GS Hoàng Tụy: Quay lại kiểu thi cũ là một tội ác đối với con em chúng ta

Theo dõi VGT trên

“Muốn hiểu giáo dục Việt Nam lạc hậu đến đâu chỉ cần quan sát một mùa thi. Cho nên tôi thật sự nghĩ rằng ngày nay mà còn tiếp tục duy trì kiểu thi cũ kỹ, cực kỳ tốn kém và lạc hậu đó, là một tội ác đối với con em ta…”.

Đó là nhận định của GS Hoàng Tụy về đổi mới thi kỳ thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH,CĐ 2015.

Nhận định về kỳ thi, GS Hoàng Tụy cho rằng: “Mặc dù giáo dục được long trọng tuyên bố là quốc sách hàng đầu nhưng trong một thời kỳ dài cách đây không lâu chất lượng sút kém của giáo dục là nỗi lo thường xuyên của mọi gia đình, của toàn xã hội. Tuy nhiên rất may, từ vài năm nay giáo dục đã bắt đầu chuyển mình. Đặc biệt năm nay giáo dục đã có một thành công đáng ghi nhận: bắt đầu đổi mới mạnh mẽ kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ.

Mặc dù kỳ thi diễn ra khá suôn sẻ nhưng vì là lần đầu thưc hiện nên không tránh được một số khuyết điểm, đặc biệt trong khâu tuyển sinh. Nhưng những khuyết điểm này cũng không quá nghiêm trọng đến mức phủ định cả thành công của kỳ thi. Cho nên một sự đán.h giá bình tĩnh, khách quan, có cơ sở khoa học, là cần thiết để biết những cái hay cần giữ lại và những cái dở cần tránh cho năm sau”.

GS Hoàng Tụy: Quay lại kiểu thi cũ là một tội ác đối với con em chúng ta - Hình 1

GS Hoàng Tụy (ảnh: Hồng Hạnh)

Thi cử giống như kiểm tra chất lượng trong nhà máy

Trước hết, đổi mới thi cử cần xuất phát từ một quan niệm đúng đắn về thi tốt nghiệp ở mọi cấp học, trong một nền giáo dục tiên tiến.

Theo tôi, thi cử trong nhà trường cũng giống như kiểm tra chất lượng trong nhà máy. Sản phẩm cuối cùng (thành phẩm) của một nhà máy thường gồm nhiều bộ phận (mô-đun) lắp ráp lại mà thành. Mỗi bộ phận này làm ra ở phân xưởng nào thì phải kiểm tra chất lượng ngay ở phân xưởng đó. Đến khi quy tập các bộ phận để lắp ráp ra thành phẩm thì chỉ cần chú ý xem khâu lắp ráp có vấn đề gì không chứ không có chuyện đến lúc đó lại lôi ra từng bộ phận để kiểm tra lại chất lượng lần nữa.

Tương tự như thế, một quy trình học tập, đào tạo, gồm nhiều học phần (môn), mỗi học phần học đến đâu phải kiểm tra nghiêm túc đến đó, đến năm cuối cấp nếu mọi học phần đều đã đạt yêu cầu kiểm tra thì cấp bằng tốt nghiệp, chứ không cần bắt phải thi lại từng học phần.

Nghĩa là không cần thi tốt nghiệp, hoặc có chăng chỉ cần một cách thi có tính chất tổng hợp (ví dụ bảo vệ một tiểu luận), giống như kiểm tra khâu lắp ráp trong nhà máy. Nhiều nước, chẳng hạn Mỹ, đã làm như vậy từ lâu rồi. Rất ít thấy có nước nào thi tốt nghiệp mà phải thi lại hầu hết các môn một cách nặng nề như ta đã làm suốt nhiều năm trước đây.

Như vậy, việc đầu tiên là phải xem lại cách dạy và học của chúng ta, bỏ cách dạy và học lơ mơ, không kiểm tra thường xuyên nghiêm túc từng học phần để bảo đảm kết quả vững chắc, mà chỉ dồn hết mọi cố gắng vào kỳ thi tốt nghiệp nặng nề, căng thẳng, rất hình thức mà thiếu nghiêm túc.

Từ cách dạy và học này đã sinh ra hội chứng thi rất đặc biệt của giáo dục Việt Nam: gần thi mới lo học, học đối phó, học nhồi nhét chỉ cốt để thi, thi cái gì học cái nấy, thi thế nào học thế ấy, chủ yếu là học thuộc lòng các loại bài mẫu, các đáp án mẫu.

