GS Hoàng Chí Bảo: Chính phủ kiến tạo là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh
GS Hoàng Chí Bảo (ảnh bên), chuyên gia cao cấp, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương khóa X, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài – nhân lực khẳng định, ngay từ những ngày thành lập Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quan điểm hết sức tiến bộ và nhân văn về vai trò và trách nhiệm của Chính phủ. Cũng ngay từ thời điểm ấy, Người đã phê phán việc lợi dụng chức quyền biến việc công thành việc tư, dùng người nhà mà gạt đi hiền tài trong bộ máy Nhà nước. GS Hoàng Chí Bảo chia sẻ:
GS Hoàng Chí Bảo
Phải dùng người tài đức, chứ không theo cánh hẩu
Khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ xây dựng Chính phủ kiến tạo và liêm chính, đó chính là sự kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước quốc dân đồng bào Chính phủ sẽ hành động vì dân, vì quyền lợi và cuộc sống của dân, cho nên dựa vào dân, có sự giúp đỡ ủng hộ của dân thì chúng ta sẽ nhất định vượt qua được những khó khăn và thực hiện được mục đích cao cả mà Chính phủ đã đề ra. Bác đã viết tác phẩm có tên: “Sửa đổi lề lối làm việc”, thể hiện tư tưởng đổi mới đầu tiên khi Đảng đã nắm quyền, trong đó Người phê phán những căn bệnh như chủ nghĩa cá nhân, không có đạo đức cách mạng trong sáng, thiếu kiến thức nhưng coi thường việc học hành, bệnh địa phương cục bộ, bệnh nói nhiều làm ít.
Muốn xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính cần vận dụng những tư tưởng này của Bác để xây dựng đội ngũ công chức hiện nay. Trong đạo đức Hồ Chí Minh, Người đặc biệt nhấn mạnh bốn đức là cần, kiệm, liêm, chính. Người nói có cần, có kiệm thì mới liêm (liêm khiết, trong sạch, không có gì khuất tất), chính (chính trực, công bằng). Có liêm, có chính thì mới được lòng dân. Vì vậy, có thể nói Chính phủ mà Hồ Chí Minh kiến tạo là một Chính phủ liêm chính, những người trong bộ máy công quyền phải là những người phục vụ cho lợi ích và quyền lợi của nhân dân.
Muốn xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính thì phải vừa xây dựng, tạo cơ hội, tạo môi trường làm ăn, kinh doanh tốt cho người dân, đồng hành cùng doanh nghiệp đồng thời phải quyết liệt chống tham nhũng. Liêm chính là chống bằng được tham nhũng – căn bệnh đe dọa sự tồn vong của chế độ. Chống được tham nhũng thì Đảng mới trong sạch, vững mạnh, nhân dân mới thụ hưởng được lợi ích chính đáng của mình.
Thưa giáo sư, nguy cơ lợi ích nhóm cất nhắc thân hữu, người thân vào nhiều vị trí béo bở trong hệ thống chính quyền đã trở thành một thực tế đáng báo động. Khi xây dựng Chính phủ liêm chính, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dùng người và chống lại lợi ích nhóm như thế nào?
Có thể nói, Bác Hồ lên tiếng chống lại lợi ích nhóm (theo nghĩa tiêu cực) từ rất sớm. Bác nói dùng người là phải người tài, đức, công tâm, chính trực, chứ không theo cánh hẩu (nhóm lợi ích) với nhau, cũng không đưa bà con, họ hàng vào bộ máy. Người đề cao phẩm chất “dĩ công vĩ thượng” (đặt việc công lên trên hết) và phê phán, chỉ trích chuyện lợi dụng chức quyền mà biến việc công thành việc tư, biến “dĩ công vi thượng” thành “dĩ công dinh tư” (biến công thành của riêng mình). Điều này bây giờ chúng ta thấy không ít nhưng ngay từ năm 1945-1946, Bác đã phát hiện ra rồi, phát hiện từ việc lợi dụng xe công. Bác gửi thư cho chính quyền địa phương các cấp, phê phán căn bệnh cục bộ địa phương dẫn đến việc lôi kéo người thân thích họ hàng vào làm việc, lợi dụng chức quyền để vụ lợi cá nhân mà sau này Người nói rõ đó là bệnh giặc nội xâm, chủ nghĩa cá nhân, vị kỉ, vụ lợi.
Gần đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: dùng người tài, chọn người tài cho đất nước chứ không chọn người nhà. Người hiền tài dù ở trong núi thẳm, rừng sâu cũng phải tìm cho được. Những tâm huyết như vậy là rất đáng quý nhưng bây giờ phải chứng minh bằng hành động và đo được hiệu quả biến chuyển tích cực.
Video đang HOT
Phải biết giải phóng sức dân, bồi dưỡng sức dân, tiết kiệm sức dân
Thủ tướng Chính phủ đang tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, đồng hành với doanh nghiệp như một trong những biểu hiện của Chính phủ kiến tạo. Xin giáo sư cho biết tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với doanh nghiệp, doanh nhân và kinh tế tư nhân?
Hồ Chí Minh có những chỉ dẫn về kinh tế. Người dùng từ nông gia (nhà nông), thương gia (nhà buôn, kinh doanh sản xuất), Người chủ trương kháng chiến kiến quốc thì phải huy động được toàn bộ sức lực của toàn dân mà trong đó Người rất chú trọng đội ngũ doanh nhân, rất chú trọng vấn đề phát triển kinh tế. Không chỉ kinh tế nhà nước (quốc doanh), Người chú trọng phát triển kinh tế của các tiểu thương, tiểu chủ, các thương gia miễn là họ không làm chỉ cho mình mà họ đóng góp vào ích lợi của quốc dân. Dân giàu thì nước mạnh, xóa được đói, giảm được nghèo tiến tới khá giả, từ khá giả lên giàu có, đã giàu có thì nên giàu có nữa, miễn là sử dụng sức lao động chính đáng của mình. Thước đo là ích quốc lợi nhà, dân giàu nước mạnh, tận dụng tiềm lực tối đa của dân chúng trong xã hội. Người chủ trương phát triển các thành phần kinh tế miễn là có hướng dẫn đúng về luật pháp, tạo môi trường hoạt động hợp pháp, khuyến khích động viên, có động lực để cho họ phát triển. Bác rất chú trọng lợi ích của nước nhà, của nhân dân, lợi ích của bản thân người sản xuất kinh doanh. Lợi ích là động lực.
Trong xây dựng và phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tư tưởng như thế nào về quan hệ giữa Chính phủ với người dân, giữa kinh tế với văn hóa?
Để phù hợp với trình độ của đa số người dân lúc bấy giờ, Bác chủ trương Chính phủ cấp vốn, cấp tiền, nhân dân thì có công có sức trong chăn nuôi, trồng trọt. Chính phủ và nhân dân hợp tác với nhau. Đến lúc thu hoạch thì chia đôi, nhân dân có lợi ích. Chính phủ có chính sách để động viên nhân dân đóng góp lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến nuôi quân đánh giặc. Tất cả cũng vì lợi ích quốc dân đồng bào. Tư duy chú trọng lợi ích về phát triển kinh tế như thế ở Hồ Chí Minh xuất hiện rất sớm. Người luôn nhấn mạnh vấn đề quản lý phải nền nếp, khoa học, không được thất thoát, không được làm cho lợi ích của dân bị tổn hại. Người nói kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa là bốn mặt quan trọng ngang nhau, không xem nhẹ mặt nào. Ngay văn hóa cũng thế, văn hóa không ở bên ngoài mà thấm vào trong kinh tế và chính trị. Phải dùng sức mạnh văn hóa để chống thói phù hoa xa xỉ, dùng sức mạnh dân chủ để chống quan liêu tham nhũng. Đến nay, những điều này vẫn còn nguyên giá trị.
Bác nhấn mạnh: những người đi buôn phải rèn luyện tính không buôn gian bán lận và phải đóng thuế cho Nhà nước. Công dân đóng thuế cho Nhà nước, Nhà nước sử dụng tiền thuế của dân để lo cho công việc của dân. Đóng thuế là một nghĩa vụ, đồng thời là thái độ yêu nước. Không buôn gian bán lận là đạo đức người kinh doanh, không lãng phí thời gian tiền của là đạo đức của cán bộ, công chức, người sản xuất. Những điều đó phải đi vào cuộc sống bởi nó rất thiết thực. Bác không nói những lý thuyết xa xôi dài dòng mà đề cập tới những gì cuộc sống đòi hỏi, và chính từ nguyện vọng của nhân dân. Mong muốn của nhân dân là được yên ổn làm ăn, để phát triển. Bác khẳng định: Chính phủ phải làm cho dân có ăn, dân có mặc, có chỗ ở, học hành, tự do chăm sóc sức khỏe, được hưởng quyền tự do dân chủ mà họ xứng đáng được hưởng. Tôi coi đó là một thông điệp thiết thực, cụ thể, luôn luôn xuất phát từ dân, kết quả cũng của dân.
