Greenland: Nếu Trung Quốc được phép xây sân bay, căn cứ quân sự Mỹ tại gặp nguy
Một số nhà phân tích e ngại một sân bay do Trung Quốc xây dựng sẽ là mối nguy cho căn cứ không quân quan trọng của Mỹ tại Greenland.
Hiện diện của Trung Quốc tại Greenland có thể đem đến phiền phức – Ảnh: Getty Images
Nền kinh tế của đảo Greenland, khu tự trị của Vương quốc Đan Mạch, chủ yếu dựa vào dịch vụ hàng không. Vì vậy mà chính quyền địa phương có ý định xây thêm một sân bay mới với chi phí ước tính khoảng 560 triệu USD.
Trang Defense News cho biết Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) đã đưa ra lời đề nghị xây sân bay cho Greenland. Trong khi Đan Mạch phản đối với lý do an ninh quốc gia, thì chính quyền đảo tự trị lại khẳng định đề nghị của CCCC được xem xét nghiêm túc.
Trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách tăng kiểm soát các tuyến thương mại toàn cầu khi mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Bắc cực, một số chuyên gia lo rằng đầu tư của cường quốc châu Á sẽ đe dọa đến căn cứ Thule (Greenland) của không quân Mỹ.
Căn cứ không quân Thule - Ảnh: Getty Images
Theo giáo sư Jon Rahbek-Clemmensen thuộc Học viện Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch: “Sự hiện diện của Trung Quốc tại Greenland đem lại phiền phức cho chỗ đứng của Mỹ. Trung Quốc có thể gây áp lực buộc chính quyền đảo yêu cầu lực lượng Mỹ rời khỏi, hoặc đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc đồn trú”.
Một quan chức cấp cao Đan Mạch cũng bày tỏ: “Chúng tôi rất e ngại. Trung Quốc không nên có mặt ở Greenland”.
Đan Mạch có ký một hiệp ước năm 1951 cho phép Mỹ hiện diện tại Greenland. Mặc dù chính sách đối ngoại cùng an ninh của khu tự trị do chính quyền Copenhagen xử lý, nhưng đầu tư từ doanh nghiệp nước ngoài lại là vấn đề khó phân định. Trước đó vào năm 2016, Đan Mạch dưới sự thúc ép từ Washington đã ngăn không cho một doanh nghiệp Trung Quốc mua lại một công trình hàng hải trên đảo.
Greenland (tô đỏ) nằm trong tuyến di chuyển từ châu Âu sang Bắc Mỹ ngắn nhất, nên có vai trò chiến lược rất quan trọng với Washington - Ảnh: Internet
Video đang HOT
Tiềm năng đầu tư từ Trung Quốc còn đem lại căng thẳng chính trị cho Greenland. Khu tự trị đang cố gắng lập chính quyền mới, sau khi liên minh cầm quyền sụp đổ vì bất đồng về cách thức thực hiện hàng loạt dự án cơ sở hạ tầng, trong đó có sân bay mới. Đảng cánh tả Naleraq rời bỏ liên minh để phản đối khả năng để chính quyền Copenhagen tài trợ thay vì Trung Quốc.
Cẩm Bình (theo Newsweek)
Theo motthegioi
Điều chỉnh hướng chảy Nord Stream-2, Moscow lại hiểu luật chơi!
Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Moscow quyết không để Nord Stream-2 bị tắc, chứng tỏ Nga rất hiểu luật chơi và luôn tôn trọng luật chơi...
Ngày 10/8, liên danh các nhà thầu Dự án Dòng chảy Phương Bắc-2 (Nord Stream-2) cho biết đã nộp đơn xin chuyển hướng dòng chảy, bởi lẽ một đạo luật của Đan Mạch có thể khiến Nord Stream-2 bị đình lại.
Đạo luật có hiệu lực từ tháng 1/2018 cho phép chính phủ Đan Mạch từ chối bất kỳ đường ống dẫn dầu-khí nào đi qua vùng lãnh hải quốc gia này, nếu làm nguy hại tới chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của Đan Mạch.
Nord Stream-2 gặp quá nhiều rào cản
Trong tuyên bố, Tổ hợp các nhà thầu Nord Stream-2 nêu rõ: "Đạo luật mới trao cho Bộ Ngoại giao Đan Mạch quyền chấp nhận hoặc từ chối các dự án đường ống dẫn dầu-khí và các dự án cơ sở hạ tầng khác đi ngang lãnh thổ nước này.
Do từ tháng 1/2018 đến nay, phía Đan Mạch không trả lời bất cứ yêu cầu nào của tổ hợp các nhà thầu Nord Stream-2, nên Ban quản lý dự án quyết định tìm kiếm các tuyến dẫn thay thế ở ngoài vùng lãnh thổ của Đan Mạch".
Theo thiết kế - cả trong dự án tiền khả thi và khả thi - hướng dòng chảy của Nord Stream-2 sẽ đi qua phía nam đảo Bornholm ở Biển Baltic, nằm trong vùng lãnh hải của Đan Mạch và điều đó khiến Nord Stream-2 gặp rào cản pháp lý.
Vì vậy, Nord Stream-2 phải có hướng chảy mới và theo Ban quản lý dự án, tuyến dẫn mới dài 175 km sẽ đi qua phía tây bắc đảo Bornholm, tránh được vùng lãnh hải của Đan Mạch và chỉ băng qua vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Mà theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Đan Mạch không có quyền phản đối đường dẫn mới của Nord Stream-2, vì tuyến dẫn mới cách xa vùng đất liền của Vương Quốc Đan Mạch.
