Grumpy Cat – cô mèo cáu kỉnh nhất thế giới với hơn 8 triệu người theo dõi đã qua đời
“Có những ngày khiến ta phải gắt gỏng hơn bình thường”. Hôm nay khi tin tức Grumpy Cat qua đời được lan truyền chính là một ngày như vậy.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn ngập niềm vui. Sẽ có lúc bạn nhận ra rằng, cho phép bản thân mình cáu giận một chút để xả hết những bực bội cũng là một điều tốt. Chính vì thế mà cư dân mạng suốt 7 năm qua rất ưu ái cho một cô mèo ở bang Arizona, Mỹ có biệt danh là Grumpy Cat – mèo cáu kỉnh.
Dù mang vẻ mặt “hờn cả thế giới” nhưng chẳng ai nỡ ghét bỏ Grumpy Cat, trái lại, nhìn biểu cảm và vô số meme về cô mèo này mà ai cũng phải bật cười trước biểu cảm khó đỡ, rồi tự nhiên thấy bớt muộn phiền hơn.
“Tui từng thử vui 1 lần rồi, cảm giác đó thiệt tồi tệ!” – Bạn còn nhớ meme bất hủ này chứ?
Thế nhưng Grumpy Cat đã qua đời ở tuổi thứ 7. Những người chăm sóc cho cô mèo này vừa đăng lên tài khoản Facebook chính thức có hơn 8 triệu người theo dõi với lời mở đầu: “Có những ngày khiến người ta cáu kỉnh hơn thường lệ…”.
Họ viết tiếp: “Bạn sẽ không thể tưởng tượng được chúng tôi đau lòng đến nhường nào khi thông báo cô mèo thân yêu của mình – Grumpy Cat – đã qua đời.
Bất chấp sự chăm sóc từ những chuyên gia hàng đầu và tình yêu thương của mọi người trong gia đình, Grumpy gặp biến chứng sau khi nhiễm trùng đường tiết niệu, vì tình trạng quá nặng nên đã không qua khỏi. Em qua đời vào sáng thứ Ba 14/5 ở nhà, trong vòng tay của mẹ Tabatha.
Bên cạnh là một thành viên đáng yêu trong nhà chúng tôi, Grumpy Cat còn khiến cho hàng triệu người trên thế giới mỉm cười – ngay cả trong những khoảnh khắc mệt mỏi khó khăn nhất.
Cô mèo sẽ sống mãi trong trái tim người hâm mộ ở khắp nơi.
Thông báo từ Gia đình của Grumpy – Tabatha, Bryan và Chyrstal”.
Video đang HOT
Bài đăng chỉ sau 1 giờ đã nhận về hơn 50k lượt bày tỏ cảm xúc từ cộng đồng mạng, từ Buồn bã, Yêu thương hay chỉ đơn giản là ấn Thích như một cách để cảm ơn vì đã báo tin.
Mọi người sẽ nhớ về bản mặt nhăn nhó nhưng siêu cute của Grumpy qua những tấm ảnh
“Hãy yên nghỉ – Cảm ơn cô mèo cáu kỉnh đã đến thế giới này và khiến nó tươi đẹp hơn” – một người dùng đã bình luận.
Không chỉ có vẻ mặt cau có khiến dân tình phát sốt, câu chuyện đằng sau của Grumpy Cat cũng rất cảm động. Nhìn mặt cô mèo này, chẳng ai nghĩ là nó có thể vui vẻ. Tuy nhiên theo tiết lộ của chủ nhân – cô Tabatha Bundeson thì bé mèo lại rất tinh nghịch và yêu đời.
Nó có tên thật là Tardar Sauce, được cô chủ đón về vảo năm 2012. Cặp đôi “boss cau có và sen” lúc ấy sống khá chật vật với khoản tiền lương ít ỏi từ công việc phục vụ bàn của Tabatha ở bang Arizona. Nhưng khi anh trai của cô Tabatha chụp ảnh của mèo Tardar và đăng lên Internet (đầu tiên trên cộng đồng Reddit) thì tất cả mọi thứ đã thay đổi.
Có ai ngờ, khuôn mặt cau có ấy sẽ đem lại nụ cười cho cư dân mạng và niềm hạnh phúc cho chủ nhân. Biểu cảm “siêu ngầu” khiến bức ảnh Grumpy Cat lan truyền khắp Internet chỉ vài ngày sau.
Boss nào sen đó!
Phần còn lại thì như chúng ta đã biết, Grumpy Cat trở thành hiện tượng truyền thông, được in ảnh lên áo thun, đồ chơi, thậm chí là gương mặt thương hiệu cho hãng thức ăn thú cưng Friskies và có 1 chương trình truyền hình cho riêng mình mang tên “Kì nghỉ Giáng sinh tồi tệ nhất của Grumpy Cat” (chắc là siêu cau có luôn)! Sau khi vụt sáng thành vì sao, mèo cau có đã giúp chủ nhân nó… thôi việc tại cửa hàng, ở nhà đếm tiền và “cung phụng” cho boss.
