn hóa tổ chức – văn hóa ứng xử” với các tiểu hệ và vi hệ của nó (tr. 32-33 sách “Đặc trưng văn hóa – dân tộc…”). Cách trình bày này gây nên ấn tượng về sự mập mờ, thiếu minh bạch” – GS Trần Ngọc Thêm cho biết.
“Không có lẽ ở ông Tồn, việc đạo văn đã trở thành một căn bệnh khó chữa đến thế?” – GS Trần Ngọc Thêm đặt câu hỏi. Ảnh minh họa/VNN
GS Trần Ngọc Thêm cung cấp thêm thông tin, ông Tồn còn “đạo” cả định nghĩa văn hóa của Tổng giám đốc UNESCO mà tôi dẫn ra trong sách của mình.
Ở trang 20, bản in năm 2001 và các năm sau của GS Trần Ngọc Thêm viết: “Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO, cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác trong các lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động. Cách hiểu thứ hai này đã được cộng đồng quốc tế chấp nhận tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise” [Tạp chí "Người đưa tin UNESCO", số 11-1989, tr. 5]. Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của văn hóa học. Trong các công trình nghiên cứu, ngay cả với một cách hiểu cũng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau”.
“Tôi hiểu ra rằng ông Tồn đã phụ lòng của cả Hội đồng CDGS Ngành năm 2009, khi nghĩ là ông Tồn đã rút được bài học sâu sắc và sẽ không bao giờ tái phạm. Không có lẽ ở ông Tồn, việc đạo văn đã trở thành một căn bệnh khó chữa đến thế?” – GS Trần Ngọc Thêm đặt câu hỏi.Còn ở trang 25 sách “Đặc trưng văn hóa – dân tộc…” (bản in năm 2010) của ông Tồn có viết: “Chuyên khảo này sẽ chủ yếu chỉ quan tâm đến nghĩa thứ nhất nói trên của từ văn hóa, nghĩa là văn hóa với tư cách một hiện tượng bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tin ngương, phong tuc tâp quan, lôi sông, lao đông… Chính với cách hiểu này, văn hóa mới là đối tượng đích thực của bộ môn khoa học về văn hóa và có rất nhiều định nghĩa khác nhau”.
Theo Danviet
Nghi Giáo sư đạo văn: Người trò được cho là "bị" đạo văn lên tiếng
TS Nguyễn Thúy Khanh (từng là nghiên cứu sinh do GS Nguyễn Đức Tồn hướng dẫn - PV) cho rằng, nghi vấn Giáo sư Nguyễn Đức Tồn đạo văn nhất thiết phải giải quyết dưới góc độ khoa học, cần một Hội đồng khoa học xem xét, đối chứng và giải quyết dứt điểm.
Như Dân Việt đã thông tin, nhiều chuyên gia trong ngành ngôn ngữ học đang xôn xao về công trình của Giáo sư Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học có đến 130 trang "giống kỳ lạ" với những nghiên cứu đã được công bố trước đó.
Cụ thể, trong sách "Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với những dân tộc khác)" (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2002), có nhiều trang chép nguyên xi từ luận án: "Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật" của nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh, bảo vệ cách đó 6 năm (năm 1996) tại cơ sở đào tạo Viện Ngôn ngữ học.GS.TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học, nguyên Thư ký Hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học nhiệm kỳ 2000 - 2007 khẳng định ông Nguyễn Đức Tồn từng 2 lần không được phong chức danh Giáo sư bởi Hội đồng lúc đó cho rằng công trình nghiên cứu được xác định "đạo văn".
Cuốn sách của ông Nguyễn Đức Tồn được cho là đã đạo văn của nhiều người
Trong sách trên của ứng viên Nguyễn Đức Tồn, cũng có hàng chục trang chép gần như nguyên vẹn từ luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học, đã bảo vệ cách đó 7 năm: "Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt" của Cao Thị Thu, sinh viên K36 (1991-1995) Khoa Ngôn ngữ học, Trường đại học KHXH&NV Hà Nội.
