Grab Việt Nam kháng cáo vụ xử Vinasun kiện đòi bồi thường
Hôm qua, 11/1/2019, Grab đã gửi Đơn kháng cáo toàn bộ nội dung Bản án sơ thẩm ngày 28/12/2018 của TAND TP.HCM (Bản án sơ thẩm) giải quyết vụ việc “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” với nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam ( VinaSun taxi).
Vụ án này đã được TAND TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vào các ngày 17, 18, 19, 22, 23 tháng 10, ngày 22, 23, 30 tháng 11, và ngày 26, 28 tháng 12 năm 2018.
Trước hết, Grab quan ngại về việc cho đến thời điểm làm Đơn kháng cáo này mặc dù đã quá thời hạn TAND TP.HCM phải gửi Bản án sơ thẩm cho Grab nhưng vẫn chưa có Bản án sơ thẩm, trong khi Grab đã nhiều lần liên hệ với TAND TP.HCM về việc này.
Trong đơn, Grab kháng cáo toàn bộ nội dung Bản án sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm: Hủy Bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết Vụ án theo Điều 311 BLTTDS vì TAND TP.HCM không có thẩm quyền giải quyết Vụ án này;
Theo Grab, TAND TP.HCM đã vi phạm nghiêm trọng các thủ tục tố tụng, bao gồm không có thẩm quyền xét xử vụ án; đưa ra bản án vượt quá phạm vi khởi kiện yêu cầu bồi thường, không triệu tập nhân chứng tham dự các phiên xét xử theo yêu cầu của Grab với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan và không triệu tập Cửu Long để giải thích và làm rõ những mâu thuẫn trong Báo cáo đánh giá thiệt hại của mình mặc dù Cửu Long là thẩm định viên được Tòa chỉ định;
Tòa án nhân dân TP. HCM không đánh giá đầy đủ, khách quan các tình tiết, chứng cứ của vụ án (nhận định Grab kinh doanh vận tải mà phớt lờ ý kiến của BGTVT tại chính phụ lục đính kèm Quyết định 24 rằng Grab chỉ cung cấp dịch vụ công nghệ, mang tính hỗ trợ cho đơn vị vận tải trên cơ sở thỏa thuận hợp tác kinh doanh với các đơn vị kinh doanh vận tải)
Tòa án nhân dân TP.HCM đã bác yêu cầu giám định lại của Grab để dựa vào kết luận giám định không khách quan, không chính xác và đầu sai sót về mặt kỹ thuâtk của công ty giám định do TAND TP.HCM chỉ định.
Bên cạnh đó, Grab cho rằng, TAND TP. HCM quyết định không đúng pháp luật trong các vấn đề:
Video đang HOT
Áp đặt các quy định về kinh doanh vận tải đối với Grab là không đúng pháp luật và áp dụng không đúng các quy định tại Quyết định 24.
TAND TP.HCM quyết định không đúng pháp luật trong việc xác định thiệt hại của VinaSun vì chi phí xe nằm bãi và giảm giá trị vốn hóa thị trường không phải thiệt hại thực tế của VinaSun.
TAND TP.HCM quyết định không đúng pháp luật khi xác định là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của Grab và thiệt hại của VinaSun, trong khi trên thực tế, thiệt hại của VinaSun do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Hải Dương
Theo ANTĐ
Vụ kiện Vinasun taxi - Grab: Đâu là lối thoát?
Vụ kiện giữa Vinasun và Grab sau hơn 9 tháng từ ngày được đưa ra xét xử dường như đang rơi vào bế tắc bởi không chỉ khó chứng minh Grab có phải là nguyên nhân khiến Vinasun sụt giảm lợi nhuận mà còn khó trong việc chứng minh con số thiệt hại hơn 41,2 tỷ đồng.
Trong phiên tòa, chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán Lê Công Toại cũng thừa nhận, "thiệt hại của Vinasun có thể có nhưng để chứng minh rất khó, có sự chủ quan của doanh nghiệp, khách quan của thị trường". Liệu có cánh cửa ngỏ nào tháo gỡ bế tắc này?
Cuộc tranh cãi của hai bên nguyên đơn và bị đơn dường như không có hồi kết khi bên nào cũng có những lý lẽ riêng của mình. Ngay cả khi TAND TP.HCM chỉ định Công ty CP Giám định-Thẩm định Cửu Long (Công ty Cửu Long) vào xác định thiệt hại để làm cứ xét xử cho vụ kiện này nhưng kết luận giám định đưa ra vẫn chưa đủ sức thuyết phục.
Nhiều "vấn đề" tại bản giám định thực sự khó thuyết phục, cũng như thiếu chính cứ, cơ sở thực tiễn. Đồng thời, trong suốt các phiên xét xử, đơn vị chịu trách nhiệm giám định cũng... nhất định không xuất hiện để tham gia quá trình tranh tụng.
