GS Ngô Bảo Châu bất ngờ đặt câu hỏi rất khó về việc chặt cây ở Hà Nội
Sau khi ông Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ cho Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thì GS Ngô Bảo Châu đã bất ngờ đặt hàng loạt câu hỏi khó quanh chuyện Hà Nội chặt hạ cây xanh.
Xin được đăng nguyên văn những câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu:
1. Duy tu bảo trì cây, chặt cây mục ruỗng đề phòng nguy hiểm mùa mưa bão
Câu hỏi:
1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?
1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng khoẻ mạnh cũng bị chặt?
1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?
2. Cây trồng không đồng bộ, chặt đi trồng lại đồng bộ để đảm bảo mỹ quan thành phố
Câu hỏi:
2a. Nhiều khu phố, nhà Hà nội xây cất thiếu quy hoạch, phản mỹ quan, liệu có cần ủi đi xây lại không?
2b. Biển quảng cáo kích thước không đồng bộ, có cái khổng lồ, có cái mới treo trồng lên cái cũ, sao không có chiến dịch chế tài, gỡ hết đi cho đỡ nhem nhuốc bộ mặt thành phố?
2c. Cây mới trồng lại bao giờ mới lớn? Để chờ một có một hàng cây đồng bộ thẳng hàng, tổn thất cho dân là gì, có xứng đáng không?
2d. Nếu mỹ quan phố phường là việc quan trọng, thì việc chặt cây trồng cây mới có phải là việc cần ưu tiên hay không? Cây xanh có phải là cái làm xấu nhất bộ mặt thành phố không?
3. Chặt cây để mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng
Câu hỏi:
3a. Phát triển thành phố đã có quy hoạch, tại sao bỗng dưng lại phải có chiến dịch chặt cây?
3b. Ngoài việc xây đường tàu, cải thiện giao thông công cộng ở Hà nội, mà theo tôi là một lý do hoàn toàn hợp lý để chặt cây, những quy hoạch khác là gì, có hợp lý không?
3c. Trong trường hợp có quy hoạch hạ tầng lợi ích công cộng là lý do hợp lý để chặt cây, quy hoạch đã có tiến độ chưa, có cần chặt cây ngay bây giờ không? Có cần chặt cây nhiều nơi và đồng loạt không?
Video đang HOT
Ngay sau khi những câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu được đăng tải, nhiều người đã bày tỏ sự đồng cảm, thậm chí có người còn bổ sung thêm cả những câu hỏi của mình.
Một người có nickname Hải Đỗ viết: “Bổ sung thêm câu hỏi của GS. Trong 120.000 cây hiện có của Hà Nội thì đã có sự phân loại cây theo các tiêu chí đánh giá khác nhau chưa và 6.700 cây đang có kế hoạch thay đổi đó có nằm trong sự phân loại đó hay không?”.
Nickname Hank Tran thẳng thắn: “Chúng tôi chỉ cần hỏi lại, dự toán kinh phí chặt ngần ấy cây là bao nhiêu, rồi kinh phí trồng thay thế, duy tu bảo trì (chưa kể tái trồng 1 tỷ lệ nhất định cây được phép chết đúng quy trình) là bao nhiêu?”.
Theo Trí Thức Trẻ
Những bức thư chấn động của ông Trần Đăng Tuấn
Những bức tâm thư, chia sẻ quyết liệt của nhà báo Trần Đăng Tuấn đã góp phần đánh động nhân tình và nhân tính trong trái tim của nhiều người Việt và bạn bè quốc tế.
Gửi thư ngỏ tới Tổng Giám đốc Hãng tin Nga sau bài báo xuyên tạc
Ngày 19/5/2014, tờ RIA Novosti - một trong những tờ báo hàng đầu của Thông tấn Nga cho đăng tải bài viết "Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo" của tác giả Dmitri Kosyrev.
Trong bài viết của mình, ông Kosyrev đưa ra rất nhiều đánh giá thiếu khách quan, thậm chí là xuyên tạc lịch sử, không chỉ làm tổn thương tình cảm của người Việt Nam mà còn khiến nhiều học giả Nga phẫn nộ.
Nội dung bài báo đã chứa đựng rất nhiều những thông tin, chi tiết sai lệch về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo đó, tác giả bài viết này khẳng định võ đoán rằng Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga.
Ngoài ra, bài báo thể hiện sai lệch vị trí, khoảng cách giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép, đồng thời đưa ra những phân tích chủ quan, xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Để đáp lại những luận điệu sai lệch trên, ngày 23/5/2014, nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam đã có lá thư ngỏ gửi tới ông Tổng giám đốc RIA.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn
Một số trích đoạn trong bức thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn:
"Mỗi dòng, mỗi chữ liên quan đến Việt Nam có trong bài báo của Kosyrev đều khiến độc giả Việt Nam bị tổn thương sâu sắc - đặc biệt là với những ai gần gũi gắn bó với nước Nga - trong đó có tôi...Trong bức thư có đoạn:
... Người ta có thể sững sờ vì qua bài viết thấy tác giả hoàn toàn thiếu kiến thức về Việt Nam, hoàn toàn không hiểu bản chất sự việc đang diễn ra , hoàn toàn không biết nguyện vọng của người Việt Nam muốn gìn giữ hoà bình"...
