Grealish, Ronaldo & 9 cầu thủ sở hữu nhãn hàng thời trang riêng
Tân binh 100 triệu bảng của Man City, Jack Grealish, vừa trình làng bộ sưu tập quần jeans và áo phông mang thương hiệu cá nhân kết hợp cùng Boohoo Men.
Màn “ra mắt” ấy cũng gây ồn ào không kém màn ra mắt của cầu thủ Grealish ở City. Nhưng thực ra, Grealish không phải là người đầu tiên làm điều này.
CRISTIANO RONALDO
Ronaldo bắt đầu lấn sân vào thời trang từ năm 2006, tức là khi anh vẫn chỉ là một ngôi sao trẻ đang lên, với việc mở một cửa hàng bán quần áo thời thượng. Nhưng anh chỉ thực sự tham gia sâu vào mảng này từ 2013, khi ra mắt thương hiệu underwear của cá nhân. Sau đó, anh còn tấn công sang cả mảng kính mắt, quần jean, giày dép và nước hoa. Thương hiệu CR7 của anh hiện được định giá 85 triệu bảng.
Hình ảnh Fuchs ăn mừng chức vô địch Premier League trên một chai vodka của NoFuchsGiven
Trên sân, Fuchs tỏ ra khá điềm đạm, nếu không muốn nói là không mấy nổi bật. Nhưng cựu cầu thủ của Leicester lại tỏ ra rất năng động trên thương trường, nhất là ở mảng thời trang. Nhãn hàng NoFuchsGiven của anh có trên áo khoác, quần dài, áo hoodie cũng như nước hoa. Fuchs “khởi nghiệp” từ năm 2016, trùng hợp làm sao cũng là năm Leicester đăng quang chức vô địch Premier League.
Cầu thủ của Man United ra mắt thương hiệu JLingz – cũng là biệt danh của anh – vào năm 2018. Sản phẩm chính là các mặt hàng liên quan tới thời trang hip hop. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên, JLingz đã lỗ 200.000 bảng. Nhiều huyền thoại của United, như Roy Keane và Gary Neville, cho rằng chính việc mải mê phát triển thương hiệu thời trang cá nhân đã khiến Lingard không thể toàn tâm toàn ý cho bóng đá.
Không có gì đáng ngạc nhiên, Beckham là một trong những cầu thủ bóng đá đầu tiên ghi dấu ấn trong thế giới thời trang. Thời còn là cầu thủ, anh là gương mặt đại diện của rất nhiều hãng thời trang tên tuổi. Sau đó, anh quyết định tự phát triển thương hiệu thời trang cá nhân. Nhưng phi vụ thành công nhất của Beckham là hệ thống nhà may The Garrison Tailors. Trang phục của các diễn viên trong serie nổi tiếng Peaky Blinders chính là do Garrison cung cấp.
Video đang HOT
Messi làm mẫu cho một sản phẩm của Messi Store
So với Ronaldo, Messi hay bị chê là “nhà quê”, chẳng biết gì về thời trang. Nhưng điều đó không ngăn được anh phát triển thương hiệu thời trang xa xỉ mang tên mình, Messi Store, vào năm 2016. Giám đốc sáng tạo của Messi Store là Ginny Hilfiger, phải bạn đoán đúng rồi, là em gái của nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Tommy Hilfiger. Messi Store bán quần áo đủ cả, nhưng nổi bật có những chiếc khăn tắm giá 29 bảng, hay những bộ áo khoác mặc ở nhà giá 50 bảng.
ZLATAN IBRAHIMOVIC
Ibra ra mắt thương hiệu thời trang bình dân A-Z vào năm 2016. Tuy nhiên, Chỉ sau 2 năm, dự án này của ngôi sao người Thụy Điển đã phá sản. Công ty của anh lỗ tới 18 triệu bảng do không kiểm soát được chi phí marketing. Sự nổi tiếng của Ibra rốt cuộc cũng không có nhiều tác dụng ở đây.
Logo của MDC phỏng từ cách ăn mừng bàn thắng của Memphis Depay
MDC – Memphis Depay Clothing – bán những chiếc áo phông giá 50 bảng và những chiếc hoodie giá 85 bảng. Đương nhiên nó là một sản phẩm của Memphis Depay, ngôi sao của Barca. MDC ra mắt từ năm ngoái, với logo là hình ảnh ăn mừng bàn thắng quen thuộc của Depay – mắt nhắm, hai tay bịt tai. Thông điệp là đừng quan tâm tới ý kiến của những kẻ khác.