Đại diện Vinasun taxi và Grab Việt Nam tại tòa
Rõ ràng, nếu tuyên án có lợi cho Grab sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt từ một số doanh nghiệp taxi truyền thống. Nhưng nếu tuyên một phán quyết bất lợi cho Garb cũng sẽ đối mặt với phản ứng của người tiêu dùng và đặc biệt là những quan ngại ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh và đầu tư, cũng như "khai tử" một mô hình kinh doanh mới.
Ông Nguyễn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng, phải đi tìm gốc của vấn đề là ai gây thiệt hại cho ai và mối quan hệ nhân quả của nó là thế nào?
"Bắt tay" để cùng phát triển?
Vụ kiện giữa Vinasun và Grab kéo dài gây thiệt hại lớn cho cả hai bên. Đánh giá và chia sẻ quan điểm khá tích cực quanh việc tìm kiếm một hướng giải quyết cho vụ kiện này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ, việc chuyển sang đối thoại hợp tác bao giờ cũng tốt hơn là đối đầu.
Theo chuyên gia này, hai bên nguyên đơn và bị đơn nên cân nhắc kỹ lưỡng lại việc kiện cáo nhau tại tòa, bởi vụ kiện rõ ràng đã kéo dài quá lâu, gây thiệt hại cho cả hai bên, từ chi phí thuê luật sư, chi phí tòa án, thậm chí là việc kinh doanh chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
"Dĩ nhiên, mỗi bên đều có lý của riêng mình, Vinasun taxi là bên khởi kiện - họ cũng mong là mình thắng, còn bị đơn là Grab Việt Nam cũng không muốn mình bị thua. Giảng hòa là rất khó khăn. Nhưng không có gì là không thể làm được và không thể xảy ra, một trong những việc hai bên làm được và nên làm là đi tìm một bên thứ ba - trọng tài thay vì để cho tòa xử lý. Theo đó, hai bên sẽ ngồi lại với nhau, tìm giải pháp hài hòa hơn, có lợi cho cả đôi bên. Thời điểm này tôi cho rằng, hai bên có thể xem xét, rút đơn kiện"- chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Sau phiên xử ngày 23-11, ông Jerry Lim - Giám đốc Grab tại Việt Nam cũng đã cũng không ngần ngại bày tỏ mong muốn Vinasun "cùng hợp tác" để hướng đến lợi ích chung của người dân Việt Nam.
"Là một nền tảng công nghệ mở, chúng tôi có nhiều kinh nghiệm làm thế nào để mang đến giá trị tốt nhất cho đối tác taxi bao gồm giúp các tài xế taxi hoạt động hiệu quả hơn và có thu nhập cao hơn. Đây chắc chắn là điều chúng tôi luôn sẵn lòng chia sẻ với Vinasun" - ông Jerry bày tỏ.
Taxi truyền thống nghĩ gì?
Nhìn nhận cuộc chiến giữa Vinasun và Grab, một số đơn vị taxi truyền thống lại chia sẻ một quan điểm khá lạc quan rằng, nếu Vinasun và Grab có thể cùng ngồi lại với nhau thì đó sẽ là một tín hiệu tốt cho thị trường.
Theo đó, các doanh nghiệp taxi truyền thống có kinh nghiệm trong việc quản trị nhân sự và các tài xế của mình, còn Grab có lợi thế về công nghệ. Sự hợp tác này sẽ mang lại nhiều lợi ích rất lớn cho người tiêu dùng.
Ông Võ Ngọc Mãi - Giám đốc HTX vận tải cơ giới 19/5 Tuy Phước, tỉnh Bình Định (đơn vị sở hữu thương hiệu taxi Quy Nhơn) cho biết, với các doanh nghiệp vận tải nhỏ, việc phát triển một ứng dụng công nghệ có nhiều ưu việt như của Grab là rất khó thực hiện vì không có kinh phí.
Do đó, nếu được hợp tác cùng các công ty cung cấp ứng dụng công nghệ này sẽ mang lại hiệu quả rất lớn không chỉ cho khách hàng mà cho chính cả các doanh nghiệp vận tải.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là hành lang pháp chưa đầy đủ nên dù rất muốn nhưng các doanh nghiệp nhỏ như HTX vận tải cơ giới 19/5 Tuy Phước vẫn chưa thể triển khai được việc hợp tác này.
Theo Danviet
Tranh cãi nảy lửa về kết luận thiệt hại của Vinasun Đại diện Vinasun và Grab Việt Nam tranh cãi nảy lửa về kết quả giám định của Công ty Cửu Long. Ngày 22-11, TAND TP HCM tiếp tục xét xử vụ kiện dân sự "Tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" với nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab...