GROBEST chuẩn bị ra mắt giải pháp giúp người nuôi tôm chủ động bảo vệ trước EMS
Hội chứng Tôm chết sớm (EMS) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm.
Trong những năm qua, các chuyên gia, đơn vị nghiên cứu, cũng như người nuôi tôm Việt đã và đang “đau đầu” để tìm ra giải pháp hiệu quả nhằm chặn đứng dịch bệnh này.
EMS – “Chướng ngại vật” khó nhằn trong hành trình nuôi tôm về đích
Hội chứng Tôm chết sớm (EMS) còn được gọi là Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Tác nhân gây bệnh là một số chủng vi khuẩn Vibrio mang gen PirA và PirB, có khả năng sinh ra độc tố phá vỡ cấu trúc bình thường của gan tụy dẫn đến hoại tử. EMS đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi tôm và ngành thủy sản không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trong khu vực.
Tôm nhiễm EMS có gan tụy nhợt nhạt, bị teo đáng kể và ruột có biểu hiện bị đứt khúc hoặc trống rỗng. Một dấu hiệu nhận biết khác nữa là vỏ tôm thường mềm. Đôi khi có thể nhìn thấy các đốm hoặc vệt đen bên trong gan tụy. Thông thường, EMS có thể bùng phát trong vòng 10 đến 45 ngày kể từ khi đưa tôm giống vào ao nuôi, diễn biến rất nhanh và gây tỷ lệ chết đặc biệt cao (lên đến 80 – 90% trong vòng 3 – 5 ngày sau khi xuất hiện dấu hiệu bệnh lý).
Ở tôm thẻ chân trắng nhiễm EMS, màu sắc gan tụy nhạt so với tôm bình thường (trên cùng).
Anh T.T.P (một người nuôi tôm lâu năm ở Bạc Liêu) cho biết: “EMS luôn ám ảnh chúng tôi trong tháng đầu tiên thả tôm giống. Nếu lỡ ao nuôi xuất hiện dịch bệnh này, gần như không thể tránh khỏi việc mất trắng, bỏ vụ. Bà con hiện không mong gì hơn là tìm ra một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa hiệu quả EMS, giúp tôm khỏe mạnh, về đích an toàn và thành công.”
Kỳ vọng về một giải pháp thỏa lòng người nuôi tôm
Theo các chuyên gia hàng đầu về nuôi tôm, việc phòng ngừa EMS cần được thực hiện sớm và đều đặn. Hiện giải pháp ngăn ngừa EMS bao gồm việc kết hợp các biện pháp sau: Một là sử dụng con giống sạch bệnh và cải tạo ao nuôi kỹ lưỡng để loại yếu tố nguy cơ ngay từ ban đầu. Hai là quản lý tốt các điều kiện môi trường của ao nuôi, bởi nắng nóng kéo dài, nhiệt độ và độ mặn trong ao nuôi tăng cao là điều kiện thuận lợi để EMS bùng phát. Và ba là một chế độ ăn giúp nâng cao sức khỏe gan tụy và sức đề kháng của tôm trong tháng đầu tiên, vốn là thời gian tôm có nguy cơ mắc EMS cao nhất.
Video đang HOT
Nhằm đồng hành với người nuôi tôm Việt Nam trong việc giải bài toán khó về EMS, Grobest Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nghiên cứu và đưa ra các sáng kiến mới để phòng ngừa hiệu quả hội chứng nguy hiểm này. Vậy nên, vào ngày 21/02/2022 tới đây, Grobest sẽ chính thức tung ra thị trường một sản phẩm thức ăn chức năng mới với công thức và phụ gia độc quyền giúp kích hoạt khả năng miễn dịch, phòng ngừa các nguy cơ gây EMS. Chia sẻ về sản phẩm mới này, đại diện Grobest Việt Nam cho biết: “Đây được xem là dòng thức ăn cho tôm tiên phong trên thị trường, có tác dụng như một “lá chắn trực tiếp” cho tôm trước EMS. Sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu của Grobest nghiên cứu và phát triển, hứa hẹn sẽ giúp người nuôi tôm nhẹ nỗi lo, an tâm trước những diễn biến thất thường trong mùa vụ mới, thúc đẩy nuôi tôm khỏe – về đích”.