Trong 12 năm khoác áo Man United, số 5 coi như đã trở thành một phần của thương hiệu Rio Ferdinand. Và số áo này cũng là cảm hứng để anh tạo ra thương hiệu thường trang cá nhân Five Supply. Giá các sản phẩm của Five Supply rât bình dân, ví dụ một chiếc áo phông chỉ có giá 14 bảng, một chiếc quần hộp giá 13 bảng, còn mũ len thì chỉ có giá 3 bảng.
Akinfenwa trong một chiếc áo của Beast Mode On
Akinfenwa vẫn được gọi một cách trìu mến là… “Quái vật” (Beast). Chủ yếu là vì anh… quá khỏe, và điều này đã được thừa nhận một cách chính thức trong game bóng đá FIFA khi tiền đạo của Wycombe Wanderers là người có chỉ số sức mạnh cao nhất. Việc Akinfenwa đặt tên cho thương hiệu thời trang của mình là “Beast Mode On” (tạm dịch là “Bật chế độ quái vật) cũng là dễ hiểu.
Siêu tuyển trạch viên Piet de Visser
Trong giới tuyển trạch viên, không ai xứng được xếp làm huyền thoại hơn Piet de Visser. Ông chính là người đã phát hiện ra Ronaldo, Neymar, Kevin de Bruyne và là người được ông chủ Roman Abramovich của Chelsea tin tưởng mời làm cố vấn riêng.
Biệt tài phát hiện các ngôi sao
De Visser vốn theo đuổi nghiệp cầm quân. Nhưng số phận lại sắp đặt để ông trở thành tuyển trạch viên. Cách đây gần 30 năm, Di Visser phải bỏ dở nghề HLV vì mắc bệnh tim.
Người đàn ông 86 tuổi người Hà Lan này kể lại: "Hồi đó, tôi không may gặp phải vấn đề về tim mạch. Cha tôi từng mất sớm vì bị bệnh tim. Các bác sỹ cảnh báo có thể có ngày tôi cũng sẽ bị giống như cha tôi. Thế là tôi từ bỏ công việc HLV. Tôi đi du lịch khắp đây đó.
Rồi tôi tình cờ phát hiện ra tài năng của Ronaldo tại một giải đấu nhỏ ở St Brieux. Đó là phát hiện thay đổi cuộc đời tôi. Sau khi phát hiện Ronaldo, tôi muốn trở thành tuyển trạch viên để có thể phát hiện thêm nhiều tài năng khác nữa".
Nhờ có sự phát hiện của De Visser, PSV đã có được Ronaldo. Sau đó, cũng chính De Visser là người phát hiện ra tài săn bàn của Ruud van Nistelrooy. Van Nistelrooy lọt vào mắt xanh của De Visser hồi còn là tiền đạo 17 tuổi khoác áo đội bóng hạng Nhì của Hà Lan, Den Bosch.
Ronaldo, Ronaldinho và Neymar đều được De Visser khai phá
Khi De Visser lần đầu giới thiệu Van Nistelrooy cho PSV, phía PSV rất thờ ơ. Cũng dễ hiểu khi mà PSV đã có sẵn Ronaldo. Dù vậy, De Visser vẫn rất kiên định với niềm tin vào tài săn bàn của Van Nistelrooy. Nên sau khi Ronaldo chuyển từ PSV sang Barcelona, De Visser tiếp tục tiến cử Van Nistelrooy cho PSV. Nhờ đó mà về sau PSV có được chân sút thượng hạng và bán được Van Nistelrooy cho M.U với mức giá cao kỷ lục của CLB.
De Visser tiếp tục rất mát tay trong việc khai phá nhiều tài năng cho bóng đá thế giới. Tiêu biểu có thể kể đến Ronaldinho, David Luiz, Neymar, Kevin De Bruyne,...