Về mặt lý luận, Bác khái quát: phải giải phóng được sức dân, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển sức dân, biết bồi dưỡng sức dân, tiết kiệm sức dân. Mỗi đồng tiền đều là mồ hôi nước mắt của dân. Công thức này là kim chỉ nam của Chính phủ. 24 năm là Chủ tịch nước – nguyên thủ quốc gia, Người luôn thực hành mẫu mực nhất cần kiệm liêm chính, thực hành mẫu mực nhất việc gần dân và thực hành nhất quán lẽ sống cao thượng nhất, đó là làm đầy tớ công bộc của dân, đến mức quên mình. Đây là bài học lớn đối với cán bộ đảng viên. Hiện nay, chúng ta có 4,5 triệu đảng viên, hàng triệu công chức. Nếu mỗi ngày, mỗi người làm được việc tốt như thế thì xã hội sẽ lành mạnh, niềm tin của dân không bao giờ mất. Nghiên cứu kỹ mối quan hệ giữa Đảng và dân hiện nay, tôi mới thấm thía một thực tế là dân không bao giờ xa Đảng, chỉ có cán bộ, đảng viên xa dân. Dân không hoài nghi đường lối chính sách của Nhà nước chỉ có cán bộ, đảng viên làm sai để đánh mất niềm tin của dân.
Xin cảm ơn giáo sư!
THIÊN THANH (Theo Nhan Dan)
Kinh tế năm 2017: "Càng khó khăn bao nhiêu, càng tạo sức ép tăng trưởng"
TS Nguyễn Đình Cung thẳng thắn cho rằng: "Tôi nghĩ năm nào chả có khó khăn nhưng càng khó khăn bao nhiêu thì càng tạo sức ép, huy động nội lực, động lực để tăng trưởng. Điều tôi lo là bản thân chúng ta có muốn thay đổi hay không. Phải thay đổi nền tảng để thị trường thị trường hơn, Nhà nước kiến tạo, thông minh hơn".
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nền kinh tế năm 2017 sẽ vẫn tồn tại cả động lực lẫn các lực cản.
Phát biểu tại toạ đàm về chủ đề Kinh tế 2017 và sinh khí mới từ Chính phủ kiến tạo do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển Việt Nam chiều 12/1, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nêu 8 từ khoá quan trọng của 2016: Chính phủ kiến tạo, quốc gia khởi nghiệp.
"Cộng đồng doanh nghiệp đã "bỏ phiếu" cho Chính phủ bằng việc hăng hái thành lập doanh nghiệp mới, lần đầu tiên số doanh nghiệp mới vượt 100 nghìn, đó là tín hiệu cho mùa khởi nghiệp mới của nền kinh tế Việt Nam, ông Lộc nói.
Thông điệp tầm nhìn dài hạn từ Chính phủ mới
Đánh giá về những dấu ấn của Chính phủ mới trong năm vừa qua, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhận xét, dù chưa được một năm nhưng nhiều thông điệp được Thủ tướng đưa ra đặc biệt ấn tượng, tạo niềm tin khá mạnh mẽ cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
"Nhìn cả quá trình từ khi Chính phủ được kiện toàn, điểm ấn tượng là những tuyên ngôn của Chính phủ cho thấy cái nhìn tổng thể trong giải quyết từng việc cụ thể và nhìn thấu chuyện dài hạn trong xử lý việc ngắn hạn. Đây là điểm rất khác, lâu nay tôi có cảm tưởng điều hành luôn chạy theo ngắn hạn, đến nay kết quả của ấn tượng trên cũng chưa rõ ràng nhưng dự cảm là khá rõ ràng", ông Thiên nói.
Ông Thiên cũng dẫn hai ví dụ minh chứng nhận định nêu trên. Đó là thái độ của Chính phủ với doanh nghiệp là thái độ chiến lược được phản ánh qua nghị quyết 35. Tại đó, tầm nhìn chiến lược trải dài từ việc giải quyết vụ quán cà phê Xin Chào cho đến quy hoạch, khuyến khích đầu tư.
"Từng chuyện cụ thể, thậm chí rất cụ thể cho đến chương trình phát triển 50-60 nghìn tỷ đồng, xác định vai trò của khu vực doanh nghiệp tư nhân đều thể hiện tầm nhìn dài hạn", ông nhấn mạnh.