Dưới áp lực của dư luận trong nước và quốc tế, hãng tin RIA Novosti đã gỡ bỏ bài viết sai sự thật của tác giả Dmitry Kosyrev. Tuy nhiên, hãng tin Nga không đưa ra lý do hay lời giải thích nào về sự việc trên.
Ảnh chụp màn hình trang RIA Novosti sau khi gỡ bài viết gây tranh cãi.
Sau khi đọc bức thư của ông Trần Đăng Tuấn, bà Evghenhia Golovnya - nguyên giảng viên trường Đại học Điện ảnh quốc gia toàn Liên Xô, nguyên Giám đốc Trung tâm Điện ảnh và VTTH dành cho thanh thiếu niên đã viết thư xin lỗi người Việt vì bài báo của RIA Novosti.
Bức thư có đoạn:
"Sự thành tâm và nỗi đau trong thư của bạn khiến tôi suy ngẫm quan điểm của riêng mình...
...Xin đừng nghĩ về nước Nga và nhân dân Nga căn cứ vào những bài báo mà kẻ viết ra chúng thậm chí ngay cả nước Nga kẻ đó cũng đâu thực sự biết đến. Không biết và không yêu. Xin thứ lỗi"
2 lần gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo
Theo đó, ông Trần Đăng Tuấn đã hai lần viết tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận đề cập đến một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 chậm được ban hành.
Điều này khiến cho trẻ em một số địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa phải sống trong điều kiện tới trường vô vàn khó khăn và thiếu thốn.
Và kết quả là "ngày khai giảng buồn 5/9/2011 của hai trường Mầm Non thuộc huyện Như Thanh (Thanh Hoá), khi 62 giáo viên thuộc diện Hợp đồng lao động, trong đó có cô giáo đã 29 năm gắn bó với trẻ làng, đã đồng loạt nghỉ không lên lớp.
Lý do là vì sau khi trừ các khoản bảo hiểm, tiền lương của họ chỉ còn dưới 500.000 đồng/tháng" - (trích đoạn trong thư ngỏ).
Bữa cơm của học sinh vùng cao
Sau 2 lần ông Tuấn gửi tâm thư tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Bộ GD - ĐT đã ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo khó khăn, vùng núi.
Theo Thông tư: Trẻ em mẫu giáo 3-4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và trẻ 3 - 4 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế được hỗ trợ ăn trưa là 120.000 đồng/tháng/trẻ.
Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được cấp theo số tháng thực học, tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm.
Gửi thư cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ về dự án "Cơm có thịt"
Cũng liên quan đến chất lượng đời sống của trẻ em vùng cao, vào năm 2012, nhà báo Trần Đăng Tuấn cũng đã gửi 1 bức thư ngỏ đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cấp phép cho quỹ "Cơm có thịt".
"Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ "Cơm có thịt".
Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần.
Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm", thư ngõ có đoạn giãi bày.
Một tờ rơi giới thiệu dự án "Cơm có thịt" ở Mỹ do sinh viên thực hiện.
Sau đó, Bộ Nội vụ đã có công văn trả lời và xin "rút kinh nghiệm" trong "Dự án Cơm có thịt". Ngoài ra, Bộ sẽ nghiên cứu kiến nghị về số tiền đóng góp để hoàn chỉnh quy định pháp luật.
Thư ngỏ gửi Chủ tịch HN Nguyễn Thế Thảo về đốn hạ cây xanh tại Thủ đô
Mới đây, một bức thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi Chủ tịch Hà nội về việc loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Hàng loạt cây cổ thụ bị đốn hạ trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội.
Bức thư của ông Tuấn đã nhận được sự đồng cảm của nhiều người.
Với cả những người đã lớn lên cùng Hà Nội và gắn liền tuổi thơ với từng hàng cây, góc phố nơi đây hay cả sự tiếc nuối của những người chưa kịp thân quen với màu xanh của từng con đường đậm chất Hà Nội.
Mời độc giả click để xem chi tiết bức thư.
Rất mong Chủ tịch Hà Nội sẽ sớm có câu trả lời cho những lo lắng, băn khoăn, thắc mắc trong bức thư ngỏ này.
Ông Trần Đăng Tuấn sinh năm 1957, quê Nam Định, là Tiến sĩ ngành báo chí, được đào tạo tại Đại học Tổng hợp Lomonoxop và Viện Hàn lâm Khoa học ở Liên Xô (trước đây).
Về nước, ông công tác tại Đại học Tuyên giáo, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Sau đó, ông được mời về công tác tại Ban Thời sự quốc tế của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Hơn 20 năm công tác tại VTV, ông Trần Đăng Tuấn đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc xây dựng chiến lược Đài Truyền hình Việt Nam.
Ngày 30/8, ông đột ngột xin từ chức ở VTV, từ chối lời mời của AVG (Công ty nghe nhìn toàn cầu) để về hãng phim truyền hình VN và sau đó xác nhận sẽ làm việc cho AVG.
Ông Trần Đăng Tuấn luôn là người đưa dư luận đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Theo Trí Thức Trẻ
"Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân" Theo Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân. Trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho biết, việc chặt...