Thêm nữa, vì chỉ mấy ngày thi mà quyết định tốt nghiệp hay không cả một quá trình học tập nhiều năm trời, nên may rủi nhiều, dù học nghiêm túc suốt cả quá trình cũng không chắc thi tốt, điều đó dễ dẫn đến tư tưởng phòng vệ tiêu cực bằng “phao” hay những cách gian lận, quay cóp khác. Thi nhiêu khê, mất nhiều công sức nhưng kết quả thực tế là thường chỉ rớt một số rất ít thí sinh quá kém mà thật ra không cần thi, chỉ cần xét học bạ cũng đủ loại ra được ngay.

Đó là những lý do xác đáng khiến nhiều người đã đề nghị bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong tình hình cụ thể của chúng ta, trước mắt chưa thể bỏ ngay được, nhưng trong bước quá độ để tiến tới đó có thể và cần giảm nhẹ đến mức tối thiểu bằng cách: chỉ thi hai môn chính bắt buộc (văn, toán), và cho thí sinh được, tự chọn thi một số môn khác, đồng thời để xét tốt nghiệp không chỉ dựa duy nhất vào kết quả thi mà còn căn cứ vào học bạ nữa.

Mặt khác, để phục vụ việc tuyển sinh ĐH-CĐ, những môn thi do thí sinh tự chọn sẽ dùng để tổ hợp thành các nhóm môn thi theo yêu cầu từng khối thi xét tuyển ĐH-CĐ. Có thể nói phần thi tự chọn đóng vai trò giống như thi 3 chung trước đây, nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều.

Phương án này khi mới đưa ra rất được học sinh hoan nghênh. Cần chú ý rằng đây hoàn toàn không phải là sự kết hợp máy móc hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ.

Quả thật, nếu giữ thi tốt nghiệp như kiểu cũ thì hai kỳ thi này có yêu cầu khác biệt hẳn nhau, kết hợp gượng ép chỉ có thể gây ra thảm hoạ cho cả hai, như nhiều người đã cảnh báo từ lâu. Song vì yêu cầu thi tốt nghiệp THPT đã thay đổi, được giảm nhẹ đến mức gần như bỏ hẳn, cho nên sự kết hợp hai kỳ thi trở thành tự nhiên, có thể khả thi và hợp lý.

Video đang HOT

Hoàn toàn không phải là làm ngược với thế giới, mà theo tôi đây thật sự là một giải pháp tốt, vừa tiếp cận với kinh nghiệm quốc tế, vừa thích hợp với thực tế trong nước.

Thực chất đây không phải là kết hợp 2 kỳ thi trong 1, mà là bỏ kiểu thi 3 chung nặng nề và tốn kém trước đây và thay vào đó, cải tiến cách thi tốt nghiệp THPT để một mặt làm cho kỳ thi nhẹ nhàng vì có chú ý đến các sở thích, xu hướng nghề nghiệp tương lai khác nhau của thí sinh, mặt khác có thể dùng ngay các kết quả thi tốt nghiệp THPT phục vụ luôn cho tuyển sinh ĐH-CĐ.

Theo tôi, đó là một cách thiết kế kỳ thi khá hợp lý và khoa học. Trái lại, nếu vẫn tiếp tục giữ kiểu thi tốt nhiệp THPT nặng nề như cũ, và sau đó 1 tháng là thi 3 chung rất căng thẳng, thì e rằng đó mới chính là một cách làm không giống ai, đi ngược lại xu thế phổ biến của các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

GS Hoàng Tụy: Quay lại kiểu thi cũ là một tội ác đối với con em chúng ta - Hình 2

Bộ GD&ĐT cam kết: “Thi 2016, sẽ không còn sự căng thẳng, mệt mỏi của phụ huynh và thí sinh”

Cải cách thi cử đã giúp giải thoát cho xã hội khỏi một cảnh tượng lạc hậu phi lý

Để thấy rõ sự khác biệt, chỉ cần nhớ lại cảnh tượng hãi hùng một mùa thi trước đây hàng triệu con người vừa sĩ tử vừa cha mẹ, hoặc anh chị, dắt díu nhau về các thành phố lớn, thuê ở trọ hàng tháng trời trước kỳ thi để cố tìm một chỗ học khả dĩ trong các lò luyện thi chật chội, nóng bức, không chắc có giúp học thêm được chút gì không nhưng mọi người cứ tin là cần thiết.

Có ai thử tính tất cả gánh nặng những chi phí lớn lao về thời gian, công sức và tiề.n của mà mỗi gia đình có con em đi thi phải chịu đựng trong mỗi mùa thi như vậy, chưa kể biêt bao hệ luỵ tiêu cực gây ra từ áp lực tâm lý trong một xã hội từ xưa vốn rất nặng tư tưởng khoa bảng, bằng cấp ?

