GS hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo Leslie Valiant “mở hàng” hoành tráng cho khoa học Việt Nam
GS Leslie Valiant, chủ nhân giải thưởng Turing (A. M. Turing Award, tương tự Nobel trong lĩnh vực Khoa học máy tính), đã có bài giảng “Lý thuyết học máy cần thêm gì nữa?” (What Needs to be Added to Machine Learning?) với các nhà khoa học ngày 13-1 tại Hà Nội.
GS Leslie Valiant, thành viên của Hiệp hội Hoàng gia (London) và Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) đã có bài nói chuyện với các nhà khoa học Việt Nam sáng 13-1 theo lời mời của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBDI) thuộc Tập đoàn Vingroup. Đây được xem là sự kiện “ mở hàng” hoành tráng cho khoa học Việt Nam nói chung và lĩnh vực nghiên cứu đỉnh cao trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng.
GS Leslie Valiant là chủ nhân giải thưởng Turing (A. M. Turing Award – tương tự Nobel trong lĩnh vực Khoa học máy tính
GS Vũ Hà Văn (Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn – VinBDI) đảm nhận vai trò dẫn dắt buổi toạ đàm, ngoài ra còn có GS Dương Nguyên Vũ (Giám đốc Viện Nghiên cứu quản lý không lưu của Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) và TS Bùi Hải Hưng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu VinAI). Các chuyên gia đã thảo luận về các nghiên cứu đột phá thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, học máy, trí tuệ nhân tạo và tác động, triển vọng ứng dụng của chúng tại các nước như Việt Nam.
Sinh năm 1949 tại Hungary, GS Leslie Valiant được coi là một trong những người khai sinh ra lý thuyết học máy, trở thành nền tảng của các ứng dụng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo hiện nay. Ông là chủ nhân giải thưởng Turing (A. M. Turing Award - tương tự Nobel trong lĩnh vực Khoa học máy tính.
Hiện giảng dạy tại Đại học Harvard (Mỹ), GS Leslie Valiant đã có 40 năm nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lý thuyết đo độ phức tạp của thuật toán, học máy và tính toán song song. Ông cũng là tác giả của 2 cuốn sách “Circuits of the Mind” (Mạch tư duy), và “Probably Approximately Correct” (Đúng xấp xỉ với xác suất cao) được xem là cẩm nang của giới nghiên cứu khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
GS cùng các chuyên gia về các nghiên cứu đột phá thuộc lĩnh vực khoa học máy tính, học máy, trí tuệ nhân tạo và tác động, triển vọng ứng dụng của chúng tại các nước như Việt Nam
Video đang HOT
Trong sự nghiệp của mình, GS Leslie Valiant từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như Giải thưởng Nevanlinna tại Đại hội các nhà Toán học quốc tế năm 1986, Giải thưởng Knuth năm 1997, Giải thưởng EATCS về Khoa học máy tính lý thuyết châu Âu năm 2008. Đặc biệt, năm 2011, ông vinh dự nhận giải thưởng mà giới nghiên khoa học máy tính đều hướng tới: Giải Turing do Hiệp hội khoa học máy tính Mỹ (ACM) trao tặng.
Theo ông Alain Chesnais, Chủ tịch ACM, những thành tựu của GS Leslie Valiant đã cung cấp cơ sở lý thuyết cho sự tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo và đưa đến những thành tựu phi thường trong lĩnh vực học máy.
“Những hiểu biết sâu sắc của ông về khoa học máy tính, toán học và lý thuyết nhận thức đã được kết hợp với các kỹ thuật khác để xây dựng các hình thức học máy và giao tiếp hiện đại, như hệ thống máy tính Watson của IBM”- Chủ tịch ACM nói. Chiếc máy tính Watson do IBM sản xuất dựa trên nghiên cứu của Leslie Valiant đã “đánh bại” hai nhà vô địch chương trình đố vui trên truyền hình mang tên Jeopardy của Mỹ hồi năm 2011.
Được biết, số lượng nhà khoa học đỉnh cao đến làm việc tại Việt Nam hiện rất ít ỏi, các giáo sư đoạt giải Nobel hoặc tương đương đến Việt Nam công tác càng hiếm.
Chuyến thăm và làm việc của GS. Leslie Valiant được coi là một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa với cộng đồng nghiên cứu lĩnh vực học máy, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn Việt Nam trong những ngày đầu năm 2020.
Theo Người Lao Động
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Trí tuệ nhân tạo sẽ đưa Việt Nam đi lên
'Trí tuệ nhân tạo không còn là câu chuyện khoa học mà là vấn đề kinh tế xã hội để đưa Việt Nam phát triển', Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN).
