Gruzia, Kyrgyzstan bị nghi vi phạm lệnh trừng phạt liên quan đến Nga

Theo dõi VGT trên

Các hàng hóa lưỡng dụng, sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự, bị nghi ngờ được chuyển từ GruziaKyrgyzstan tới Nga theo các cách khác nhau.

Trang Eurasianet hôm 16/8 dẫn các cuộc điều tra gần đây của các báo iFact và RFE/RL cho thấy có dấu hiệu Gruzia (Georgia) và Kyrgyzstan vi phạm các lệnh trừng phạt liên quan đến Nga.

Theo báo cáo do iFact công bố, có các mô hình đáng ngờ vận chuyển hàng hóa lưỡng dụng (sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự) từ Gruzia đến Nga.

Trong các cuộc trò chuyện với các công ty chuyển phát, iFact thấy rằng có rất ít rào cản đối với việc gửi những hàng hóa như vậy đến Nga, bao gồm máy bay không người lái (UAV/drone) và bộ vi xử lý, những mặt hàng có thể phục vụ cho cả mục đích dân sự và quân sự.

Gruzia, Kyrgyzstan bị nghi vi phạm lệnh trừng phạt liên quan đến Nga - Hình 1

Ukraine cho biết họ đã tìm thấy công nghệ có nguồn gốc từ phương Tây trong thiết bị quân sự bị phá hủy của Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine

Các nhà báo điều tra, những người đã củng cố cuộc điều tra của mình bằng cách phân tích dữ liệu thương mại, thừa nhận rằng có các giao thức kiểm tra được áp dụng để ngăn chặn hàng hóa bất hợp pháp vượt qua biên giới Gruzia-Nga. Tuy nhiên, báo cáo nói thêm rằng “việc thực thi thực tế và mức độ kỹ lưỡng của các cuộc kiểm tra này có thể khác nhau”.

Video đang HOT

Các công ty chuyển phát có khả năng lách các hạn chế của Gruzia bằng cách gửi hàng đến Azerbaijan, Armenia và các quốc gia ở Trung Á trước khi vận chuyển đến Nga.

Các quan chức chính phủ Gruzia vẫn chưa trực tiếp bình luận về báo cáo do iFact công bố hôm 1/8. Cơ quan Thuế vụ Gruzia đã phản đối báo cáo này, tuyên bố rằng “đây không phải là lần đầu tiên các nhà báo điều tra đưa ra cáo buộc sai sự thật đối với cơ quan này”. Họ cho biết thêm rằng hàng hóa bị trừng phạt đang xâm nhập vào lãnh thổ Gruzia một cách không thể kiểm soát và sau đó được xuất khẩu sang Liên bang Nga.

Trước đây, các nhà lãnh đạo Gruzia đã phủ nhận cáo buộc rằng Tbilisi là bên tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa bị trừng phạt đến Nga, với lý do thiếu bằng chứng kết luận. “Chúng tôi hoàn toàn minh bạch”, cựu Thủ tướng Gruzia Irakli Garibashvili cho biết vào tháng 6 năm ngoái.

Quốc gia vùng Kavkaz đã không tham gia cùng các nước phương Tây trong việc trừng phạt Nga kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2/2022, nói rằng động thái như vậy sẽ gây ra thảm họa cho nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo Gruzia cũng thường tuyên bố không để đất nước họ bị lợi dụng để lách các lệnh trừng phạt do các quốc gia phương Tây áp đặt.

Trong khi đó, một báo cáo do RFE/RL công bố đã đặt ra câu hỏi về vai trò của Kyrgyzstan như một quốc gia có khả năng phá vỡ lệnh trừng phạt liên quan đến hàng hóa di chuyển đến Serbia và có khả năng là Nga.