Cuộc cải cách thi cử vừa qua đã giúp giải thoát cho xã hội khỏi một cảnh tượng lạc hậu phi lý mà chỉ ở Việt Nam mới có.

Vài con số để minh chứng rõ hơn cho nhận định đó. Năm 2014 có khoảng 900.000 thí sinh dự thi tốt nhiệp THPT và 1,3 triệu thí sinh dự thi cả 3 đợt tuyển sinh ĐH-CĐ. Năm 2015 trong khoảng 1 triệu thí sinh dự thi kỳ thi quốc gia chỉ có khoảng 700.000 đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ.

Như vậy trong khi năm ngoái, ngành giáo dục phải tổ chức thi cho tổng cộng hơn 2 triệu lượt thí sinh thì năm nay con số ấy đã giảm chỉ còn một nửa, kèm theo đó là sự tiết kiệm những khoản chi phí không nhỏ về ra đề thi, chấm thi, tổ chức thi…

Rất tiếc việc tuyển sinh ĐH-CĐ sau đó làm không được tốt đã gây ra cảnh hỗn loạn, rắc rối, nộp nộp, rút rút hồ sơ rất tốn kém và căng thẳng tinh thần cho một bộ phận thí sinh. Do đó đã phát sinh nhiều luồng ý kiến trái chiều, lẻ tẻ có ý kiến đán.h giá việc đổi mới thi cử này là thất bại, thậm chí đòi dừng đổi mới và quay lại kiểu thi cũ lạc hậu trước kia.

Đương nhiên sự bất bình đối với một số bất cập của khâu tuyển sinh là hoàn toàn chính đáng, ngành giáo dục cũng đã rút kinh nghiệm sâu sắc về việc đó. Nhưng nếu vì thế mà phủ nhận thành công căn bản của kỳ thi là quá vội vàng và không đúng.Với cách suy nghĩ thiếu bình tĩnh, nặng cảm tính đó thì chẳng bao giờ có thể đổi mới được giáo dục.

Thật ra, những bất cập trong tuyển sinh cũng có mức độ chứ đâu đến nỗi quá nghiêm trọng như một số ý kiến đã cường điệu. Theo thống kê, số lượt thí sinh phải rút hồ sơ để nộp vào trường khác, chỉ chiếm 9% tổng số, mà số này nếu thi theo kiểu cũ chắc chắn phải đổ về các thành phố lớn chui vào các lò luyện thi hàng tháng trời, cái khổ đó còn gấp mấy việc đi rút và nộp lại hồ sơ như vừa qua; hơn nữa, đâu chỉ có số hơn ba vạn thí sinh đó mà mà cả mấy chục vạn thí sinh sẽ cùng chịu cảnh khổ như thế.

Chưa kể thi theo kiểu cũ còn bao nhiêu căng thẳng, tốn kém phức tạp khác liên quan đến việc tổ chức liền mấy kỳ thi quy mô cả nước trong vòng chỉ hơn một tháng. Cho nên nếu tính đầy đủ, khách quan mọi mặt thì ngay cả với những căng thẳng và tốn kém gây ra do các bất cập trong tuyển sinh, kỳ thi vừa qua so với kiểu thi cũ vẫn là nhẹ nhàng và tiết kiệm hơn rất nhiều – điều mà, như tôi đã kiên trì kiến nghị từ cả chục năm trước, lẽ ra đã cần phải thực hiện từ lâu rồi đối với một đất nước nghèo và còn nhiều khó khăn như ta.

Đáng nói nhất là kiểu thi cũ tạo ra một tâm lý học chỉ cốt để thi đỗ, để giành giật một mảnh bằng, chứ không cốt mở mang trí tuệ, phát triển kỹ năng, rèn luyện tư cách, phẩm chất.

Nhiều người ngoại quốc đã nói rất đúng: cả thời kỳ dài trước đây muốn hiểu giáo dục Việt Nam lạc hậu đến đâu chỉ cần quan sát một mùa thi. Cho nên tôi thật sự nghĩ rằng ngày nay mà còn tiếp tục duy trì kiểu thi cũ kỹ, cực kỳ tốn kém và lạc hậu đó, là một tội ác đối với con em ta. Bất cứ thế nào cũng không thể quay lại kiểu thi cũ, cũng phải thay đổi, mà thay đổi như vừa qua, với tất cả những sai sót khó tránh hoàn toàn của nó, thì cái giá ấy thật chẳng có gì là cao so với thiệt hại nếu duy trì kiểu thi cũ.