Trả lời Dân Việt, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Ủy viên Hội đồng Giáo sư Nhà nước, cho rằng việc kết luận ông Nguyễn Đức Tồn đạo văn là đã rõ ràng.
"Khi đối chiếu các văn bản, chung tôi nhân thây nội dung cac trang trong chương I luân an cua nghiên cứu sinh Thuy Khanh hoan toan trung khit đên tưng câu, tưng đoan vơi nhưng câu, đoan trong luân an cua ông Tôn, măc du 2 thư tiêng khac nhau" - GS Trần Ngọc Thêm cho biết.
Theo GS Trần Ngọc Thêm, vơi sô trang trung cao như thê (4 chương, tổng cộng hơn 100 trang), thi nghiên cứu sinh Nguyên Thuy Khanh (và sinh viên Cao Thị Thu) phải đươc ghi tên la những đông tac gia. Chép lại hơn 100 trang, chiếm gần 1/3 toàn bộ cuốn sách, mà không đươc ghi tên ở trang đầu la những đông tac gia hoặc thậm chí là những cộng tác viên, thực chất cũng là một dạng "đạo văn".
Nội dung cuốn sách của ông Tồn (trái) có những đoạn rất giống với luận án của nghiên cứu sinh do chính mình hướng dẫn
Gần đây nhất, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Khanh - Tác giả luận án "Đặc điểm trường từ vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật" cũng đã trao đổi với Dân Việt về vấn đề ông Nguyễn Đức Tồn bị nghi đạo văn. TS Khanh nhấn mạnh vụ việc cần đưa ra Hội đồng khoa học xem xét và xử lý dứt điểm.
Tiến sỹ Nguyễn Thúy Khanh đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng để khẳng định luận án do bà bảo vệ là do bà thực hiện, không hề chép từ luận án tiếng Nga của ông Tồn. Tuy nhiên, Tiến sỹ Khanh mong muốn sẽ có một Hội đồng khoa học được thành lập để xem xét việc này và sẽ trình bày trước Hội đồng.
Dưới đây là nguyên văn ý kiến của TS Nguyễn Thúy Khanh gửi đến Dân Việt về nghi vấn đạo văn của GS Nguyễn Đức Tồn:Trên phương tiện thông tin đại chúng, TS Khanh muốn lên tiếng một lần nêu rõ quan điểm.
"Đây là vấn đề đã được đặt ra và giải quyết cách đây mười năm, khi tôi chưa nghỉ hưu. Những vấn đề cần nói tôi đã nói rất rõ ràng, cụ thể, minh bạch trước Viện Ngôn Ngữ Học và toàn bộ lãnh đạo Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam (nay là Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội VN) từ năm 2007. Hiện tôi vẫn lưu văn bản.
Đến nay vấn đề này lại được đặt ra. Đúng hay sai, tên tuổi của tôi vẫn bị nêu lên. Đó là sự xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi và một số người khác, mặc dù chúng tôi chỉ là nạn nhân của những cuộc xung đột. Hơn nữa, vấn đề này cũng ảnh hưởng không ít đến hình ảnh của các nhà khoa học Việt Nam
Thiết nghĩ, đây là một vấn đề mang tính khoa học của những người làm công tác khoa học. Do đó, rất cần thiết có một Hội đồng khoa học xem xét, đối chứng cụ thể và giải quyết dứt điểm. Lúc đó, cần thiết, chúng tôi sẽ có mặt. Việc này cũng đã từng được thực hiện, tốn khá nhiều thời gian của mọi người, nhưng rất tiếc chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.