Cuộc điều tra của RFE/RL phát hiện ra rằng hoạt động thương mại của Serbia với Kyrgyzstan đã tăng vọt kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào năm 2022. Cuộc điều tra cũng tiết lộ sự khác biệt lớn trong dữ liệu thương mại do các cơ quan nhà nước Serbia và Kyrgyzstan biên soạn, cho thấy một lượng lớn hàng hóa được Serbia vận chuyển đến Kyrgyzstan được tái xuất sang một quốc gia thứ 3.

“Trong số các sản phẩm được vận chuyển từ Serbia đến Kyrgyzstan, có những mặt hàng nằm trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, hay nói cách khác, là những mặt hàng mà Nga có thể sử dụng trong ngành công nghiệp quân sự”, theo báo cáo của RFE/RL.

'Thỏi nam châm' Trung Á

Trung Á là vùng lãnh thổ rộng lớn, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và thương mại quốc tế trên lục địa Á - Âu, đồng thời có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ, bởi vậy, Trung Á đang nổi lên như một khu vực có ý nghĩa địa chính trị quan trọng.

Thỏi nam châm Trung Á - Hình 1
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Trong bối cảnh những biến đổi địa chính trị toàn cầu cũng như xung đột nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới như hiện nay, các quốc gia Trung Á đang nỗ lực tăng cường hợp tác nội khối và phát triển các cách tiếp cận chung để đương đầu với những thách thức, qua đó thúc đẩy sự thịnh vượng.

Một giai đoạn mới trong sự phát triển hợp tác khu vực đã bắt đầu tháng 3/2018 với sự kiện Hội nghị tham vấn đầu tiên các nguyên thủ quốc gia 5 nước Trung Á gồm Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan, diễn ra tại thủ đô Astana (Kazakhstan), đóng vai trò là nền tảng mang tính xây dựng cho hợp tác và phát triển khu vực. Kể từ đó, các cuộc họp thượng đỉnh này diễn ra thường niên. Năm nay, Hội nghị tham vấn lần thứ sáu các nguyên thủ quốc gia Trung Á được tổ chức ở Astana ngày 9/8, với kỳ vọng sẽ tạo bước ngoặt cho sự phát triển của khu vực, quyết định động lực hơn nữa của hợp tác nhiều mặt.

Trọng tâm của hội nghị năm nay vẫn sẽ là phát triển hợp tác, ổn định và an ninh trong khu vực, bao gồm quan hệ đối tác kinh tế và thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần.

Hội nghị dự kiến sẽ thông qua Chiến lược phát triển hợp tác khu vực "Trung Á-2024". Văn kiện này được soạn thảo để mở rộng hợp tác giữa 5 nước và tăng cường vai trò quốc tế của Trung Á. Tổng thống Kazakhstan, ông Kassym-Jomart Tokayev đã bày tỏ tin tưởng việc thông qua văn kiện tại hội nghị sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực.

Tháng 7/2022, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư ở thành phố Cholpon-Ata của Kyrgyzstan, 5 tổng thống các nước Trung Á đã xem xét "Hiệp ước hữu nghị, láng giềng tốt và hợp tác vì sự phát triển của Trung Á trong thế kỷ 21", song Tajikistan và Turkmenistan chưa đặt bút ký. Kazakhstan hy vọng tại hội nghị lần này sẽ thuyết phục 2 nước tham gia để hiệp ước nhanh chóng có hiệu lực.

Có thể thấy, trong 20 năm qua, GDP của Trung Á đã tăng 7 lần, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 6,2%, cao hơn 3,6% so với mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu (2,6%). Tỷ trọng của Trung Á trong GDP thế giới đã tăng 1,8 lần, kim ngạch ngoại thương tăng 6 lần và khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực tăng 17 lần. Trung Á không chỉ có truyền thống giao thoa lợi ích của các cường quốc hàng đầu trên thế giới mà khu vực này còn có lịch sử tương tác lâu dài với LB Nga cũng như đang là khu vực mà Trung Quốc tích cực theo đuổi thông qua sáng kiến "Vành đai và Con đường".

