GrabTaxi đủ điều kiện thí điểm kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng
Các tỉnh Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh sẽ được triển khai thí điểm dịch vụ của GrabTaxi.
Ngày 26-1, Bộ GTVT đã tổ chức hội nghị “triển khai kế hoạch thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng”.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo triển khai đề án. Ảnh: VIẾT LONG
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, cho biết đơn vị thí điểm là Công ty TNHH GrabTaxi và các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được cấp tại các tỉnh, TP thực hiện thí điểm, theo nội dung đề án GrabCar trình Bộ GTVT trước đó.
Theo ông Ngọc, những đơn vị trên không được cung cấp dịch vụ cho cá nhân: “Chỉ có doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải được phép tham gia đề án thí điểm; phải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng được cấp tại tỉnh, TP thực hiện thí điểm. Đối với lái xe, phải đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt, việc thí điểm chỉ triển khai đối với xe ô tô dưới chín chỗ ngồi có lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, được cấp phù hiệu xe hợp đồng, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật đối với loại hình xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng…” – ông Ngọc nói.
Đề án cũng quy định doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải phải ký thỏa thuận hợp tác với đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng để được cung cấp ứng dụng và cài đặt ứng dụng kết nối vào thiết bị di động cho lái xe được doanh nghiệp, hợp tác xã ủy quyền giao kết hợp đồng vận tải.
Video đang HOT
Hành khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hành khách theo hình thức xe ô tô hợp đồng dưới chín chỗ ngồi cần tải ứng dụng kết nối vào thiết bị di động. Khi đăng ký vào tài khoản, khách hàng sẽ được thông báo rõ các điều khoản, điều kiện dịch vụ kết nối, các quyền lợi, trách nhiệm trước khi sử dụng dịch vụ vận tải: “Đối với các đơn vị được thí điểm mà vi phạm sẽ xử nghiêm theo luật hiện hành” – ông Ngọc nói.
Theo Bộ GTVT thời gian gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một số ứng dụng phần mềm hỗ trợ việc kết nối giữa hành khách và đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách như GrabTaxi, LiveTaxi, TaxiChiềuVề, AdTOS, Vrada hay VinasunApp. Điều này phản ánh xu thế phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao thông vận tải của quốc tế và Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động này cũng bộc lộ một số bất cập, chưa phù hợp với quy định hiện hành về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Ngày 15-7-2015, Bộ GTVT đã nhận được văn bản đề nghị của Công ty TNHH GrabTaxi xin thí điểm dịch vụ trên. Sau khi tham khảo các bộ, ngành, Bộ GTVT đã trình Chính phủ đề án thí điểm. Ngày 19-10, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao Bộ GTVT triển khai đề án thí điểm nêu trên.
Đề án được triển khai nhằm mục tiêu đưa hoạt động kết nối dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin vào nề nếp và phù hợp với khuôn khổ pháp luật. Đồng thời tạo tiền đề cho việc triển khai các dự án ứng dụng khoa học công nghệ cho ngành vận tải trong tương lai, đặc biệt là sàn giao dịch vận tải; đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân về tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, cũng như xu hướng sử dụng thiết bị di động thông minh.
Thí điểm tại năm tỉnh Các tỉnh được thí điểm gồm Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh. Thời gian thí điểm hai năm (từ tháng 1-2016 đến tháng 1-2018). Trong quá trình triển khai thí điểm, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan để đánh giá kết quả và xem xét việc nhân rộng đề án trên phạm vi cả nước. Cho tới nay, Công ty TNHH GrabTaxi, với ứng dụng GrabCar là đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối đầu tiên và duy nhất được công nhận đủ điều kiện thực hiện đề án.
VIẾT LONG
Theo_PLO
Cần khung pháp lý rõ ràng
Tháng 8 năm 2015 Bộ Giao thông vận tải đã xin Chính phủ thí điểm thực hiện Đề án "Triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng" của công ty GrabTaxi Việt Nam.
Theo kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải, do Nghị định 86/2014/NĐ-CP về dịch vụ vận tải, chưa có qui định rõ về hợp đồng dịch vụ vận tải được thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu điện tử, nên Bộ giao thông vận tải đã đề nghị Chính phủ cho phép GrabTaxi được sử dụng thông điệp điện tử trong giao dịch thuê xe ô tô thay cho hợp đồng vận tải bằng văn bản theo qui định của Nghị định 86/2014/NĐ-CP. Nếu được Chính phủ phê duyệt, GrabTaxi sẽ trở thành công ty đầu tiên được miễn trừ áp dung một qui định của Nghị định Chính phủ về quản lý hoạt động vận tải hiện đang gây nhiều tranh cãi trong ngành dịch vụ này. Nếu được Chính phủ cho phép, ngoại lệ này có gây nên quan ngại về một môi trường cạnh tranh không bình đẳng trong ngành dịch vụ này hay không?