Ví dụ thứ hai được ông Thiên nêu là cuối năm 2016 trước kỳ họp Quốc hội dù dự báo mục tiêu tăng trưởng gần như chắc chắn không đạt nhưng Thủ tướng vẫn cho rằng không cần điều chỉnh. Trong khi theo thông lệ các kỳ trước là chỉ tiêu nào khó cứ đề nghị điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, và vẫn sẽ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc không có vấn đề gì.
"Tôi đánh giá cao thông điệp Thủ tướng đưa ra không việc gì phải điều chỉnh, vì nếu điều chỉnh thì hoàn thành nhiệm vụ về mặt ngắn hạn nhưng không có cơ hội kiểm điểm những vấn đề dài hạn có vấn đề gì về cơ cấu hay không. Việc này phản ánh cách nhìn không chạy theo chủ nghĩa thành tích", ông Thiên nói.
Ở góc nhìn khác, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Chính phủ không điều chỉnh chỉ tiêu. Tuy nhiên, theo tôi vấn đề không phải là chỉ tiêu mà việc không điều chỉnh không phải do tầm nhìn dài hạn mà vì vẫn muốn phấn đấu đạt chỉ tiêu đó".
Càng khó khăn càng tạo sức ép
Nhìn nhận về triển vọng kinh tế năm 2017, ông Tuyển cho rằng vừa có động lực nhưng vẫn có những lực cản, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô.
"Nợ công tăng, nợ xấu chưa giải quyết được cơ bản, nền kinh tế tăng trưởng vẫn dựa chủ yếu vào đầu tư chứ không phải là sản xuất công nghệ cao. Trong khi đó, đồng USD tăng giá, FED tăng lãi suất, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, TPP có khả năng bị huỷ bỏ... cũng là những lực cản cần tính đến cho nền kinh tế năm 2017", ông phân tích.
Còn theo TS Võ Trí Thành, trong bối cảnh thế giới hiện nay thì kịch bản khó khăn, thách thức lớn hơn với nền kinh tế Việt Nam. Điều duy nhất có thể làm là đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, tận dụng dư địa đẩy mạnh thương mại dịch vụ.
Tuy nhiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung lại thẳng thắn cho rằng: "Tôi nghĩ năm nào chả có khó khăn nhưng càng khó khăn bao nhiêu thì càng tạo sức ép, huy động nội lực, động lực để tăng trưởng. Điều tôi lo là bản thân chúng ta có muốn thay đổi hay không. Phải thay đổi nền tảng để thị trường thì thị trường hơn, Nhà nước kiến tạo, thông minh hơn".
Ông Cung cũng khẳng định không quan tâm đến tăng trưởng sáu phẩy mấy phần trăm, vì thể nào cuối năm cũng đạt mục tiêu, nếu không đạt thì cũng lý giải tại nó thế này thế kia chứ không nhìn thẳng vào cốt lõi là tăng trưởng đã tới hạn rồi. Điều quan trọng, theo ông là sự thay đổi chứ không phải chỉ là nhìn thấy thành tích qua con số.
"Hôm qua tôi có nói với Thủ tướng là thông điệp Chính phủ kiến tạo, liêm chính được Thủ tướng nói liên tục, ở nhiều nơi. Nhưng điều quan trọng là từ tuyên bố chính trị này có ông bộ trưởng nào, chủ tịch tỉnh nào thảo luận xem là thực hiện thế nào. Quan trọng là từ thông điệp chính trị đến thực tiễn hành động như thế nào, nói Chính phủ kiến tạo nhưng mới là Thủ tướng thôi chứ chưa phải Chính phủ nói chung, phải phân định xem ai chưa làm trọn điều đó", ông Cung phát biểu.
Đồng quan điểm, giáo sư Nguyễn Quang Thái, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Việt Nam cũng cho rằng: "Phải thay đổi tư duy phát triển, nếu không thay đổi tư duy mà cứ làm kiểu cũ thì khái niệm Chính phủ kiến tạo không có nhiều ý nghĩa. Chính phủ kiến tạo không chỉ cải thiện môi trường đầu tư mà cần cải cách thể chế, đổi mới tư duy phát triển, quyết tâm vượt khó đưa dân tộc vượt qua thách thức là quan trọng nhất".
Phương Dung
Theo Dantri
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Tôi không yên lòng về phát triển bền vững ở Việt Nam Tôi đã tham gia nhiều công việc quản lý, nhưng hiện tôi không yên lòng với phát triển bền vững tại Việt Nam.Điều tôi không yên lòng là bởi phát triển bền vững là làm sao đáp ứng yêu cầu phát ngày hôm nay nhưng không ảnh hưởng đến ngày mai, chúng tôi không yên lòng luôn hỏi liệu việc làm hôm nay...