“Green Working Corner”, thiết kế góc học tập từ vật liệu tái chế
Cuộc thi Thiết kế xanh, chủ đề “ Green Working Corner” do trường ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH) tổ chức dành cho sinh viên tất cả các trường đại học tại TP. HCM.
Chủ đề năm nay là thiết kế, kiến tạo không gian góc học tập từ vật liệu tái chế. “Góc học tập và làm việc trong một không gian “xanh” được hiểu theo nghĩa rộng là gần gũi với thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, không gian linh hoạt đa chức năng, tái sử dụng vật liệu một cách hiệu quả nhất, đem lại cho con người cảm hứng làm việc, tăng năng suất lao động, sử dụng không gian làm việc một cách hiệu quả nhất”, đại diện Ban Tổ chức cho biết.
Phát động một cuộc thi thiết kế tại khoa Kiến trúc – Mỹ thuật (HUTECH).
Video đang HOT
Sinh viên tham gia cuộc thi theo hình thức cá nhân hoặc nhóm (tối đa 3 người/nhóm). Các sản phẩm dự thi phải được sáng tạo và thiết kế từ các vật liệu tái chế như: vỏ hộp sữa, lon nước ngọt, vỏ chai nhựa, giấy báo cũ, ống hút, gỗ vụn… Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ chi phí 200.000 đồng cho mỗi thí sinh/nhóm thí sinh dự thi.
Sau vòng Sơ khảo, 20 tác phẩm sẽ được chọn trưng bày tại vòng Chung kết để Ban tổ chức tìm ra ý tưởng xuất sắc nhất. Tổng giải thưởng cuộc thi trị giá 20 triệu đồng.
Ngôi làng "không carbon" thân thiện với môi trường
BedZED là ngôi làng theo mô hình tiết kiệm năng lượng nằm ở vùng ngoại ô Hackbridge, London, Anh.
Ngôi làng có nhiều không gian xanh, sử dụng các vật liệu tái chế, các tính năng tiết kiệm năng lượng cũng như tái tạo ra các nguồn năng lượng sạch, mang lai nhiêu lơi ich bền vững cho con ngươi.
Những ngôi nhà ở đây được xây dựng theo một quy tắc vàng: không carbon. Nổi bật nhất là những chiếc quạt gió đầy màu sắc trên mái nhà, cung cấp lượng gió thụ động làm cho ngôi nhà luôn thoáng mát. Bên cạnh sáng kiến dùng quạt thông gió trên mái nhà, làng BedZED còn sử dụng các tấm pin thu năng lượng mặt trời, giúp tăng thêm 20% lượng điện. Khi dư thừa, nó mang lại lợi ích cho cả thành phố.
BedZED được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên hoặc tái chế. Gần như toàn bộ thép trong tòa nhà được tái sử dụng, phần lớn đến từ công việc tân trang tại nhà ga Brighton. Mặc dù BedZED là khu phát triển mật độ cao, nhưng hầu hết các ngôi nhà đều có không gian ngoài trời riêng tư. Những khu vườn xanh mướt trên mái đươc tân dung đê lây nguôn năng lương ngoai ra đêu đươc phu băng môt lơp thảm xơ dừa Sedum rộng lớn va cây xanh giup giam thiêu bưc xa măt trơi xuông mai nha.
Việc lắp đặt các cửa sổ lớn giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Vào mùa đông, để giữ ấm cho đôi chân, có hệ thống sưởi sàn từ nguồn điện hấp thụ được qua các tấm pin mặt trời. Hiệu quả của nước được tăng lên thông qua các thiết bị hiệu quả, thu gom nước mưa để xả nhà vệ sinh và làm sạch nước thải cục bộ.
Giao thông xanh được khuyến khích bằng cách không có đi ô tô đi trên những con đường, ưu tiên đi xe đạp và đi bộ, giảm chỗ đỗ xe ở vùng ngoại ô của khu vực, dịch vụ tổng hợp xe hơi và tích hợp tốt với hệ thống giao thông công cộng.
Tiết kiệm năng lượng lớn, không gian xanh phong phú, cộng đồng thân thiện và giá bán trên thị trường tiếp tục giữ cho ngôi làng BedZED mang tính biểu tượng ở nam London là nguồn cảm hứng cho các ngôi nhà không carbon trên toàn thế giới.
Ngôi nhà sinh thái được xây từ phế liệu Ngôi nhà là một công trình được làm từ rác và phế liệu như: lốp xe cũ, chai lọ đến lon nước và cánh cửa cũ, do cặp vợ chồng Laura Davies và David Buchanan xây dựng ở miền nam Tây Ban Nha. Trong quá trình tìm kiếm, họ phát hiện mô hình nhà sinh thái làm từ vật liệu tái chế có...