Được thành lập từ năm 1974 tại Đài Loan – “cái nôi” của ngành nuôi trồng thủy sản thế giới, với hơn hai thập kỷ đồng hành cùng người nuôi tôm Việt Nam, Grobest luôn duy trì vị thế dẫn đầu trong việc nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm thức ăn chức năng hiệu quả cao có nguồn gốc tự nhiên, không chứa chất kháng sinh nhằm hướng đến việc nuôi trồng bền vững và thân thiện với môi trường. Điển hình là dòng thức ăn chức năng Super Shied với khả năng tăng cường sức khỏe gan tụy, tăng sức đề kháng và là một trong các giải pháp quen thuộc với người nuôi tôm trong nước, giúp phòng ngừa và chặn đứng những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn ở tôm. Song song đó, các dòng sản phẩm khác như Vannamei, Gold Shield… cũng được đánh giá rất cao về chất lượng, đảm bảo sức khỏe toàn diện cho tôm.
Các sản phẩm từ Grobest – chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng thủy sản – đã được người nuôi tôm Việt Nam tin dùng suốt hơn 20 năm qua.
Người nuôi tôm quan tâm đến sản phẩm này có thể theo dõi những thông tin mới nhất được cập nhật liên tục tại fanpage https://www.facebook.com/GrobestVietnam
Doanh nghiệp thủy sản vượt khó đón cơ hội
Năm 2021, dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp ngành thủy sản, nhưng các công ty ngành này có kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc.
Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để doanh nghiệp thủy sản đón năm 2022 với kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng.
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần thủy sản Minh Phú, Hậu Giang. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Cánh cửa xuất khẩu rộng mở
Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình nhận định, triển vọng ngành thủy sản năm 2022 dự kiến tiếp tục lạc quan, với kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 9 tỷ USD.
Theo các chuyên gia phân tích của công ty chứng khoán này, kinh tế thế giới phục hồi và mở cửa trở lại, đặc biệt Mỹ và châu Âu nhờ đẩy mạnh tiêm vaccine sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản còn được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại đa phương, song phương. Ngay khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, một số mặt hàng tôm Việt Nam xuất khẩu sang EU có mức thuế suất 12-20% sẽ về 0% như tôm sú đông lạnh...
Đối với cá tra, EVFTA giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, thuế cơ bản của cá tra phile tươi, ướp lạnh giảm từ 9% xuống 0%; cá tra phile đông lạnh giảm từ 5,5% xuống còn 0%; các sản phẩm cá tra chế biến giảm từ 14% xuống còn 0% trong vòng 3 năm.
Riêng Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) và Công ty cổ phần Nam Việt (mã chứng khoán: ANV) được áp dụng mức thuế chống bán phá giá 0 USD/kg khi xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ trong đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) trong khi các doanh nghiệp khác vẫn ở mức không đổi 2,39 USD/kg.
Với những yếu tố thuận lợi từ sự phục hồi xuất khẩu và hưởng lợi từ EVFTA, UKVFTA..., triển vọng lợi nhuận các doanh nghiệp được dự báo có tiến triển tích cực hơn trong thời gian tới.
Dù vậy bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp thủy sản cũng phải đối mặt với khó khăn từ việc giá nguyên liệu tăng. Cụ thể giá cá tra nguyên liệu và giá tôm thẻ tăng so với cùng kỳ 2020 do chi phí vận chuyển tăng vì thiếu tàu và thiếu vỏ container dưới tác động bởi dịch COVID-19, cộng với giá dầu tăng.
Bên cạnh đó là tình hình phục hồi khả năng cung ứng từ các thị trường khác như Ấn Độ, Ecuado, Thái Lan và Indonesia sau đại dịch.