Theo thông tin mới nhất từ chính phủ Đan Mạch thì Cơ quan Năng lượng nước này đang xử lý đơn yêu cầu của Ban quản lý dự án về việc nắn tuyến đường dẫn mới cho Dòng chảy phương Bắc-2.
Xin nhắc lại ngày 30/11, Quốc hội Đan Mạch đã phê chuẩn dự luật cho phép ngăn việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt của Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 nằm trong lãnh hải nước này, theo báo Berlingske Tidend.
Dự luật được thông qua nằm trong quá trình xây dựng các đạo luật liên quan đến đối ngoại, an ninh và quốc phòng.
Dự luật cho phép chính phủ Đan Mạch được quyền từ chối việc lắp đặt cáp điện và đường ống dẫn dầu-khí đi qua lãnh hải của Đan Mạch.
Dòng chảy phương Bắc-2 dài 1.220 km chạy dưới biển Baltic, đảm bảo cung cấp khí đốt của Nga cho EU, sở hữu bởi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và Công ty xây dựng Nord Stream 2 AG của Thuỵ Sĩ làm chủ đầu tư.
Nord Stream-2 được điều chỉnh hướng dòng chảy nhằm tránh rào cản từ Đan Mạch
Hướng đi và cấu trúc đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc-2 có thiết kế giống như Dòng chảy phương Bắc-1.
Theo đó, Nord Stream-2 sẽ đi qua vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của 5 quốc gia là Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch và Đức.
Nord Stream-2 đã gặp rất nhiều cản trở do sự không đồng tình của các bên liên quan và cả không liên quan. Ukraine và Ba Lan cùng 7 quốc gia Đông Âu khác phản đối vì an ninh năng lượng, còn các nước Bắc Âu phản đối vì môi trường.
Để triển khai dự án, chủ đầu tư phải được sự cho phép của Phần Lan, Thuỵ Điển và Đan Mạch. Song chính phủ Đan Mạch đã không đồng ý xem xét các văn bản đề xuất về xây dựng dự án khí đốt này, lý do từ chối là bảo vệ môi trường và an ninh.
Khi việc từ chối được Copenhagen luật hoá khiến Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 càng gặp trở ngại lớn hơn và không dễ hoá giải. Bởi như vậy thực ra Nord Stream-2 được nhận diện là trở ngại từ chính sách chứ không phải từ bản thân dự án.
Cho đến nay, những rào cản với Dòng chảy phương Bắc-2 liên quan tới cả ba yếu tố là chính trị, kinh tế và pháp lý, trong đó yếu tố chính trị và kinh tế thì có thể được giải quyết bởi chủ đầu tư, khi "dùng lợi ích phá rào cản".
Tuy nhiên, với rào cản pháp lý thì không hề đơn giản. Giới chuyên gia pháp lý EU từng nhận định Dự án Dòng chảy phương Bắc-2 không chắc chắn về mặt pháp lý - hành lang pháp lý vốn đã hẹp lại còn quá nhiều rào cản.
Đó chính là nguyên nhân của hiện tượng cứ phá được rào cản này thì rào cản khác lại được dựng lên, khiến cho cả những thực thể được hưởng lợi ích từ dự án này cũng ngần ngại trong việc kết hợp với Moscow phá rào.
Khi một "EU Bắc Âu" ngăn cản Nord Stream-2 đã khiến cho giới đầu tư hoài nghi về tính khả thi của các dự án quốc tế mà Moscow xây dựng, tham gia hay sở hữu, dù luôn dựa trên phương châm các bên tham gia cùng có lợi.
Bởi Dự án khổng lồ Dòng chảy phương Nam khi đang triển khai thì đã bị đình lại bởi Bulgaria, khiến cho 4,5 tỷ USD mà Nga và các đối tác đã đầu tư gần như đắp chiếu và đến nay thì coi như Nga đã mất trắng khoản tiền ứng trước cho dự án này.
Nga rất hiểu luật chơi và luôn tuân thủ luật chơi
Dư luận từng đặt vấn đề: Nga chưa hiểu luật chơi hay bị đối phương chơi xấu?
Bởi khi xác lập dự án thì rất dễ dàng và đều quyết tâm cao, song khi bắt tay vào triển khai thì mọi việc luôn bị ách tắc từ phía đối tác, làm cho Nga thiệt hại rất nhiều.
Song Moscow quyết không để lặp lại "một Southern Stream" với Nord Stream-2. Bởi theo Giám đốc kỹ thuật Nord Stream-2 AG Sergei Serdyukov, đề phòng nguy cơ không thể phá rào từ Đan Mạch, Ban quản lý dự án đã có phương án thay thế.
Nay phương án thay thế đã được sử dụng giúp Nord Stream-2 vượt mọi rào cản để có thể sớm thông dòng.
Dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Moscow quyết không để Nord Stream-2 bị tắc, chứng tỏ Nga rất hiểu luật chơi và luôn tôn trọng luật chơi.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Thiên thạch nổ cực mạnh phía trên căn cứ không quân Mỹ Một vụ nổ thiên thạch với đương lượng nổ khoảng 2,1 kiloton (tương đương một quả bom hạt nhân cỡ nhỏ) đã xảy ra phía trên căn cứ không quân Thule của Mỹ ở Greenland. Vụ nổ thiên thạch xảy ra ở độ cao hơn 43km phía trên căn cứ không quân Mỹ. (Ảnh: Twitter) Ron Baalke, chuyên gia thám hiểm vũ trụ...