Người dùng chỉ cần một chiếc smartphone là có thể "bắt" được taxi tùy theo nhu cầu
Nở rộ các ứng dụng phần mềm gọi xe
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ứng dụng công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Một trong những ứng dụng công nghệ gây sự chú ý và quan điểm trái ngược nhau gần đây tại nhiều nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam là ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối giữa hành khách và các đối tượng cung cấp dịch vụ vận tải. Ứng dụng này hiện đang được các công ty trong và ngoài nước áp dụng trong hoạt động quản lý và điều hành dịch vụ vận tải. Ngoài hai công ty nước ngoài là Uber và GrabTaxi, có khá nhiều các công ty vận tải trong nước cũng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý và điều phối dịch vụ của mình như LiveTaxi, TaxiNavi, Oh!Taxi, VietTaxi, Taxi 63 Tỉnh thành Việt Nam, Taxi Việt, Taxi Now VN ...
Tháng 7 vừa qua, ứng dụng iMove đã được nghiên cứu và xây dựng bởi một nhóm Việt kiều và người Việt, với tham vọng đưa ứng dụng này thâm nhập thị trường Mỹ, Pháp và Trung Quốc vào cuối năm nay. Bên cạnh đó, các hãng taxi lớn trong nước cũng đã có những bước tiến trong việc áp dụng CNTT trong hoạt động điều hành vận tải để tăng tính cạnh tranh và bảo vệ thị phần của họ. Trong tháng 7, Vinasun đã chính thức ra mắt ứng dụng Vinasun App tại Đà Nẵng, sau đó sẽ tiếp tục thử nghiệm ở các thị trường Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, và dự kiến chính thức phục vụ hành khách tại TPHCM từ cuối quý 4 năm 2015. Chậm hơn một chút, đối thủ "truyền thống" của Vinasun là Mai Linh cũng đã đang tiến hành thử nghiệm ứng dụng Open99 của mình từ cuối tháng 8 dù chưa có nhiều xe hoạt động.
Tương tự các hãng taxi lớn, các công ty kinh doanh vận tải nhỏ khác, thậm chí cả các hãng taxi ở các tỉnh, cũng đang cân nhắc việc phát triển ứng dụng gọi xe nhằm bảo vệ hoạt động kinh doanh trước nguy cơ sụt giảm thị phần nhanh chóng. Đầu tháng 9, đại diện khu vực Đông Bắc bộ của một hãng taxi đã tiết lộ doanh nghiệp đang lắp đặt và thí điểm ứng dụng gọi xe cho hơn 3000 xe toàn miền Bắc, với mục đích cạnh tranh với dịch vụ Uber và GrabTaxi hiện nay. Chưa bàn đến sự thành công và khả năng tồn tại của các ứng dụng gọi xe trên, nhưng riêng sự ra đời của các ứng dụng này đã nói lên nhu cầu và xu hướng tất yếu của thị trường dịch vụ vận tải hành khách hiện nay.
Cần một khung pháp lý rõ ràng
Tuy nhiên các hãng vận tải trong nước nêu trên cũng như các công ty nước ngoài như GrabTaxi hay Uber đều đang phải đối diện với một thách thức là khung pháp lý hiện hành. Cụ thể là Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn về quản lý hoạt động vận tải chưa có qui định cụ thể đối với việc áp dụng CNTT trong hoạt động kết nối và quản lý dịch vụ vận tải. Nghị định 86/2-14/ND-CP với qui định về hợp đồng dịch vụ vận tải phải được thể hiện bằng văn bản chỉ phù hợp với các dịch vụ vận tải truyền thống và đang trở thành những rào cản cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động vận tải. Cũng như GrabTaxi, các công ty vận tải đều mong muốn Chính phủ cho phép miễn áp dụng những qui định lỗi thời này hoặc sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP để tạo điều kiện cho việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của họ.
Đại diện của một công ty vận tải bày tỏ quan điểm ủng hộ xu thế tất yếu của việc áp dụng CNTT trong hoạt động quản lý và điều phối dịch vụ vận tải, nhưng cũng mong muốn sớm có một văn bản pháp lý riêng để điều chỉnh hoạt động này thay vì chỉ xem xét và cho phép một vài công ty đơn lẻ.
"Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý dịch vụ vận tải là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu kỹ về vấn đề này để không ảnh hưởng đến quyền lợi của các hãng taxi truyền thống.", Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Thành phố Hà Nội bày tỏ quan điểm về đề xuất thí điểm đề án của GrabTaxi. "Việc thí điểm ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý dịch vụ vận tải nên được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp chứ không chỉ riêng GrabTaxi để đảm bảo công bằng, đồng thời cần có một quy trình quản lý công khai để quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng một khung khổ pháp lý thuyết phục để đảm bảo quyền lợi cho cả các hãng taxi truyền thống và công nghệ kết nối là cần thiết."
Một số nước trên thế giới và trong khu vực hiện đã và đang xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kết nối dịch vụ vận tải trên nền tảng ứng dụng CNTT. Liệu Việt Nam có nên bắt đầu học hỏi các kinh nghiệm từ các nước láng giềng trong việc quản lý và kiểm soát hoạt động mới mẻ này? Anh Quang
Theo_Hà Nội Mới
Quy trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Ảnh minh họa Thông tư quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô và...