Cả 5 nước cộng hòa thuộc Liên Xô trước đây, nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng giữa Đông Á và châu Âu, vẫn duy trì mối quan hệ kinh tế và an ninh sâu sắc với Moskva, với 3 nước tham gia Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu. Hàng triệu lao động Trung Á đang làm việc tại LB Nga, với khoảng 1,2 triệu người từ Tajikistan và 1 triệu người từ Kyrgyzstan di cư đến đó. Kiều hối từ Nga chiếm lần lượt khoảng 20% và 30% GDP của 2 quốc gia này. Bên cạnh đó là quan hệ hợp tác an ninh giữa Nga với các nước Trung Á.

Trong khi kim ngạch thương mại của Nga với các nước này ở mức 44 tỷ USD, tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với 5 quốc gia Trung Á năm 2023 lên tới 89,4 tỷ USD (tăng 27% so với năm 2022), trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang khu vực là 61,4 tỷ USD. Mới đây, Trung Quốc vừa ký kết thỏa thuận xây dựng tuyến đường sắt quan trọng, kết nối nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan. Dự án được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đ.ánh giá là mang tính bước ngoặt đối với cả ba nước.

Một điểm đáng chú ý của hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu năm nay là sự hiện diện của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Theo hình thức C5 1, 5 nước Trung Á và Nhật Bản dự kiến sẽ ra tuyên bố chung về hợp tác phát triển kinh tế bền vững tại hội nghị thượng đỉnh, bao gồm các lĩnh vực như cắt giảm khí thải carbon và phát triển nhân tài. Ông Kishida sẽ bày tỏ sự ủng hộ của Nhật Bản đối với các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon, cung cấp công nghệ từ các công ty Nhật Bản như nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch có lượng khí thải carbon thấp. Tokyo sẽ xem xét hỗ trợ các quốc gia này sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng, chẳng hạn như hydro và phân bón được sản xuất bằng khí đốt tự nhiên.

Không chỉ là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng giữa Nga và Trung Quốc, Trung Á ngày càng có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước phương Tây. Tháng 9 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Trung Á đã tham dự hội nghị thượng đỉnh "C5 1" với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại New Yorrk, đ.ánh dấu cuộc họp mặt đầu tiên theo khuôn khổ này nhằm thảo luận các cách thức mở rộng hợp tác giữa Mỹ và các nước trong khu vực. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tăng tốc trong nỗ lực "hướng tới" Trung Á khi mà trong vòng chưa đầy 1 năm đã diễn ra liên tiếp 2 hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Á (tháng 10/2022 và tháng 6/2023). Tháng 10/2023, EU cũng đã thông qua Kế hoạch hành động chung nhằm tăng cường mối quan hệ với khu vực Trung Á.

Trữ lượng dầu khí dồi dào của Trung Á khiến cho việc hợp tác với khu vực này đồng nghĩa với các nước phương Tây có thêm một lựa chọn quan trọng giúp bảo đảm an ninh năng lượng. Đây cũng là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, đem lại những cơ hội hấp dẫn trong việc mở rộng chuỗi cung ứng. Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, tuyến Hành lang vận tải quốc tế xuyên Caspi (TITR), một mạng lưới vận chuyển trải dài khắp Trung Á, biển Caspi và vùng Caucasus, đã trở thành giải pháp giúp kết nối thương mại giữa châu Á và châu Âu không bị đứt quãng. Đó là chưa kể vị trí "cầu nối" của Trung Á, liên kết 2 khu vực châu Âu với châu Á - Thái Bình Dương.