Đưa công nghệ thông tin để tuyển sinh hoàn toàn trên mạng

Mặt khác cũng cần thấy rằng những bất cập trong cách tuyển sinh không gắn liền với cách thi mới mà hoàn toàn có thể khắc phục được với khả năng hiện nay của ta.

Mọi lộn xộn chỉ bắt nguồn từ việc cho thí sinh được quá nhiều tự do trong việc lựa chọn trường, trong khi đó không có biện pháp xử lý thích hợp và mọi việc đều làm phần lớn theo phương thức thủ công, không khai thác được lợi thế của công nghệ thông tin như hiện nay đã phổ biến khắp nơi trên thế giới và hoàn toàn trong tầm khả năng của ngành giáo dục.

Vấn đề khó khăn khi cho thí sinh đăng ký nguyện vọng 1, 2, 3 như đã làm trước đây là chưa bảo đảm được hoàn toàn công bằng vì có trường hợp thí sinh có kết quả thi tuyển khá cao vẫn trượt, trong khi người có điểm thi thấp hơn lại đỗ. Chính vì khó khăn đó mà đã sinh ra các lúng túng trong giải pháp tuyển sinh vừa qua.

Theo tôi, khó khăn trên sẽ không còn nếu áp dụng phương pháp có cơ sở khoa học vững chắc dựa trên phân tích toán học mà GS Hà Huy Khoái đã đề nghị với Bộ GD&ĐT và vừa mới đây đã trình bày lại trước một cử toạ khá đông tại Viện Toán học. Do đó có thể tin rằng nếu củng cố nền tảng công nghệ thông tin để tuyển sinh hoàn toàn trên mạng và áp dụng phương pháp khoa học GS Hà Huy Khoái đã đề nghị, thì sẽ không còn những khó khăn vấp váp như vừa qua.

Thay đổi một kiểu thi đã thành tập quán từ nhiều chục năm không phải là chuyện đơn giản, vì phải vượt qua không ít rào cản tư duy, tâm lý.

Cũng phải nhìn nhận, do thành kiến đã hình thành từ nhiều năm trước về sự trì trệ kéo dài của giáo dục (khiến riêng tôi cũng đã nhiều lần góp ý khá gay gắt) nên nhiều người không nhìn thấy hết những cố gắng và tiến bộ của giáo dục mấy năm gần đây.

Mặc dù giáo dục còn nhiều tồn tại lớn, nhưng công bằng mà nói, những tồn tại đó xét ra có phần không chỉ do lỗi Bộ GD&ĐT mà còn do nhiều mắc mứu trong cơ chế quản lý kinh tế xã hội hiện nay của ta nữa. Lấy ví dụ việc hàng năm một số khá lớn cử nhân, thậm chí cả thạc sĩ còn thất nghiệp. Đây là một vấn đề lớn, rất đáng ra đưa mổ xẻ, phân tích kỹ các nguyên nhân liên quan đến cả đường lối phát triển kinh tế và xây dựng công nghiệp của chúng ta, thay vì chỉ suy nghĩ đơn giản và quy hết cho yếu kém của giáo dục và đào tạo.

GS Hoàng Tụy

Theo Dantri

GS Đặng Ứng Vận: Đổi mới giáo dục chậm chạp được "RÓT" từ trên xuống

Thực tiễn đổi mới giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy, công việc đổi mới chậm chạp được "RÓT" từ trên xuống khi thấm đến giáo viên THÌ đã kết thúc một quy trình đổi mới do những bức xúc bị ứ đọng trong quá trình đổi mới CHẬM được giải quyết đòi hỏi một sự đổi mới khác.

Đó là một trong 4 kiến nghị của GS.TSKH.NGND Đặng Ứng Vận, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Văn phòng Chính phủ, hiện là Hiệu trưởng trường ĐH Hòa Bình gửi tới báo Dân trí.

GS Đặng Ứng Vận: Đổi mới giáo dục chậm chạp được RÓT từ trên xuống - Hình 1

Duy trì và phát triển phân hệ tinh hoa trong một nền giáo dục đang đại chúng hóa mạnh mẽ để bồi dưỡng nhân tài, có năng lực cạnh tranh với thế giới.

GS.TSKH Đặng Ứng Vận cho rằng: Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, được coi là thời cơ lớn, bước ngoặt quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Triển khai thực hiện NQ 29 cũng gặp phải những thách thức không nhỏ.

