GS Carl Thayer: Bão có thể “giữ thể diện” cho Trung Quốc
Trao đổi với Dân Trí, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông của Úc, cho rằng mùa mưa bão đang tới có thể làm tình hình Biển Đông hiện nay giảm căng thẳng và đây là cơ hội giảm căng thẳng mà Trung Quốc vẫn “giữ được thể diện”.
GS Carl Thayer trả lời phỏng vấn báo chí khi thăm tàu ĐNa-90152 bị Trung Quốc đánh chìm ở Đà Nẵng ngày 21/6 vừa qua.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông của Úc, đã có cuộc trao đổi nhanh với phóng viên Dân Trí về ảnh hưởng của bão đối với giàn khoan Hải Dương-981 sau khi vừa trở về từ Washington tham dự Hội thảo Biển Đông do Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (IISS) tổ chức.
PV: Bão Rammasun hiện đang hướng tới Biển Đông. Theo ông bão có ảnh hưởng tới giàn khoan Hải Dương-981 Trung Quốc đang hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hay không?
Giáo sư Carl Thayer: Khi Trung Quốc lần đầu tiên công bố giàn khoan Hải Dương-981 sẽ tiến hành hoạt động thương mại tới ngày 15/8, chắc chắn Trung Quốc đã tính tới mùa mưa bão. Trung Quốc đã tự đặt mình vào tình huống nguy hiểm khi triển khai giàn khoan khổng lồ và nhiều tàu hộ tống ở một khu vực. Không phải tất cả đều được thiết kế để chống chọi với bão lớn.
Hiện không thể biết đường đi chính xác của bão Rammasun hay cường độ của nó. Nó phải qua Philippines, và thường giảm cường độ sau đó. Những dự báo hiện nay đặt Hồng Kông và các vùng biển lân cận trong vòng nguy hiểm.
Cơn bão này sẽ mang đến thời tiết xấu và chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới tất cả các tàu hoạt động quanh giàn khoan. Chí ít, Trung Quốc sẽ phải đánh giá lại các nguy cơ đối với hạm đội của mình trong mùa mưa bão. Người Trung Quốc nên rời khu vực trong mùa mưa bão.
Ông có nghĩ rằng Trung Quốc sẽ di chuyển giàn khoan Hải Dương-981 tới khu vực khác hay rút khỏi thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để tránh bão Rammasun?
Dựa vào dự báo đường đi và cường độ, cơn bão hiện nay có vẻ như không gây ra mối đe dọa trực tiếp tới giàn khoan Hải Dương-981. Tuy nhiên, dự báo về bão còn tiếp tục được cập nhật.
Video đang HOT
Bản thân giàn khoan Hải Dương-981 có thể chống chịu được thời tiết xấu. Nhưng các tàu nhỏ và tàu cá của Trung Quốc sẽ phải tìm nơi trú ẩn. Tàu của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam cũng vậy.
Mùa mưa bão đang tới, chúng ta có thể hi vọng căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, đặc biệt là căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc, sẽ giảm?
Có thể, bởi Trung Quốc đã thông báo giàn khoan Hải Dương-981 sẽ kết thúc hoạt động thương mại vào khoảng 15/8. Thông báo này có thể hiểu theo hai cách. Thứ nhất, Trung Quốc không muốn triển khai giàn khoan liên tục trong mùa mưa bão. Thứ hai, Trung Quốc cũng ám chỉ hành động triển khai giàn khoan của họ là có giới hạn về thời gian.
Cả Việt Nam và Trung Quốc sẽ phải rút tàu khi có bão lớn. Đây sẽ là cách giảm căng thẳng hiện nay mà vẫn giữ được thể diện. Trung Quốc không thể liều lĩnh để bão gây thiệt hại cho một lượng lớn tàu thuyền của mình, bởi điều này sẽ tố cáo Trung Quốc không quan tâm đến sự an toàn của các tàu và thủy thủ trên tàu.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Thùy Trang
Theo Dantri
Trung Quốc bị tố đem Biển Đông đi 'đăng ký di sản'
- Mỹ, Đài Loan tố cáo hành động xâm phạm chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc. Philippines cũng hiện đại hóa quân sự đối đầu với quốc gia này.
Giáo sư Carl Thayer cảnh báo phim tài liệu về Biển Đông của Trung Quốc
Giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales (Úc) vừa lên tiếng cảnh báo sau khi ông thấy cộng đồng thế giới dường như không phản đối bộ phim tài liệu với tựa đề Hành trình trên Nam Hải được chiếu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cách đây hơn 6 tháng.