Có thể thấy Trung Á đang ngày càng trở thành "thỏi nam châm" thu hút sự quan tâm các trung tâm chính trị hàng đầu thế giới và các cường quốc muốn tạo ảnh hưởng tại khu vực mang tầm chiến lược này. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng đối với Trung Á không chỉ là nền tảng chính sách đối ngoại đa hướng của các nước trong khu vực, cho phép họ cân bằng trên trường quốc tế và xây dựng hợp tác trên mọi trục chính sách đối ngoại, mà còn là sự phối hợp, hợp tác nhịp nhàng của cả 5 nước để khu vực này có thể vươn tới thời kỳ "Con đường Tơ lụa mới", đem lại thịnh vượng chung một cách lâu dài.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tử Cấm Thành rộng trăm nghìn mét vuông, vì sao chim không dám đến dù chỉ 1 lần?
19:45:01 10/09/2024
Mỹ: Hai máy bay chở gần 300 hành khách va chạm trên đường băng
10:45:24 11/09/2024
Thu nhập của người Mỹ phục hồi về gần mức trước đại dịch
14:09:00 11/09/2024
Bão Yagi gây lũ lụt ảnh hưởng đến gần 4.000 người tại Myanmar
05:48:41 12/09/2024
Mỹ: Đám cháy rừng lớn tại California tiếp tục lan rộng không kiểm soát
14:23:17 12/09/2024
Tổng thống Iran M. Pezeshkian công du nước ngoài lần đầu tiên
05:53:07 12/09/2024
Băng biển Nam Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục trong mùa đông
05:22:02 11/09/2024
Mỹ xem xét cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa
05:38:02 12/09/2024

Tin đang nóng

Tuấn Hưng thách làm liveshow để ủng hộ đồng bào lũ lụt và lời hồi đáp "ứng trước 3 tỷ" của thợ hát Duy Mạnh
13:44:01 12/09/2024
Xuất hiện vết nứt rộng bằng gang tay, hơn trăm hộ dân ở Quảng Ninh di dời
14:11:15 12/09/2024
Vụ sạt lở vùi lấp xe khách: Tìm thấy 23 t.hi t.hể, 12 người đang mất tích
15:31:32 12/09/2024
Vợ Anh Đức diện váy cưới đính 1000 viên pha lê, cầm hoa cưới độc lạ hiếm thấy
13:32:32 12/09/2024
Giữa lúc miền Bắc đang lũ lụt thiên tai, câu nói của 1 nam ca sĩ bỗng viral trở lại
14:38:47 12/09/2024
Những đ.ứa t.rẻ mồ côi sau lũ quét thôn Làng Nủ
13:15:23 12/09/2024
Kỳ Duyên, MLee và 1 gương mặt mới toanh toàn thắng Bán kết Miss Universe Vietnam!
12:44:05 12/09/2024
Đi giữa trời rực rỡ - Tập 31: Bố Chải báo tin dữ "nhà hết tiền", sắp bị ngân hàng siết nợ
11:50:53 12/09/2024

Tin mới nhất

Bầu cử Mỹ 2024: Hiệu suất tranh luận của ông Trump gây thất vọng trong đảng Cộng hòa

17:32:49 12/09/2024
Thượng nghị sĩ Kevin Cramer nhận định rằng ông Trump đã biến cuộc tranh luận thành một cuộc mít tinh nhỏ, thiếu đi các chi tiết cần thiết để tiếp cận những cử tri dao động ở các bang chiến trường.

Các nước NATO tăng cường hỗ trợ cho Ukraine

17:16:50 12/09/2024
Ông Bliken nhấn mạnh Mỹ sẽ cung cấp khoản viện trợ kinh tế mới, trị giá 717 triệu USD, cho Ukraine, trong đó 50% sẽ được dành cho cơ sở hạ tầng năng lượng khi mùa Đông đang đến gần.

Nhiệt độ nước biển tăng làm bão Francine mạnh lên

15:02:20 12/09/2024
Theo chuyên gia trên, "đây là tin tốt . Ngoài ra, theo ông Bob Smerbeck, một nhà khí tượng học cao cấp tại AccuWeather, không khí khô gần đó đã làm suy yếu sự phát triển của bão.

Tàu sân bay Mỹ rời Trung Đông về nước

15:00:20 12/09/2024
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực để giúp bảo vệ Israel khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra.