Đó là sự hạn chế về nguồn lực bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực, sự không đồng đều về trình độ phát triển cũng như kỳ vọng giữa các vùng miền và tầng lớp dân cư, sự chưa đồng thuận trong xã hội về các mục tiêu và phương thức đổi mới và những hạn chế về năng lực quản lý giáo dục của toàn hệ thống.

Để vượt qua những thách thức này đòi hỏi phải có một bước chuyển biến chiến lược trong việc tổ chức thực hiện, vốn là trách nhiệm của những người quản lý và cũng là khâu yếu nhất trong lịch sử phát triển giáo dục Việt Nam.

Với tinh thần đó, chúng tôi kiến nghị với Đại hội Đảng bốn kiến nghị:

Thứ nhất: Đẩy nhanh tiến trình đổi mới giáo dục

Quá trình đổi mới giáo dục Việt Nam đang đứng trước một sự lựa chọn có tính lịch sử hoặc đổi mới nhanh đế sớm có hiệu quả, thường đi kèm theo một cú sốc cho toàn hệ thống, đòi hỏi nhà trường phải được tái cơ cấu để có thể chịu đựng được cú sốc ấy hoặc diễn biến đổi mới tuần tự để đảm bảo tính ổn định của hệ thống và dần dần thay đổi cơ cấu trường học mà tiến độ đổi mới đòi hỏi.

Thực tiễn đổi mới giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy, công việc đổi mới chậm chạp được "RÓT" từ trên xuống khi thấm đến giáo viên THÌ đã kết thúc một quy trình đổi mới do những bức xúc bị ứ đọng trong quá trình đổi mới CHẬM được giải quyết đòi hỏi một sự đổi mới khác. Lúc đó, lại phải bắt đầu cho một chu kỳ mới của sự đổi mới, trong khi chưa kịp đán.h giá đầy đủ những tư tưởng đổi mới "cũ" đã có tác dụng đến đâu, cái gì cần duy trì, cái gì cần thay đổi.

Nếu muốn đáp ứng nhu cầu nhân lực và chất lượng con người cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì phải chọn phương án thứ nhất đồng thời có những chính sách quản lý đổi mới phù hợp sao cho, một mặt thúc đẩy tiến trình đổi mới, mặt khác đảm bảo được sự ổn định hệ thống. Những ý tưởng mới về quản lý giáo dục của NQ29 như: " đặt hàng cho giáo dục, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tạo sự đồng thuận và huy động sự tham gia đán.h giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục" đã tạo tiề.n đề cho những chính sách quản lý đổi mới này.

Thứ hai: Đẩy mạnh việc huy động nguồn lực xã hội phát triển giáo dục

Có thể nói rằng những ý tưởng mới về quản lý giáo dục nêu trên chỉ có thể trở thành hiện thực nếu nhà trường thực sự gắn liền với xã hội, nhà trường "mở" với xã hội. Cộng đồng và phụ huynh được tham gia vào việc ra những quyết sách chiến lược và hợp tác xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục; trách nhiệm của hệ thống chính trị trong việc chống tiêu cực trong giáo dục được thể chế hóa.

Giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, là những thành tố không thể thiếu và quyết định tới chất lượng và hiệu quả giáo dục. "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn . (Trích bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957 ).

Mặt khác, để đảm bảo nguồn lực cho phát triển giáo dục thì đầu tư cho giáo dục phải được coi là đầu tư phát triển. Đầu tư dàn trải theo kiểu phân chia phúc lợi, tất yếu dẫn đến giảm hiệu quả phát triển. Đồng thời, khi đầu tư của Nhà nước được tập trung, việc huy động nguồn lực từ xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoàn thiện thể chế huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục là hết sức cần thiết.

Thứ ba: Tái cơ cấu tổ chức hệ thống giáo dục.

Tái cơ cấu tổ chức hệ thống là để đáp ứng đòi hỏi ổn định hệ thống khi đẩy nhanh tiến trình đổi mới, là yếu tố cốt lõi để nhà trường và hệ thống giáo dục có thể thích ứng với việc tiếp nhận nguồn lực từ nhiều nguồn khác nhau. Cơ cấu tổ chức hệ thống giáo dục mới cần đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản: năng động, đáp ứng và hiệu quả. Năng động là để dễ thích ứng với những thay đổi trong tiến trình đổi mới, đáp ứng là để thực hiện sứ mạng của hệ thống giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội, hiệu quả là để nâng cao chất lượng phát triển giáo dục.