Nhờ đâu mà De Visser có được thành công nổi bật trong lĩnh vực tuyển trạch như vậy? Một số người bảo chắc là De Visser có năng lực đặc biệt nào đó với lĩnh vực nào đó, hay nói nôm na là ông có "căn tuyển trạch". Bản thân De Visser thì vô tư tự nhận ông có tình yêu bóng đá cháy bỏng, nhất là bóng đá đẹp và có sự chăm chỉ vô tận dành cho bóng đá. Khi xem giò các cầu thủ trẻ, De Visser không chỉ theo dõi mỗi họ thể hiện trên sân đấu. Ông còn chịu khó thời gian quan sát họ thể hiện trên sân tập. De Visser chia sẻ: "Trên sân đấu, trình độ cầu thủ thể hiện ra nhiều. Còn trên sân tập, thái độ của họ được bộc lộ nhiều hơn".
De Visser tự xây dựng và tuân thủ các tiêu chí đánh giá cầu thủ cùng thang điểm riêng của mình. Mỗi bản theo dõi và đánh giá cầu thủ của De Visser, chỉ có 2 người có thể đọc hiểu được: bản thân ông và thư ký của ông.
Vị thế đặc biệt
Tiếng lành đồn xa, De Visser được mời làm tuyển trạch viên cho Chelsea. Biệt tài nhìn người của De Visser khiến ông chủ Roman Abramovich của Chelsea vô cùng ấn tượng. Abramovich đánh giá nếu De Visser mà chỉ làm mỗi tuyển trạch viên thì phí phạm biệt tài này. Thế là Abramovich đôn luôn De Visser làm cố vấn riêng của mình.
Piet de Visser miệt mài đi tìm tài năng bóng đá suốt 3 thập kỷ qua
De Visser không chỉ giới thiệu cho Chelsea mua Arjen Robben từ PSV. Ông còn giới thiệu HLV Guus Hiddink với Abramovich trước khi Hiddink được bổ nhiệm làm HLV của ĐT Nga vào năm 2006. Ông còn tiến cử Frank Ernesen với Abramovich để Ernesen được bổ nhiệm làm GĐTT của Chelsea vào năm 2005, bất chấp sự phản đối của HLV Jose Mourinho khi ấy.
De Visser còn được Abramovich chọn mặt gửi vàng với nhiệm vụ xây dựng hệ thống đào tạo trẻ của Chelsea. De Visser chiếm trọn lòng tin của Abramovich tới mức tiếng nói của ông có ảnh hưởng tới quyết định Chelsea sa thải HLV Luiz Felipe Scolari vào tháng 2/2009. Sau khi theo dõi Scolari chỉ đạo các cầu thủ Chelsea trên sân tập, De Visser báo lên Abramovich chuyện các bài trên sân tập của Scolari quá nghèo nàn.
Mourinho đánh giá về De Visser: "Về khoản tuyển trạch thì tôi không bao giờ có thể làm được như ông ấy. Khát vọng tìm sao và biệt tài tìm sao của ông ấy đúng là vô giá". Một người vốn mấy lần xung khắc quan điểm với De Visser mà vẫn phải dành lời khen như vậy, đủ thấy De Visser đặc biệt thế nào.
Cầu thủ De Visser ấn tượng nhất
Trong biết bao tài năng đã được De Visser khai phá, De Bruyne là người khiến ông ấn tượng nhất. De Visser chia sẻ: "Tôi bị chinh phục ngay từ lần chạm bóng đầu tiên của De Bruyne. Cậu ấy tiệm cận điểm 10. Và tôi thì chưa chấm điểm 10 với bất kỳ ai".
"Cầu thủ tự định đoạt sự nghiệp của mình"
Dù có công phát hiện ra nhiều tài năng bóng đá, De Visser vẫn luôn trung thành với quan điểm: "Tuyển trạch viên là người phát hiện ra tài năng của cầu thủ. Nhưng chỉ có bản thân cầu thủ mới định đoạt sự nghiệp của mình. Thành bại là do chính cầu thủ quyết định, không phải do tuyển trạch viên".
Messi tài trợ 50.000 liều vaccine Covid-19 Messi tài trợ 50.000 liều vaccine Covid-19, Netflix làm phim tài liệu về bạn gái Ronaldo... là những tin tức hậu trường đáng chú ý ngày 17/4. Messi tài trợ 50.000 liều vaccine Covid-19 Messi đã trao tặng 50.000 liều vaccine phòng Covid-19 cho các cầu thủ Nam Mỹ trong một kế hoạch giàu tham vọng nhưng gây tranh cãi. Cụ thể, ngôi...