GS Ngô Bảo Châu chỉ thẳng điểm tối nhất của Giáo dục Việt Nam
Trước hàng trăm diễn giả, chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước tại chương trình Đối thoại Giáo dục Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu đã chỉ thẳng vấn đề rằng “chất lượng chung của các trường ĐH có lẽ là điểm tối nhất trong bức tranh chung của ngành giáo dục Việt Nam”.
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với các đại biểu là diễn giả, chuyên gia giáo dục tại chương trình Đối thoại Giáo dục Việt Nam với chủ đề Cải cách Giáo dục Đại học
Thông qua chất và lượng của các bài báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí hoặc hội nghị chuyên môn cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa về chất lượng chung của đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các ĐH Việt Nam.
Đáng lo ngại chính là quy trình xây dựng và cải tiến đội ngũ này ở nước ta đi ngược hoàn toàn với giáo dục thế giới. Thực trạng này nếu tiếp diễn không những chất lượng ĐH tiếp tục ì ạch ở thứ hạng thấp mà sẽ còn đi giật lùi so với cả các nước láng giềng đang bước tiến nhanh và vững chắc.
GS Ngô Bảo Châu đã chỉ đích danh một trong những tồn tại khiến các ĐH Việt Nam gặp khó khi xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao chính là thu nhập.
Ở Việt Nam, chế độ thu nhập của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy đại học được điều chỉnh bởi những quy định chung về thang lương của công viên chức nhà nước. Lương giảng viên trẻ mới ra trường rất thấp, chính sách hỗ trợ dù có nhưng không giải quyết được căn bản vấn đề.
Video đang HOT
“Với thang lương hiện tại, mức lương cơ bản của giảng viên đại học không đảm bảo cho họ một mức sống trung lưu cao trong xã hội. Trong khi đó, chính mức sống là điều kiện cần cho một hệ thống giáo dục tốt. Vì nó thể hiện mức độ ưu tiên của xã hội đối với giáo dục ĐH và để nghiên cứu tốt nhà khoa học cần thời gian tư duy tự do chứ không phải mãi lo chuyện “cơm gạo”.
Bên cạnh đó, quy trình xây dựng, cải tiến đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các ĐH hiện vẫn là tập trung bồi dưỡng mọi nguồn lực để đưa chính những sinh viên tốt nghiệp của trường mình trở lại làm giảng viên. Trong khi đó các nước phương Tây hạn chế tối đa ứng viên tốt nghiệp từ trường mình. Các trường chỉ ưu tiên tuyển người mình tạo ra nên thiếu sự cạnh tranh của các nguồn khác.
GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh: “Tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng giảng viên và giáo sư ĐH là khả năng nghiên cứu khoa học. Chỉ những người “sống và thở” ở tiền tuyến của tri thức nhân loại mới có khả năng hiểu và truyền tải những kiến thức nền tảng và những phát kiến tiên tiến nhất cho lực lượng lao động trí não tương lai”. Ngược với thế giới, tiêu chí hàng đầu trong tuyển chọn giảng viên là năng lực nghiên cứu khoa học thì Việt Nam quy trình này nặng tính hành chính.
GS Ngô Bảo Châu trao đổi với bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM.
Trước những vấn đề đó, GS Ngô Bảo Châu đề xuất, quy trình tuyển chọn giảng viên ĐH cần có sự thống nhất cho tất cả các trường tiến tới tạo thị trường tuyển dụng thông suốt trong cả nước.
Quyết định của hội đồng tuyển dụng cần được minh bạch hóa, lý lịch tuyển dụng cần được công khai. Lấy việc bổ nhiệm GS làm nhiệm vụ trọng tâm cho việc thực hiện tự chủ khoa học của các trường chứ không phải là một phẩm tước danh dự như hiện nay. Bên cạnh thu nhập thông thường, giảng viên cần có mức thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải rõ ràng, minh bạch.
TS Nguyễn Quân – Bộ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ cũng nhìn nhận rằng cũng cho rằng tỉ trọng nghiên cứu tại Việt Nam lại nghiêng về các viện nghiên cứu chứ không phải các trường. Nhiều năm chúng ta không dành sự quan tâm thích đáng cho các trường trong việc nghiên cứu khoa học.
