Gruzia cáo buộc Nga xâm phạm chủ quyền
Tbilisi vừa ra tuyên bố cáo buộc Nga xâm phạm chủ quyền thông qua các hành động cắm mốc biên giới xa hơn khu vực kiểm soát thực tế và biến một đường ống dẫn dầu quốc tế nằm dưới sự kiếm soát của Mátxcơva.
Binh sĩ của khu vực ly khai Nam Ossetia trong một buổi tuyên thệ tại Tskhinvali. (Ảnh: Moscow Times)
Tờ IB Times ngày 13/7 dẫn lời một tuyên bố của Bộ ngoại giao Gruzia cáo buộc Nga đang tiến hành cắm cọc mốc biên giới trái phép quanh một đường ống dẫn dầu trong lãnh thổ Gruzia.
Video đang HOT
Bộ ngoại giao Gruzia đã “bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đến việc đặt các cột mốc trái phép của lực lượng chiếm đóng của Nga để đánh dấu cái gọi là biên giới”, trong khi Đại sứ Gruzia tại Nga đã mô tả hành đồng trên là “khiêu khích có chủ định”.
Theo tuyên bố trên, vụ việc diễn ra ở Nam Ossetia, và binh sĩ Nga hiện đang đẩy các cột mốc đi xa hơn biên giới Mátxcơva kiểm soát khoảng 1,5 km.
Bộ ngoại giao Gruzia khẳng định hành động trên của quân đội Nga đã biến đường ống dẫn dầu quốc tế từ Azerbaijan đến Biển Đen nằm dưới sự kiểm soát của Mátxcơva.
Hiện Nga vẫn chưa có động thái phản hồi nào trước cáo buộc của Gruzia.
Khu vực Nam Ossetia và Abkhazia đã tách khỏi Gruzia sau cuộc chiến Nga -Gruzia năm 2008. Mátxcơva đã công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia, và đặt các căn cứ tại lãnh thổ hai nước này, song hầu hết các nước và Liên hợp quốc vẫn công nhận 2 khu vực này là một phần lãnh thổ của Gruzia.
Vĩnh Dạ
Theo Dantri/ IB Times
Gia nhập NATO - Cơ hội mong manh cho Gruzia
Ngoài tình hình khủng hoảng chính trị tại Ukraina, các quốc gia phương Tây hiện đang đối mặt vấn đề khác cũng nan giải không kém trong mối quan hệ với Nga: kết nạp hay không Gruzia- quốc gia nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược.
Hồi tháng 6 năm nay, cả Moldova và Gruzia - hai nước cộng hòa tách ra từ Liên Xô cũ đã đạt được "thỏa thuận liên kết" về thương mại và chính trị với Liên minh châu Âu (EU). Động thái này được giới lãnh đạo Gruzia đánh giá là bước đi quan trọng hướng tới hội nhập phương Tây. Tuy nhiên, việc Tbilisi truy cứu trách nhiệm hình sự và sau đó phát lệnh truy nã đối với cựu Tổng thống Mikheil Saakashvili, người từng có quan hệ khá tốt với phương Tây, đã khiến không ít quan chức EU quan ngại về động cơ chính trị ẩn sau quyết định trên. Có thể xem đây là bước lùi khiến nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Tbilisi gặp khó khăn. Theo tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ), Gruzia hiện đang kỳ vọng có được sự ủng hộ để gia nhập khối quân sự gồm 28 quốc gia thành viên này tại cuộc họp thượng đỉnh NATO diễn ra ở xứ Wales vào ngày 4 và 5-9 tới trong bối cảnh các thành viên mới của NATO tại Đông Âu đang quan ngại về động thái của Nga trong vấn đề Ukraina.
Người dân Gruzia ăn mừng việc ký "thỏa thuận liên kết" về thương mại và chính trị với EU hồi tháng 6. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo NATO vẫn tỏ ra lưỡng lự với lý do chưa rõ Tbilisi có thật sự giảm đáng kể nạn tham nhũng, và liệu Gruzia đã dân chủ hóa đủ để xứng đáng là thành viên khối này hay chưa. Một vấn đề không kém quan trọng là trên thực tế, Gruzia không hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ của mình bởi cho đến nay, 20% lãnh thổ của nước này - gồm Abkhazia và Nam Ossetia - vẫn còn bị Nga kiểm soát sau "Cuộc chiến 5 ngày" nổ ra hồi năm 2008. Do đó, tờ Washington Post cho biết các quan chức NATO sẽ không đưa ra kế hoạch chính thức để Gruzia gia nhập khối tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới mà thay vào đó là tăng cường hỗ trợ Gruzia nhằm tránh gây thêm căng thẳng với Mát-xcơ-va. Theo WSJ, Nga xem các quốc gia như Ukraina, Gruzia, Armenia, Moldova và Belarus là "biên giới" giữa nước này với châu Âu. Dĩ nhiên họ không thể để mất "biên giới" vào tay NATO.
Cũng cần nhắc lại là cuộc khủng hoảng tại Ukraina bắt nguồn từ việc tranh cãi có ký hay không "thỏa thuận liên kết" với EU. Quyết định của phương Tây dĩ nhiên khiến Tbilisi thất vọng, bởi rõ ràng Gruzia đến thời điểm hiện tại vẫn được cho là đóng vai trò tích cực hơn so với bất kỳ quốc gia ngoài NATO nào khác, khi quân đội nước này đã tham gia hàng loạt chiến dịch của khối trong những năm gần đây. Đặc biệt, số quân nhân Gruzia tham chiến tại Afghanistan tương đương tổng số binh sĩ của 6 nước thành viên NATO là Tây Ban Nha, Pháp, Đan Mạch, Bỉ, Bồ Đào Nha và Hy Lạp có mặt ở đây. Riêng trong quan hệ với Mỹ, Gruzia cũng được nhận định đóng tốt vai trò đồng minh "nhiệt tình và nhanh chóng" trong các cuộc chiến do Washington dẫn đầu ở Iraq và Afghanistan.
Theo Baocantho
Phương Tây: Nga đang chuẩn bị sáp nhập Nam Ossetia Đài Radio Liberty hôm 18/3 đưa tin cho rằng Nga đang tiến thêm một bước tới gần hơn nữa khả năng sẽ sáp nhập phần lãnh thổ ly khai của Gruzia là Nam Ossetia. Nhận định trên được đưa ra sau khi Tổng thống Putin vừa ký kết một hiệp ước quan trọng với lãnh đạo chính quyền Nam Ossetia, Leonid Tibilov vào...