Hệ thống cần đảm bảo tính liên thông và nhất quán giữa giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Chú trọng phân luồng trong trung học cơ sở và trung học phổ thông. Duy trì và phát triển phân hệ tinh hoa trong một nền giáo dục đang đại chúng hóa mạnh mẽ để bồi dưỡng nhân tài, có năng lực cạnh tranh với thế giới. Tái cơ cấu hệ thống các trường sau trung học theo chức năng để đảm bảo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao cho các giai đoạn phát triển của nền kinh tế đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa tiến tới kinh tế tri thức.

Cần tái cơ cấu tổ chức nhà trường. Nhà trường kiểu mới với các tiêu chí cơ bản: tự chủ, nghĩa vụ giải trình và chịu trách nhiệm, dân chủ và mở đối với xã hội sẽ là chỗ dựa vững chắc để vượt qua những thách thức và biến động của tiến trình đổi mới.

Về hệ thống quản lý, cần tái cơ cấu Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo để thực sự là một cơ quan quyền lực quyết định những vấn đề chiến lược, cốt lõi và nhạy cảm ở những thời điểm quan trọng. Cần có một bộ phận nghiên cứu chính sách giáo dục (bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp) phục vụ cho Ủy ban này, trong đó có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, quản lý, giảng viên và những đối tác không chuyên, những người sử dụng các sản phẩm của giáo dục, từng bước đạt tới trình độ tiên tiến của các diễn đàn công cộng và thảo luận công khai về giáo dục.

Thứ tư: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong nhà trường

Khi đặt vấn đề xã hội tham gia đán.h giá chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước thì phương thức lãnh đạo của Đảng trong nhà trường cần phải chuyển từ việc thực hiện thụ động các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước sang việc tổ chức và hướng dẫn các cơ sở, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tham gia vào quy trình thực hiện và góp phần hoàn thiện chính sách. Tư duy chính sách được rót từ trên xuống kết hợp với tư duy thực hiện được đúc kết trong thực tiễn và đề xuất từ dưới lên sẽ khép kín chu trình chính sách và đảm bảo sự thành công của đổi mới giáo dục.

Từ một góc độ khác, trong bối cảnh nền kinh tế tư nhân ngày càng mở rộng, tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế cũng như tỷ trọng các trường tư thục trong hệ thống giáo dục VN sẽ ngày càng tăng. Nếu không sớm xác định phương thức lãnh đạo mới để có thể duy trì thực chất và hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng trong các cơ sở tư nhân thì sẽ hành chính hóa và hình thức hóa sự lãnh đạo đó. Điều đó cũng có nghĩa là Đảng sẽ thu hẹp dần phạm vi lãnh đạo của mình.

Kinh nghiệm của một số trường đại học tư thục cho thấy phương thức lãnh đạo của Đảng trong một trường tư thục nên là phương thức lãnh đạo mềm, không hành chính hóa, không áp đặt bằng các chỉ thị, nghị quyết mà bằng trí tuệ, bằng tư duy sáng tạo và bằng gương mẫu thực hiện.

GS.TSKH.NGND. Đặng Ứng Vận, Hiệu trưởng trường Đại học Hòa Bình

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Mất tiề.n tỷ, người phụ nữ tiếp tục bị lừa vì tin "luật sư Huy"
15:07:37 02/10/2024
Tìm thấy th.i th.ể thứ 5 trong vụ sạt lở tại quốc lộ 2 qua Hà Giang
10:47:24 02/10/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng thông báo ủng hộ thêm 10 tỷ đồng, dừng giao lưu
13:05:28 02/10/2024
Hàng loạt hổ chế.t tại Đồng Nai, Long An: Viện Pasteur TPHCM xác minh khẩn
19:38:03 02/10/2024
Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
13:12:45 02/10/2024
Bộ Công an tiếp nhận tố giác hành vi 'phông bạt', sửa bill chuyển khoản ủng hộ bão lụt
07:24:45 03/10/2024
Không chịu làm đám cưới, thiếu nữ 18 tuổ.i bị cô ruột 'xởn tóc'
19:00:34 03/10/2024