Con tàu giáo dục ĐH đã được đặt vào đường ray rồi, được cấp nhiên liệu rồi nhưng vì sao vẫn ì ạch. Các hiệu trưởng dù được trao quyền tự chủ nhưng chưa dám thực hiện vì quen nếp sống bao cấp nên chưa mạnh dạn bước vào kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cũng do cơ chế bao cấp mà các trường dù được trao tự chủ mọi thứ mà chỉ thiếu tài chính không thì không thể thực hiện được.
Lê Phương
Theo Dantri
Thủ tướng tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhóm đối thoại giáo dục
"Thách thức trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới chỉ có người Việt mới tự giải quyết và chỉ có thể giải quyết bằng bản lĩnh trí tuệ, tri thức..." - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ trong buổi tiếp thân mật Giáo sư Ngô Bảo Châu.
Chiều 29/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thân mật tiếp Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục (một nhóm tự nguyện gồm 8 trí thức Việt kiều với mục đích nghiên cứu và đưa ra các ý tưởng, gợi ý, kiến nghị với đất nước trong lĩnh vực giáo dục đại học và nhiều lĩnh vực khác).
Tham dự buổi tiếp có Giáo sư Ngô Bảo Châu - Giáo sư Đại học Chicago, Hoa Kỳ kiêm nhiệm Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán; Giáo sư Trần Ngọc Anh - Đại học Indiana, Hoa Kỳ; Giáo sư Đỗ Quốc Anh - Đại học Sciences Po Paris, Pháp; Giáo sư Vũ Hà Văn - Đại học Yale, Hoa Kỳ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Ngô Bảo Châu và các Giáo sư trong Nhóm đối thoại giáo dục có cuộc làm việc, trao đổi rất thân mật, cởi mở.
Nhóm Đối thoại giáo dục ra đời từ gần 1 năm nay với mục tiêu tập hợp những trí thức Việt Nam trưởng thành và thành đạt ở nước ngoài, có trải nghiệm về nền giáo dục Việt Nam, thông qua các hoạt động thiết thực để trao đổi, thảo luận, nghiên cứu, phân tích, từ đó đưa ra các ý tưởng, giải pháp mang tính khả thi nhằm đóng góp cho nền giáo dục của đất nước.
Nhóm cũng dự định nghiên cứu chính sách cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục với tinh thần khoa học, độc lập và thiện chí với mong muốn lớn nhất là gắn kết, huy động và sử dụng trí tuệ của hàng chục ngàn trí thức sinh viên Việt Nam đang học tập, nghiên cứu, làm việc trên thế giới phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước.
Phát biểu tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, những thành tựu của giáo dục Việt Nam là hết sức to lớn song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước cũng như trước sự thay đổi to lớn của thế giới mà các quốc gia đang phải đối mặt. Đó là toàn cầu hóa, là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của một trật tự thế giới đang thay đổi, của xu hướng hội nhập sâu rộng gắn với sự đề cao lợi ích quốc gia dân tộc; của nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi vừa phải hợp tác vừa phải cạnh tranh khốc liệt; của các các thay đổi mang tính cơ cấu cũng như đòi hỏi về tiến bộ, công bằng xã hội, phát huy dân chủ và xây dựng Nhà nước pháp quyền của mỗi quốc gia.
"Thách thức đó cũng là thách thức trên con đường phát triển và hội nhập với thế giới mà Việt Nam không thể đứng ngoài. Thách thức ấy chỉ có người Việt Nam mới tự giải quyết cho mình và chỉ có thể giải quyết nó bằng bản lĩnh trí tuệ, tri thức và phải xuất phát từ nền tảng của một nền giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ ở trình độ cao" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ.
Với tinh thần đó, Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao tình cảm, tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trẻ tuổi và tài năng đối với đất nước, trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu về việc đưa ra ý tưởng nhằm đóng góp thiết thực cho sự phát triển của đất nước, cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Thủ tướng đề nghị Giáo sư Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục tiếp tục tư vấn, góp ý để cùng các Bộ, ngành của Việt Nam hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục, đồng thời bằng các hình thức hoạt động của mình để đóng góp nhiều nhất cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
Theo Báo Dân Trí
GS Ngô Bảo Châu: 'Cái mà Trung Quốc muốn ở Việt Nam chưa chắc đã là dầu hoả' Nhớ lại năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố dạy cho Việt Nam một bài học. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta phải cố mà nhớ ra bài học của họ Đặng. Giáo sư Ngô Bảo Châu. Bài học ấy diễn đạt bình dân thì đơn giản thế này: Chúng tao đánh mày đấy, xem thằng đồng minh...