Nhân phát biểu của GS.TSKH Trần Ngọc Thêm - Uỷ viên Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà Nước trong bài phỏng vấn trên báo Điện tử Dân Việt ngày 15.5.2018, chúng tôi cũng xin ghi nhận ý kiến khẳng định của ông: " Nếu dựa trên những minh chứng đối chiếu treo cách sao chụp rất rõ ràng, trong đó nội dung cuốn sách của ông Tồn đúng từng câu từng chữ trong suốt hơn 100 trang với nội dung các luận án, bài viết của học trò đã bảo vệ, công bố trước đó, thì việc kết luận ông Tồn đạo văn sẽ là hiển nhiên".
Tuy nhiên, chúng tôi cũng không chấp nhận lý do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã biện luận hộ ông Tồn khi chỉ nghe một mình ông Tồn trình bày là đã "chữa cho tôi từng dấu chấm phẩy" và" chữa cả bài viết và luận án" đến mức văn phong trong các bài viết của luận án cũng giống văn phong của ông Tồn v.v. Chỉ ngần ấy mà GS TSKH Trần Ngọc Thêm đã biện hộ cho ông Tồn: "Nghĩa là trong phần đã được đối chiếu(...) ông Tồn không đạo văn của NCS, nhưng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong việc hướng dẫn luận án cho NCS là đã giúp đỡ NCS quá mức cần thiết và đã nhắm mắt là ngơ cho nghiên cứu sinh đạo văn của thầy". Tôi cho rằng đây là một kết luận thiếu khách quan, ngụy biện và đáng xấu hổ (nếu không muốn nói là có sự mặc cả, mờ ám phía sau???). Nhất là, điều đó lại được nói ra từ một vị Uỷ viên Hội đồng chức danh Giáo sư. Chúng tôi phải nghĩ sao đây? Những người làm khoa học phải nghĩ sao đây? Đây có thể được coi là một cơ sở khoa học để xem xét phong học hàm, chức danh không?
Xin nhắc nhở các vị, khi viết luận án tôi đã có hơn 20 năm làm việc tại Viện Ngôn ngữ học. Sau khi cuốn Từ điển Tiếng Việt hoàn thành và sau khi đi thực tập ở Nga 2 năm về, mấy anh chị em phòng từ điển chúng tôi mới có thời gian và đều bảo nhau làm luận án, chứ lúc đó không có một sức ép nào, cũng chẳng có một quyền lợi nào để đến mức chúng tôi phải cầu cạnh ai để hoàn thành luận án.Những vấn đề cụ thể khác tôi không muốn đôi co, tranh luận trên báo mà sẽ nói lại khi có một hội đồng giải quyết vụ việc này.
Tôi cũng đặt ra 2 câu hỏi sau đây.
Thứ nhất, nếu ông Tồn có thể "giúp đỡ quá mức cần thiết" với tôi và tương tự, với Cao Thị Thu, Nguyễn Thanh Hà, Huỳnh Thanh Trà, thì tại sao ông không tự viết cho mình một cuốn sách mà lại phải gộp nguyên xi công trình của nhiều học trò và cộng sự như vậy? Với khả năng của ông Tồn, tôi biết, ông thừa sức viết một cuốn về "Đặc điểm văn hoá dân tộc và tư duy ngôn ngữ của người Việt" trên cơ sở các tư liệu và kết quả nghiên cứu và các bài viết của các học trò và cộng sự. Cho dù có vội vàng cấp bách để kịp phong học hàm sau lần trượt ban đầu, lẽ ra ông nên bình tâm ngồi viết và in lại, hơn là để thời gian vu cáo, chạy chọt, kiện tụng làm ảnh hưởng đến Viện và rất nhiều người. Như vậy có đàng hoàng không?
Thứ hai, nếu văn phong trong luận án của tôi (theo lý của ông Tồn ) là giống văn phong của ông Tồn, vậy các bài viết khác của tôi ngoài luận án thì sao, cũng bị ảnh hưởng phong cách, văn phong của ông Tồn hay sao?