Tin đang nóng

Cán bộ địa chính giúp sức cho em gái chiếm đoạt 32 tỷ đồng của anh ruột
05:14:30 04/10/2024
Bức hình BLACKPINK thiếu Lisa đang gây ầm ĩ mạng xã hội
06:44:38 04/10/2024
'Độc đạo' hé lộ nhiều nhân vật mới, khán giả gửi kiến nghị lên VTV
06:03:47 04/10/2024
Hot: Lee Min Ho lộ cả tá "hint" hẹn hò ái nữ tài phiệt
06:58:28 04/10/2024
Bùng nổ sắc xanh đầy sức sống cho mùa thu thêm thời thượng
05:26:41 04/10/2024
Xôn xao tiề.n đạo "Thánh ế" Văn Toàn cầu hôn cô gái xinh đẹp
05:27:03 04/10/2024
Negav có phải đền hợp đồng cho nhãn hàng sau loạt b.ê bố.i?
06:55:21 04/10/2024
Khách quý tới nhà chơi, lời khen của bố chồng khiến con dâu sốc nặng chỉ muốn l.y hô.n
07:37:09 04/10/2024

Tin mới nhất

Công an Hà Nội nói về vụ thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư

07:06:22 04/10/2024
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP Hà Nội, nam thanh niên vỗ mông cô gái trong thang máy chung cư IEC Residences khai nhận, thời điểm xảy ra sự việc anh này say rượu.

Bình Thuận: Bắt đầu tháo dỡ 'biệt phủ' xây dựng không phép ở Tánh Linh

20:04:02 03/10/2024
Chủ đầu tư căn biệt phủ xây dựng không phép ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) bắt đầu tự tháo dỡ sau khi báo chí phản ánh.

Cảnh sát truy đuổi ô tô vi phạm nhiều km trên đường phố TPHCM

19:20:51 03/10/2024
Một clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội trong chiều nay, ghi lại cảnh 1 chiến sĩ cảnh sát giao thông ở TPHCM lái mô tô đặc chủng đuổi theo xe ô tô trên đường phố đông đúc.

Đồng Nai đốt, chôn lấp 21 con hổ và báo chế.t do nhiễm cúm

19:17:17 03/10/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai quyết định tiêu huỷ 20 con hổ và 1 con báo chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài do nhiễm cúm A/H5N1.

Đại tướng Phan Văn Giang: Nghiên cứu dùng phà thay cầu phao Phong Châu

19:11:41 03/10/2024
Ngày 3/10, tại Hội nghị giao ban Bộ Quốc phòng tháng 9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng đã yêu cầu lực lượng Quân đội chủ động, kịp thời ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai khẩn cấp.

Hà Nội tìm chủ đầu tư vụ cây xanh lộ nguyên bầu nilon sau khi gãy đổ vì bão Yagi

19:07:13 03/10/2024
Chiều 3/10, tại cuộc họp báo quý 3 năm 2024 của UBND TP Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng nhận được đề nghị làm rõ những vấn đề liên quan đến hàng loạt cây đổ còn nguyên cả bầu nilon sau khi bị gãy đổ vì bão Yagi.

Tìm thấy th.i th.ể tài xế bị lũ cuốn trôi ở Đà Lạt

18:52:08 03/10/2024
Th.i th.ể nam tài xế lái xe tải bị nước cuốn mất tích khi qua đậ.p tràn ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) được phát hiện sau nhiều giờ tìm kiếm.

Tiêu hủy hổ, báo chế.t do cúm A/H5N1 tại Khu du lịch Vườn Xoài

18:34:02 03/10/2024
Sau khi xảy ra sự việc, Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương đã lấy 2 mẫu hổ (gồm má.u, phủ tạng) để tiến hành xét nghiệm, kết quả là cả 2 mẫu đều dương tính với H5N1.

Vụ "phù phép" 1.600m2 đất của dân vào tay doanh nghiệp: Hủy sổ đỏ cấp sai

17:23:20 03/10/2024
Sở TN&MT tỉnh Phú Yên vừa có thông tin phản hồi liên quan đến vụ hơn 1.600m2 đất lúa của người dân chưa được bồi thường bị đơn vị này cấp cho doanh nghiệp làm dự án.

Vụ trường học phải trả lại 5 tivi: Ban đại diện cha mẹ học sinh tự vận động

17:15:01 03/10/2024
Theo lãnh đạo Trường THPT số 3 Phù Cát (huyện Phù Cát, Bình Định), ban đại diện cha mẹ học sinh tự nguyện vận động nhưng chưa đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, còn có tiếng ra, tiếng vào.

Hàng trăm cây xanh chế.t khô nhưng không thể xử lý vì "vướng" một vụ án

06:06:27 03/10/2024
Công ty TNHH cây xanh A.N. (trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng) là đơn vị thực hiện dự án này. Doanh nghiệp này đã trồng khoảng 300 cây sấu dọc hai bên đường với chiều dài gần 1km.