Dù vậy, đã 7 năm dài trôi qua kể từ lần đầu tiên Grumpy khuấy đảo mạng xã hội. Từ ngày 14/5/2019, Grumpy Cat sẽ không còn cáu kỉnh hay nhăn nhó nữa, em đã yên nghỉ trong tình yêu thương của gia đình và của fan hâm mộ trên toàn thế giới.
Theo TTVN
Chuyện người đầu tiên trên thế giới đông lạnh cơ thể, chờ hồi sinh
52 năm trước, một giáo sư tâm lý học người Mỹ đã bày tỏ mong muốn được đông lạnh toàn bộ cơ thể để mong một ngày công nghệ có thể giúp ông hồi sinh.
Theo Quartz, giáo sư James Hiram Bedford là người qua đời vào ngày 12.1.1967 vì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ông là người đầu tiên được đông lạnh và lưu giữ vĩnh cửu chờ ngày hồi sinh.
Bedford là người đầu tiên trong 300 người hiện đang được bảo quản tại 3 trung tâm đông lạnh trên thế giới, bao gồm Alcor, bang Arizona; Viện Cryonics ở Michigan và KrioRus gần Moscow.
Hiện có 3.000 người khác vẫn đang chờ đến lượt đông lạnh một khi qua đời.
Vào thời điểm năm 1967, con người chỉ mới biết cách đông lạnh các tế bào nhỏ, chưa từng thử nghiệm đông lạnh toàn bộ cơ thể.
Để thực hiện theo đúng di chuyển của Bedford, các y tá đã phải đi khắp nơi thu thập đá khô. Một nhóm chuyên gia sau đó tiêm chất chống đông vào máu của giáo sư Mỹ.
Cơ thể được đặt bên trong một thùng chứa đầy đá khô ở nhiệt độ âm -78,5 C, trước khi đưa vào một môi trường nitơ lỏng ở mức -196 độ C.
Trong 27 năm sau đó, buồng chứa thi hài Bedford cùng nitơ lỏng không ngừng được di chuyển, vì vấn đề chi phí cũng như mâu thuẫn trong nội bộ gia đình.
Năm 1982, cơ thể của Bedford được giao cho Quỹ mở rộng cuộc sống Alcor và Quỹ này đã bảo quản cơ thể Bedford đến tận ngày nay.
Alcor hiện là một trong ba tổ chức cung cấp dịch vụ đông lạnh cơ thể.
Trong 52 năm đông lạnh, người ta chỉ nhìn thấy Bedford được một lần. Năm 1991, Quỹ Alcor chuyển cơ thể Bedford sang một buồng nitở lỏng mới.
Báo cáo khi đó có nhiều thông tin không mấy tốt đẹp. Phần thân trên và cổ, cũng như cánh tay bị đổi màu giống như nhiễm trùng.
Mũi của Bedford bị xẹp do bị nén bởi một phiến đá khô trong quá trình làm lạnh và da trên ngực bị nứt. Nếu một ngày Bedford được hồi sinh, cơ thể ông chắc chắn sẽ không được như ban đầu.
Đối với các nhân viên làm việc tại Quỹ Alcor, Bedford là một người đàn ông tuyệt vời mà họ sẽ còn tiếp tục bảo quản trong hàng chục năm tới.
"Tôi không thể mô tả được cảm xúc của mình khi thấy ông vẫn như đang ngủ bên trong buồng nitơ lỏng", cựu chủ tịch Alcor, Mike Darwin viết. "Dù chuyện gì xảy ra, ông vẫn được đông lạnh trong ngần ấy năm".
Theo các chuyên gia, vì là người đầu tiên tình nguyện đông lạnh nên Bedford được bảo quản chưa tốt. Chất chống đông lạnh dimethyl sulfoxide, từng được cho là hữu ích đối với phương pháp đông lạnh lâu dài, nay không còn được sử dụng nữa. Chất này có thể tạo ra những tổn thương não cho Bedford trong suốt quá trình đông lạnh.
Ngày nay, dịch vụ đông lạnh cơ thể tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ, nên chỉ có một số ít người giàu có là có điều kiện đăng ký tham gia.
Người ta tiếp tục bảo quản thi hài ở nhiệt độ -196 độ C mà chưa biết bao giờ có thể hồi sinh người chết.
Theo saostar.vn
Truyện cười bốn phương: Báo tin Một người muốn báo tin buồn cho vợ một đồng nghiệp vừa qua đời vì tai nạn, nhưng không biết phải nói thế nào: Ảnh minh họa - Này Mary, có phải hôm nay chồng cô mặc bộ vét mới đi làm không? - Đúng, vì chiều nay chúng tôi định đi dự tiệc. - Ồ, tôi hi vọng cô sẽ không bao...