Như đã nói ở trên, tôi không muốn phá vỡ cuộc sống yên bình của mình vì những chuyện không đáng có. Chúng tôi là những người làm khoa học nghiêm túc, đàng hoàng và có lòng tự trọng. Chúng tôi cũng không ham hố chức danh và học hàm học vị.
Những năm trước đây, khi xảy ra chuyện này và gần đây, tôi cũng không bao giờ đọc những bài viết kiểu này. Tôi không muốn bị lôi vào cuộc, vì tôi biết rõ công việc và con người mình hơn ai hết. Ngoài ra còn có những đồng nghiệp của tôi.
Tôi nói ra những điều này vì cũng phải một lần lên tiếng cho rõ quan điểm. Hơn nữa, đây là lần đầu tiên tôi được biết những thông tin do GS Trần Ngọc Thêm nói ra và thực sự tôi rất sốc.
Ông Nguyễn Đức Tồn từ trước cho tới bây giờ khi đối diện với tôi vẫn luôn tỏ ra tôn trọng tôi, nếu không muốn nói là rất có cảm tình với tôi (còn những chuyện sau lưng tôi thì tôi không biết). Bản thân tôi cũng bỏ qua mọi chuyện và rất mừng khi ông Tồn được phong Giáo sư, còn qua bằng cách nào thì tôi không quan tâm.
Theo tôi, ông Nguyễn Đức Tồn nên bình tâm suy nghĩ lại, sai đâu thì sửa đấy. Có lẽ, mấu chốt là ở chỗ ông nghĩ, như ông đã từng nói: Tôi hướng dẫn thì tôi có quyền lấy. Nhưng chúng ta đang sống và làm việc theo luật pháp, không nên cãi cố mà trở thành xúc phạm những người đã từng là bạn mình.
Đã đến lúc những người nói lời vu cáo cùng những người biện hộ cho lời vu cáo đó cần phải xem xét lại và có lời xin lỗi công khai.
Rất mong ông Nguyễn Đức Tồn, rất mong các nhà Ngôn Ngữ Học hãy cho tôi một sự tôn trọng đáng có và sớm làm sáng tỏ, dứt điểm vấn đề này".
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Tồn cho rằng: "Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học đã thẩm định và kết luận, đây là thầy tạo điều kiện cho học trò. Học trò chép của thầy, chứ sao thầy chép của học trò".Tuy nhiên, GS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho biết: "Hội đồng chức danh Giáo sư Ngành năm 2009 (có 10 thành viên) họp trong 2 ngày 15 và 16.10.2009. Các thành viên Hội đồng đã phát biểu ý kiến thảo luận một cách nghiêm túc và khách quan.Các ý kiến phát biểu đều nhận định rằng ông Tồn đã có lỗi và đã trả giá trong 7 năm qua, 2 lần hồ sơ không được thông qua; không nên bắt một người phải trả giá cho một sai lầm cũ suốt đời.Mặt khác, vào năm trước đó (năm 2008), ông Tồn đã vừa mới được Viện KHXH Việt Nam bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học; để bổ nhiệm, Viện KHXH chắc chắn cũng đã cân nhắc chuyện này. Với tinh thần nhân đạo và nhân văn của truyền thống văn hóa Việt Nam, vì sự đoàn kết và phát triển chung của ngành, các thành viên Hội đồng đã đồng ý đưa ông Tồn vào danh sách bỏ phiếu kín. Kết quả là ông Tồn đã được thông qua với số phiếu 10/10".
Theo Danviet
Vì sao ông Nguyễn Đức Tồn 2 lần bị bác hồ sơ đề nghị phong Giáo sư? Tại sao ông Nguyễn Đức Tồn từng nộp hồ sơ đề nghị phong chức danh Giáo sư nhưng đã bị bác? Sau khi Dân Việt phản ánh về vụ việc vụ việc Giáo sư Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học bị tố đạo văn của nhiều người, đã có nhiều chuyên gia lên tiếng đồng tình. Gần đây...