Ukraine cảnh báo khủng hoảng nguyên tử từ các cuộc không kích lưới điện

14:57:32 12/09/2024
"Họ biết chính xác những gì họ đang làm. Không phải ngẫu nhiên mà họ đang tấn công các trạm biến áp quan trọng đối với an toàn hạt nhân", Bộ trưởng Galushchenko ngày 10/9 phát biểu.

LHQ cảnh báo về cuộc khủng hoảng an ninh lương thực ở Sudan

14:56:09 12/09/2024
Ông Wood cho biết thêm mặc dù các biện pháp trừng phạt trên không được áp dụng trên toàn quốc, song sẽ hạn chế việc vận chuyển vũ khí vào Darfur và trừng phạt những cá nhân, các tổ chức góp phần gây ra hoặc liên quan đến tình hình bất ổ...

Cựu Tổng thống Peru Alberto Fujimori qua đời vì bệnh ung thư

14:53:53 12/09/2024
Ông Fujimori, người gốc Nhật Bản, sinh năm 1938 tại thủ đô Lima. Khi ra tranh cử tổng thống Peru năm 1990, ông được coi là người không có kinh nghiệm chính trường.

Nhật Bản: Tên lửa Triều Tiên rơi ngoài vùng đặc quyền kinh tế, không gây thiệt hại

14:41:59 12/09/2024
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, các quan chức Mỹ - Nhật - Hàn phụ trách vấn đề Triều Tiên đã điện đàm, bày tỏ quan ngại về vụ phóng, đồng thời tái khẳng định hợp tác 3 bên.

Nhật Bản: Đảng LDP chốt danh sách các ứng cử viên Chủ tịch đảng

14:38:24 12/09/2024
Đến năm 1972, để tránh tình trạng có quá nhiều ứng cử viên đăng ký gây khó khăn cho công tác bầu cử, LDP đã bổ sung thêm quy định mỗi ứng cử viên phải có ít nhất 10 đảng viên là nghị sĩ giới thiệu.

Khả năng Fed cắt giảm 0,25 điểm phần trăm vào ngày 18/9

14:35:36 12/09/2024
Theo kết quả thăm dò các nhà kinh tế từ ngày 6 đến ngày 10/9, có tới 92 trong tổng số 101 nhà kinh tế dự báo một đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang của Fed (FOMC) họp nhóm 2 ngày trong tuần tới.

Ukraine bị ép phải tính đến kế hoạch B cho cuộc chiến với Nga

14:32:15 12/09/2024
Mặc dù các đồng minh vẫn ủng hộ mục tiêu dài hạn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là đẩy Nga ra khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, sự ủng hộ từ công chúng phương Tây đang giảm sút.

Nga ngăn chặn Ukraine chiếm giữ giàn khoan dầu ở Biển Đen

14:27:34 12/09/2024
Bộ Quốc phòng Nga bình luận trong bản tin cập nhật hàng ngày: "Đã đẩy lùi thêm một chiến dịch của Ukraine ở Biển Đen, diễn ra trùng với chuyến thăm của các đại diện cấp cao từ Mỹ và châu Âu tới Ukraine vào ngày 11/9".

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên làm đủ trò đến mức lộ điểm yếu, vẫn bị MLee "chặt đẹp" ở bán kết MUVN

Sao việt

17:47:19 12/09/2024
Với một người đã có nhiều kinh nghiệm như Kỳ Duyên, việc để MLee nhiều lần vượt mặt khiến fan sắc đẹp không khỏi thất vọng. Tại vòng bán kết vừa qua, cô tiếp tục ngậm ngùi xếp ngang hàng với đối thủ.

Ăn lựu đừng vội vứt vỏ, dùng nó bón cây, đuổi côn trùng rất tốt

Sáng tạo

17:42:18 12/09/2024
Vỏ quả lựu có nhiều công dụng không chỉ đối với sức khỏe mà còn giải quyết không ít việc trong gia đình, chẳng hạn như đuổi côn trùng, bón cây, khử mùi tủ lạnh...