Bộ phim gồm 8 phần, trong đó có phần đề cập những chuyến tuần tra phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, cơ sở phi pháp trên những đảo, bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng và bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc đang có tranh chấp với Philippines.
Các cảnh quay trong phim cho thấy quốc kỳ màu đỏ của Trung Quốc được giương cao tại những đảo, bãi đá và các vùng biển mà tàu Trung Quốc đi qua nhằm khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ.
Giáo sư Thayer nhận định với Đài GMA News (Philippines) rằng phim tài liệu không chỉ nhắm đến khán giả Trung Quốc mà còn có tác dụng như lời cảnh cáo đối với các nước có tranh chấp ở Biển Đông.
Cảnh tàu Trung Quốc đến đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt nam - Ảnh: Chụp từ phim tài liệu về Biển Đông
Theo giáo sư Thayer, bộ phim gửi một thông điệp "rùng rợn" tới các bên tranh chấp rằng Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh cơ bắp như cho đâm tàu để củng cố "quyền chủ quyền" của họ.
Ông Thayer chỉ ra từ khi bộ phim tài liệu về Biển Đông được chiếu trên CCTV, xuất hiện dấu hiệu cho thấy đâm trực tiếp vào tàu đối phương nằm trong hành động chiến thuật của Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.
Giáo sư Thayer khuyến cáo toàn bộ khu vực, không chỉ có các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, phải chú ý những lá cờ trong bộ phim tài liệu và bộ phim phải bị xem là thứ gây rối đối với không chỉ các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông như Việt Nam và Philippines mà cả những quốc gia hàng hải trong Đông Nam Á.
Trung Quốc đem Biển Đông đi 'đăng ký di sản'
Không chỉ phát sóng bộ phim tài liệu với tựa đề Hành trình trên Nam Hải trên Đài truyền hình trung ương, Trung Quốc còn cố gắng đem Biển Đông đi 'đăng ký di sản'.
Theo đó, báo mạng Wantchinatimes (Đài Loan) đưa tin, Trung Quốc đang cố gắng đăng ký Con đường tơ lụa hàng hải với UNESCO, đồng thời đẩy mạnh việc bảo vệ các địa điểm khảo cổ ở những vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Wang Yiping, phụ trách di sản văn hóa của tỉnh Hải Nam cho hay, xác các tàu đắm xung quanh đảo Shanhu và Jinyin ở quần đảo Xisha (cách Trung Quốc gọi đảo Hoàng Sa và đảo Quang Ản của quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) sẽ được khai quật khảo cổ trong hai năm tới. Theo Wang, có các vật liệu xây dựng bằng đá và chạm khắc niên đại nhà Thanh được phát hiện ở nơi này.
Tân hoa xã đăng ảnh về việc khảo cổ tàu đắm ở Biển Đông
Trung Quốc đã ngang nhiên tiến hành các cuộc khảo cổ thường xuyên ở quần đảo Hoàng Sa và hiện mở rộng việc này xuống phía nam tới quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Wantchinatimes, Trung Quốc sẽ khó có thể giành được sự phê chuẩn của UNESCO vì yêu sách chủ quyền với cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ đưa ra không được cộng đồng quốc tế công nhận.
Wang tiết lộ, một "cơ sở khảo cổ học dưới nước, một trạm làm việc và bảo tàng liên quan tới Biển Đông đều được lên kế hoạch nhằm bảo vệ Con đường tơ lụa hàng hải và giành được vị trí trong danh sách Di sản thế giới của UNESCO".
Bất chấp việc nhiều nước láng giềng có chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu hết vùng biển này thông qua cái gọi là bản đồ 9 đoạn, gần đây là 10 đoạn với các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác.
Philippines tung lưới siết chặt Trung Quốc
Gần đây, để thúc đẩy yêu sách chủ quyền, Trung Quốc đã không ngại ngần thách thức luật pháp quốc tế, đơn phương thực hiện các hành động khiêu khích như: hạ đặt giàn khoan trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; cải tạo nhiều đảo ở Biển Đông; làm đảo nhân tạo nhằm thay đổi hiện trạng vùng biển thiên về phía có lợi cho họ và cuối cùng là biến Biển Đông - một vùng biển quốc tế - trở thành ao nhà Trung Quốc.
Vân Anh
Theo_Báo Đất Việt
Giáo sư Carl Thayer: 'Đâm tàu Việt Nam là hành vi cướp biển' Giáo sư Carl Thayer (Úc) đã nói như vậy ngay sau khi chứng kiến tàu của bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam vào ngày 26.5. Các chuyên gia và phóng viên nước ngoài trò chuyện với bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngoài cùng bên...