Vượt khó
Thực tế, những khó khăn của ngành thủy sản đã bộc lộ rất rõ trong năm 2021. Dù vậy, doanh nghiệp ngành này vẫn đạt được kết quả tăng trưởng vượt bậc, thậm chí có doanh nghiệp còn đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao nhất lịch sử hoạt động.
Có thể kể đến trường hợp Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC). Quý IV/2021, doanh nghiệp này có doanh thu vượt mốc 1.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 110 tỷ đồng; lần lượt tăng 19% và 74% so với cùng kỳ năm 2020.
Biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện từ 13% lên 14% là yếu tố thúc đẩy lợi nhuận. Nguyên nhân biên lợi nhuận gộp tăng chủ yếu là nhờ thu hoạch tôm tự nuôi làm hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng lợi nhuận chung.
Lũy kế cả năm, Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta có doanh thu đạt mức kỷ lục gần 5.200 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế cũng lên mức cao nhất trong lịch sử hoạt động với 289 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Camimex Group (mã chứng khoán: CMX) cũng báo cáo doanh thu quý IV/2021 tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước đó và lợi nhuận tăng 24% lên 24 tỷ đồng. Tính cả năm doanh nghiệp này có doanh thu 2.190 tỷ đồng, lãi gần 83 tỷ đồng, lần lượt tăng 54% và 38% so với năm liền trước.
Đối với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC), đây là doanh nghiệp đầu ngành cá tra. Trong quý IV/2021, doanh thu hợp nhất của công ty đạt 2.693 tỷ đồng tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020; lãi ròng tăng đến 171% đạt 455 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận quý cao nhất kể từ giữa năm 2018 đến nay.
Doanh nghiệp cho biết, thị trường xuất khẩu đều phục hồi mạnh vào cuối năm, đặc biệt là Mỹ. Doanh thu xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 1.200 tỷ đồng, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế cả năm, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn có doanh thu lên 9.054 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.110 tỷ đồng,lần lượt tăng tăng 29% và hơn 54% so với năm trước đó.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán An Bình, xuất khẩu thủy sản năm 2021 vượt khó ngoạn mục và có sự bứt phá vào quý cuối năm.
Năm 2021, ngành thủy sản đã trải qua những cung bậc thăng trầm vì dịch COVID-19. Nửa đầu năm, xuất khẩu thủy sản khá thuận lợi nhờ thị trường hồi phục, sản xuất trong nước ổn định. Tuy nhiên, quý III/2021, ngành thủy sản đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn do giãn cách xã hội diện rộng. Quý cuối năm 2021, ngành đã có sự phục hồi bứt phá.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn là tôm chiếm tới 43,87%, cá tra chiếm 17,32%.
Năm 2021, giá thức ăn và cá tra duy trì mức cao và tăng giá liên tục làm giá thành nuôi cá tra gia tăng đáng kể, nhưng giá xuất khẩu cá tra lại gặp khó trăm bề từ yếu tố thị trường, cước vận chuyển và hàng rào kiểm soát COVID-19.
Dù có nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp thủy sản đã vượt qua, nhờ đó tạo ra kỳ vọng tăng trưởng lớn trong năm nay.
Trên thị trường chứng khoán, hầu hết cổ phiếu ngành thủy sản có dấu hiệu điều chỉnh sau một năm tăng giá mạnh. Cụ thể, từ đầu năm tới chốt phiên giao dịch 11/2, FCM giảm 12%, MPC giảm hơn 3%, ANV giảm 8,1%, CMX giảm gần 10%. Trong khi đó, VHC đi ngược xu hướng của ngành khi tăng gần 9%.
Xuất khẩu thủy sản qua Mỹ tăng kỉ lục, sang Trung Quốc giảm kỷ lục Năm 2021, xuất khẩu thủy sản cuối năm lội ngược dòng cán đích 8,9 tỉ USD, tăng 6% so với năm 2020. Nhưng thị trường Trung Quốc có mức giảm kỷ lục trong 5 năm qua, lên đến con số 17%. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở các...