20 con hổ chế.t ở Đồng Nai: Mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A/H5N1

06:03:59 03/10/2024
Kết quả xét nghiệm từ 2 mẫu bệnh phẩm lấy từ hổ chế.t tại khu du lịch Vườn Xoài (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đều dương tính với virus cúm A/H5N1.

Có thể bạn quan tâm

Vợ tôi lương cao gấp 5 lần chồng nhưng luôn bắt 'cưa đôi' sinh hoạt phí

Góc tâm tình

08:13:29 04/10/2024
Vợ tôi có thu nhập 50 triệu đồng/tháng trong khi tôi chỉ tầm 10 triệu; cô ấy quy định cưa đôi phí sinh hoạt, mỗi người đóng 8 triệu đồng/tháng vào quỹ chung.

Sao Việt 4/10: Thanh Hằng lộ ảnh 20 năm trước, Việt Trinh nhắc tới bệnh trầm cảm

Sao việt

07:24:23 04/10/2024
Thanh Hằng trẻ trung trong những bức ảnh chụp từ 20 năm trước, Việt Trinh có dòng tâm sự về căn bệnh trầm cảm từng mắc phải.

Hé lộ thêm tình tiết về cáo buộc ông Trump lật ngược bầu cử

Thế giới

07:19:05 04/10/2024
Hồ sơ vừa được tòa án công bố do công tố viên đặc biệt Jack Smith đệ trình cho rằng cựu Tổng thống Donald Trump không nên được hưởng quyền miễn truy tố.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 6 ngày 4/10: Cự Giải nên lạc quan lên, Xử Nữ lộ điểm yếu

Trắc nghiệm

07:08:11 04/10/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 4/10 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Xử Nữ rất sợ nói ra những yếu điểm của mình trong ngày này.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 47: Tưởng Pu có bầu, Chải suy sụp

Phim việt

07:05:56 04/10/2024
Cầm cuốn sổ khám thai ghi tên Pu, Chải bị sốc nặng. Không chỉ Chải, Tả cũng há hốc miệng không khép lại được. Sự thật này khiến cậu còn hơn cả choáng váng.

Diva Mỹ Linh tiết lộ 53 tuổ.i sẽ làm điều bất ngờ: "Biết đâu tôi nổi hơn cả anh Thành Lộc"

Tv show

06:38:33 04/10/2024
Tôi thấy ai cũng có duyên, ăn nói duyên dáng, làm tôi áp lực lắm. Cả ngày hôm qua tôi phải ngồi nhà tập nói năng. Tôi cứ ngồi nghĩ xem phải nói gì cho hết một ngày.

Không thèm hút má.u, game hay nhất năm 2024 vẫn bị người chơi than phiền, trách móc vì quá "nghèo"

Mọt game

06:16:19 04/10/2024
Helldivers 2 đã thành công ngoài mong đợi với doanh số bán ra cao kỷ lục cũng như lượng người chơi đông đảo. Tất cả nhờ vào một cơ chế gameplay tương đối mới lạ

Màn ảnh Hàn có một cô dâu đẹp như tranh vẽ gây sốt MXH, diễn quá đỉnh khiến ai cũng thương

Phim châu á

06:08:25 04/10/2024
Nhiều bình luận cũng khen ngợi diễn xuất quá đỉnh của Lee Se Young khi khắc họa thành công sự tiếc nuối, dằn vặt của nhân vật cũng như sự đối lập cảm xúc giữa hai giai đoạn của Choi Hong.

50 triệu người sốc nặng khi chứng kiến sao nam hạng A gặp ta.i nạ.n trên phim trường

Hậu trường phim

06:07:24 04/10/2024
Ngày 3/10, Sina đưa tin một video từ phim trường Phó Sơn Hải tiết lộ việc Thành Nghị bị rơi mạnh xuống đất khi đang trong cảnh quay võ thuật.

Cách làm lẩu gà lá é thơm ngon, hấp dẫn để cả nhà nhâm nhi khi mùa thu mát mẻ đang về

Ẩm thực

05:59:42 04/10/2024
Đây là món ăn lý tưởng cho những buổi quây quần cùng gia đình, vừa thưởng thức vị ngon, vừa tận hưởng không khí ấm cúng, thân thương giữa những ngày trời sang thu đầy mát mẻ, dễ chịu.

Độc đáo suối Đá Đĩa làng Vân

Du lịch

05:56:54 04/10/2024
Cùng với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở tỉnh Gia Lai như núi lửa Chư Đang Ya, hồ Tơ Nưng, hàng thông trăm năm tuổ.i...; gần đây, suối Đá Đĩa làng Vân thuộc thị trấn Ia Ly