Việt Nam phải đi nhanh hơn, bền vững hơn
Phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gọi những người đang làm trí tuệ nhân tạo là bạn bè và gửi lời cảm ơn đến đóng góp của cộng đồng AI trong nước, những chuyên gia và doanh nghiệp tiên phong phát triển AI.
"Trí tuệ nhân tạo không còn là câu chuyện khoa học mà là vấn đề kinh tế xã hội để đưa Việt Nam phát triển", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khoa học công nghệ nói chung đã phát triển vượt bậc. Thế giới đã thay đổi, minh bạch hơn, kết nối hơn với mối liên kết giữa con người, máy móc, chính phủ, doanh nghiệp, trường học... cùng nguồn lực dữ liệu lớn sẽ thúc đẩy AI phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
"Thời đi học, từ robot gốc có nghĩa là nô lệ, phục vụ. Nhưng ngày nay, AI phải vì con người, phục vụ con người, chứ không phải thay thế hay cai trị con người", Phó thủ tướng nói.
Nhìn nhận Việt Nam có xuất phát điểm thấp hơn so với các nước, Phó thủ tướng khẳng định: "Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác là phải đi nhanh hơn, bền vững hơn. Muốn vượt lên, công nghệ thông tin, khoa học, AI là công cụ mang lại thời cơ lớn, nhưng nếu không tận dụng có thể qua đi".
AI là để phát triển một xã hội văn minh, hiện đại
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, cộng đồng trí tuệ nhân tạo có sự góp mặt của nhiều nhà đầu tư nước ngoài và không hề nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Đây là tiền đề tốt cho một chặng đường dài phía trước.
"Phát triển AI tưởng chừng là vấn đề khó hiểu nhưng có thể chia ra thành các bài toán nhỏ cụ thể. Nhiều vấn đề nhỏ, nhiều cái cụ thể góp lại thành một sản phẩm lớn", Phó thủ tướng nói.
Bản chất của AI vẫn là phát triển một xã hội an toàn, văn minh. Những dự án đang ứng dụng như thành phố thông minh, hỗ trợ di chuyển, kiểm soát an ninh, bảo mật thông tin đều phục vụ một đất nước hùng cường. Phó thủ tướng kêu gọi những người trẻ, những doanh nghiệp cùng chung tay vào giải bài toán ngày một lớn hơn của công nghệ trong nước.
"Dù sao thì chúng ta vẫn đang trong quá trình phát triển, không thể so với những nước như Phần Lan. Nhưng Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác bởi xuất phát điểm quá thấp. AI là thời cơ lớn phải tận dụng không sẽ trôi qua mất", Phó thủ tướng phân tích.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam muốn Việt Nam phát triển nhanh hơn, vững hơn nhờ AI.
Qua AI4VN, Phó thủ tướng bày tỏ sự vui mừng vì cộng đồng AI trong nước đã ra mắt được hội liên hiệp, kết nối giữa người làm chuyên môn với cơ quan nhà nước, với thị trường. Nếu Việt Nam làm tốt điều này cũng là đóng góp chung cho AI thế giới. Với vấn đề dữ liệu lớn, Việt Nam phải chia sẻ nhiều hơn cho cộng đồng, thậm chí là các quốc gia khác. Dữ liệu không nên chỉ đem ra nói trong phòng kín mà cần ở một mặt phẳng chung.
Ông cũng đồng tình với yêu cầu đổi mới giáo dục mà nhiều cá nhân đã đề xuất tại sự kiện. Nói về tiến sĩ, giáo sư trí tuệ nhân tạo đang xa vời với Việt Nam. Thay vào đó, Việt Nam có thể đào tạo theo tầng lớp, có thể chưa cần học hàm cao mà hãy lan tỏa kiến thức cần thiết trước mắt.
"Vì Việt Nam là nước đi sau nên, tôi và các bạn, chúng ta phải nỗ lực hơn để không bị bỏ quá xa với bạn bè thế giới", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trước khi kết thúc phần phát biểu.
Theo VietQ
Bất ngờ không: việc "huấn luyện" trí tuệ nhân tạo có thể thải ra tới 284 tấn CO2 284 tấn tức là gấp 5 lần lượng khí thải ô tô thải ra từ khi lắp ráp cho tới lúc thành "đồng nát". Người ta thường so sánh ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo với ngành dầu mỏ: một khi ta khai thác được dữ liệu, ta có thể tinh lọc để biến nó thành một thứ hàng trao đổi quý...