GS Đức đưa ra ý tưởng chống ngập cho TP.HCM
GS-TS Boris Lehmann (Đức) đưa ra ý tưởng sử dụng mô hình kết hợp để dự báo thời tiết, sau đó dùng mạng lưới để đo đạc mực nước. Từ đó, sẽ có thể mở rộng lưu vực sông để nước thoát nhanh.
Tình hình ngập úng tại TP.HCM hiện nay đang ngày càng nghiêm trọng
Ngày 23.9, Trường ĐH Việt Đức tổ chức hội thảo tập hợp các ý kiến của các học giả trong lĩnh vực lũ lụt đô thị, nhằm mở ra hướng đi mới cho những nghiên cứu về ứng phó với ngập úng.
Phát biểu tại hội thảo, TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu TP.HCM cho biết, tình hình lũ lụt tại TP là do: đô thị hóa, cường độ mưa, nước biển dâng, sụt lún đất và lũ thượng nguồn. Các báo cáo đánh giá tính bền vững trong các kế hoạch kiểm soát lũ lụt trong đô thị hiện có và giải thích lý do tại sao việc kiểm soát lũ lụt vẫn chưa được như mong đợi. Đó là do những trở ngại về mặt kỹ thuật chưa phù hợp thực tế, vấn đề đồng thuận của người dân cũng nhưng các thể chế chưa thật sự thuyết phục người dân.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó phòng Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM nhận xét, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở TP.HCM và những tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến lũ lụt ở khu vực đô thị ngày càng nghiêm trọng.
“Với mục tiêu nhằm góp phần làm giảm bớt các vấn đề ngập úng cho TP, tăng cường không gian xanh đô thị, xây dựng một mô hình đầu tư thực tế và khả thi, vừa qua Trung tâm Nghiên cứu kiến trúc cũng đã tổ chức chương trình “Thích ứng với biến đổi khí hậu”. Chương trình đã nghiên cứu mô hình công viên đa chức năng, kết hợp chức năng hồ điều tiết, tăng diện tích không gian mở và nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân”, ông Tuấn cho biết.
GS-TS Boris Lehmann, Giám đốc Viện Kỹ thuật thủy lực và tài nguyên nước – ĐH Kỹ thuật Darmstadt (Đức) cũng đưa ra các ý tưởng phòng chống ngập lụt. Theo đó, nên sử dụng mô hình kết hợp để dự báo thời tiết, sau đó dùng mạng lưới để đo đạc mực nước. Từ đó, sẽ có thể mở rộng lưu vực sông để nước thoát nhanh.
“Ưu điểm của phương pháp này, là tạo ra những khoảng không gian ở các dòng sông nhằm dự trữ cho việc thoát lũ. Việc đo đạc và những tác động của biện pháp này sẽ giúp cho các công trình xây dựng thích ứng với lũ, cũng như có thể quản lý lũ lụt cấp độ địa phương. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặp một số nhược điểm như: cần phải phát triển các khái niệm an toàn trong mô hình kỹ thuật thủy lực”, ông Boris Lehmann nhấn mạnh.
Theo Thanh Niên
Kênh thoát nước cho Tân Sơn Nhất được đề nghị xây thành cống hộp
Không giải quyết được tình trạng người dân xả rác gây ô nhiễm, ngăn lối thoát nước của sân bay, UBND quận Tân Bình đề xuất xây kênh Hy Vọng thành cống hộp.
UBND quận Tân Bình vừa kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo Trung tâm chống ngập thành phố (chủ đầu tư) nghiên cứu phương án cải tạo kênh Hy Vọng (phường 15) thành cống hộp thay cho phương án cống hở đã chọn.
Nguyên nhân là do ý thức người dân sống xung quanh kênh chưa cao, dù chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền không xả rác, vứt rác xuống lòng kênh.
Quận Tân Bình cũng muốn thành phố sớm bố trí vốn để bồi thường giải phóng mặt bằng và triển khai dự án vào năm sau.
Kênh Hy Vọng là một trong 3 hướng thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất, đang bị lấn chiếm và tắc nghẽn dòng chảy. Ảnh: H.N
Dự án cải tạo kênh Hy Vọng được UBND TP HCM chấp thuận chủ trương từ 3 năm trước nhưng chủ đầu tư vẫn chưa triển khai. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mỗi khi mưa lớn là ngập úng.
Các chuyên gia cho rằng, làm kênh hở sẽ tiêu thoát nước tốt hơn, việc nạo vét, duy tu cũng thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, chủ trương của TP HCM là ưu tiên giữ lại diện tích mặt nước, hạn chế việc lắp cống thay thế kênh mương. Bằng chứng là thành phố đang thực hiện dự án cải tạo kênh Hàng Bàng (quận 5, 6) để khôi phục lại dòng kênh đã bị che lấp bằng cống hộp trước đây.
Kênh Hy Vọng cùng A41 và Nhật Bản là 3 hướng thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài dự án cải tạo kênh Nhật Bản sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 thì 2 kênh còn lại đang bị lấn chiếm, thu hẹp lòng kênh khiến sân bay bị ngập mỗi lần mưa lớn do nước không thể thoát kịp.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Huy động 16.000 tấn thép thi công dự án chống ngập Ngày 22.9, nhà đầu tư Trung Nam Group cho biết đã huy động 16.000 tấn thép tập kết đến công trường thi công dự án Giải quyết ngập do triều tại TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Công trường thi công cống kiểm soát triều Mương Chuối, thuộc huyện Nhà Bè Theo ghi nhận của Thanh...