Bác kháng cáo của bị đơn vụ "đòi lại con đã cho ở Tịnh thất Bồng Lai"

Netizen

17:28:46 12/09/2024
Sau hai lần hoãn xét xử, ngày 11-9, TAND tỉnh Long An đã mở phiên toà phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp yêu cầu chấm dứt nuôi con nuôi giữa nguyên đơn là bà Trần Thị Mỹ Dung và bị đơn là bà Cao Thị Cúc (người ở Tịnh thất Bồng Lai).

Nổi tiếng sau phim 'Trạm cứu hộ trái tim', diễn viên trẻ thoát cảnh ăn mì gói

Hậu trường phim

17:18:45 12/09/2024
Diễn viên Ngọc Mạnh tâm sự, sau vai diễn trong phim Trạm cứu hộ trái tim , anh tìm được nhiều cơ hội mới trong nghề nghiệp và tự tin hơn vào con đường đã chọn.

S.T Sơn Thạch bị chỉ trích

Tv show

17:15:05 12/09/2024
Mới đây, khán giả lại nổ ra làn sóng tranh cãi xoay quanh phần nhận xét của S.T Sơn Thạch về tiết mục Đào liễu của Nhà Trẻ ở chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.

'Rich kid' Chao "mát tay" chi 30 triệu cứu trợ bão lũ, vẫn 'thua xa' Chang Dory

Trẻ

17:09:11 12/09/2024
Mới đây, trên một hội nhóm mạng xã hội hơn 3 triệu người theo dõi, chia sẻ câu chuyện về một TikToker quê Nghệ An đã quyết định ủng hộ 100 triệu cho bà con vùng lũ miền Bắc.

"Đi giữa trời rực rỡ" tập 32: Nhà phá sản, Chải nói lời tạm biệt Pu

Phim việt

17:07:53 12/09/2024
Trong Đi giữa trời rực rỡ tập 32, nhà đã phá sản, t.iền cũng không còn nên Chải muốn Tả về bản làm ăn, đừng đi theo mình nữa. Chải cũng đến nói lời tạm biệt với Pu trước khi rời đi.

Lisa làm nên lịch sử Kpop tại VMAs 2024, "bội thực" giải vỗ mặt Jungkook?

Sao châu á

17:01:29 12/09/2024
Sáng 12/9 (theo giờ Việt Nam), Lisa chính thức xuất hiện tại lễ trao giải 2024 MTV Video Music Awards (VMAs 2024). Sự kiện đ.ánh dấu lần đầu tiên Lisa một mình một ngựa chinh chiến lễ trao giải quốc tế với tư cách nghệ sĩ solo.

Phùng Khánh Linh hát nhạc buồn ma mị, gợi nhớ Lana Del Rey?

Nhạc việt

16:57:36 12/09/2024
Sau album Citopia được đ.ánh giá cao vào năm 2022, Phùng Khánh Linh vừa trở lại với ca khúc Ước anh tan nát con tim và hé lộ về album mới vào năm 2025.

Giảm hơn 23kg trong vòng 3 tháng, nam thần Hollywood thay đổi ngỡ ngàng

Sao âu mỹ

16:51:02 12/09/2024
Orlando Bloom gần đây không có nhiều vai diễn nổi bật. Anh quyết định thay đổi bằng cách lột xác vào vai võ sĩ quyền anh trong phim mới The Cut.

Thủ tướng lội bùn thăm hỏi dân, động viên các lực lượng cứu hộ tại Yên Bái

Tin nổi bật

16:47:19 12/09/2024
Sáng 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hoãn cuộc họp với doanh nghiệp nhà nước, lên đường đến các tỉnh miền núi phía Bắc thị sát tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu hộ cứu nạn, tiếp tế nhu yếu phẩm và thăm hỏi người dân.