Grab thu thêm phí lễ giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 – 1/5
Việc tăng giá bán trong những ngày lễ tưởng như chỉ có ở lề đường, quán cóc, những hàng ăn phục vụ ngày lễ.
Ấy thế mà giờ đây, các đơn vị cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ cũng lật đật tăng giá trong dịp 30/4 – 1/5 vì nhu cầu đi lại của khách hàng… tăng cao.
Xe ôm công nghệ nhan nhản trên phố. (Ảnh: Người Lao Động)
Cụ thể, theo Thanh Niên đưa tin, hãng xe công nghệ Grab đã đăng tải thông báo, cho biết sẽ áp dụng phụ phí cho dịch vụ vận chuyển GrabBike và GrabCar trong ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tức ngày (21/4 dương lịch) và 2 ngày nghỉ 30/4 – 1/5. Mức phụ phí là 5.000 đồng cho mỗi chuyến xe GrabBike và 10.000 đồng cho mỗi chuyến xe GrabCar.
Phía Grab cho biết, việc áp dụng phụ phí nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp nghỉ lễ tháng 4, tháng 5, đồng thời khích lệ tinh thần hoạt động của các tài xế. Trong khi đó, hai hãng xe Gojek và Be chưa công bố việc thu phụ phí vào các ngày nghỉ lễ tháng 4 và 5
Grab tăng thêm phụ phí chở khách ngày lễ. (Ảnh: Thanh Niên)
Tuy nhiên, từ ngày 1/4, Gojek bắt đầu áp dụng giá cước mới cho dịch vụ chở khách bằng xe 2 bánh là GoRide với mức giá 11.000-13.000 đồng cho 2 km đầu tiên và 4.500-5.500 đồng cho mỗi km tiếp theo. Đồng thời phí dịch vụ cộng thêm là 1.000-2.000 đồng, tùy vào giờ đặt xe.
Đối với ứng dụng gọi xe Be, thay vì tăng thì hãng này lại giảm giá cước dịch vụ xe hai bánh (beBike, beDelivery và be Đi chợ) tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể hơn, giá cước tối thiểu của beBike giảm từ 14.000 đồng xuống còn 11.000 đồng; giá mỗi km tiếp theo giảm từ 4.400 đồng xuống còn 4.000 đồng.
Giá cước tối thiểu của dịch vụ giao hàng beDelivery và be Đi chợ giảm từ 14.500 đồng xuống còn 13.000 đồng. Giá giao hàng mỗi km tiếp theo giảm từ 5.500 đồng xuống còn 4.500 đồng.
Video đang HOT
Các hãng xe công nghệ xuất hiện nhiều trên phố. (Ảnh: VietNamNet)
Trước việc tăng/giảm giá của các hãng xe công nghệ, người dùng không khỏi xôn xao bàn tán. Đặc biệt đối với Grab, việc hãng này tăng giá dịch vụ dịp lễ đã khiến dân tình tranh cãi trái chiều. Có người cho rằng việc tăng giá trong các ngày lễ là đúng, bởi ngày lễ mọi người được nghỉ, các tài xế vẫn phải chạy xe nên được thêm tiền là điều dĩ nhiên, cũng là điều khích lệ đối với họ.
Tuy nhiên, có người lại cho rằng Grab đang cố “moi tiền” của khách hàng, bởi các hãng xe khác đều không tăng giá trong dịp này. Trong khi đó, Grab lại tăng khá nhiều khiến khách hàng không khỏi thất vọng.
Tài khoản T.N bình luận: “Hẳn là phụ phí vì nhu cầu đi lại tăng cao… Nếu thế thì xe truyền thống còn rẻ hơn, hoặc đi mấy hãng khác. Thời buổi này thiếu gì hãng xe công nghệ”. Tài khoản Y.J lại cho biết: “Lâu lắm rồi không đi Grab vì giá cao quá. Chẳng thà đi Be hoặc GoViet còn hơn. Giờ thêm quả phụ phí ngày lễ này thì dẹp luôn hãng áo xanh lá này được rồi.”
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Hiện tại, dân tình đang không ngừng bàn luận về vấn đề tăng giá dịp lễ của các hãng xe công nghệ. Còn bạn, bạn nghĩ thế nào về “bước đi” này của các hãng xe?
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Tại sao Grab tăng giá, Be và Gojek chưa tăng?
Do ảnh hưởng bởi quy định thuế VAT mới, Grab tăng giá dịch vụ. Trong khi đó, Be và Gojek chưa có các động thái tương tự.
Do mức thuế VAT phải đóng tăng lên, Grab đã tăng giá cước và giảm phần trăm thu nhập của tài xế. Baemin cũng vừa chính thức điều chỉnh biểu giá với lái xe và khách hàng. Tuy nhiên một số ứng dụng như Gojek và Be vẫn chưa có các động thái tương tự.
Tài xế tụ tập trước toà nhà trụ sở Grab hôm 5/12 để phản đối chính sách thu nhập mới.
Grab chính thức áp dụng mức thuế VAT 10% theo hướng dẫn của cơ quan thuế từ 5/12, thay vì 3% như trước, khiến hàng trăm tài xế GrabBike tụ tập phản đối do thu nhập bị giảm.
Tương tự, ứng dụng giao đồ ăn Beamin cũng vừa thông báo cách tính thuế VAT 10% kể từ 5/12. Do ảnh hưởng từ cách tính mới, thu nhập của tài xế bị giảm.
Cùng với đó, kể từ 5/12, hãng giao đồ ăn Hàn Quốc cũng thu thêm 2.000 đồng trên mỗi đơn hàng của khách, gọi là phí dịch vụ.
Trong khi đó, ứng dụng gọi xe Be trả lời ICTnews cho biết, hiện tại chưa tăng giá cước, đồng thời vẫn giữ mức phí cũ đối với tài xế. Điều này là do Be Group đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực vận tải ngay từ ngày thành lập. Với mô hình là công ty vận tải cung cấp ứng dụng công nghệ, Be đóng thuế VAT 10% ngay từ đầu.
Tuy nhiên theo quan sát của PV ICTnews, cách tính thuế của Be hiện đang là 10% trên phần thu nhập lái xe được hưởng sau chiết khấu, chưa phải 10% trên tổng cước khách trả như Nghị định 126.
Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020, các hãng xe công nghệ phải thu 10% thuế VAT trên giá cước khách hàng thanh toán. Trước ngày 5/12, mức thuế này chỉ 3% trên phần thu nhập của tài xế sau khi đã trừ chiết khấu với hãng.
Cho đến thời điểm hiện tại, một ứng dụng gọi xe khác là Gojek chưa có động thái điều chỉnh giá. Hãng vẫn áp dụng mức thu hộ thuế 3% VAT như trước.
Trả lời ICTnews, Gojek Việt Nam nói "sẽ có sự điều chỉnh" giá sau khi trao đổi với các cơ quan chức năng. Gojek đồng thời cho rằng, "sẽ tiếp tục phân tích tình hình nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất".
"Gojek cam kết luôn tuân thủ đúng và đầy đủ mọi quy định pháp luật tại bất kỳ thị trường nào mà Gojek có hoạt động", hãng gọi xe đối thủ của Grab trong khu vực trả lời.
Tương tự, Be Group cho biết, sẽ chờ đợi thông tư hướng dẫn cụ thể từ cơ quan thuế đối với Nghị định 126 để có căn cứ chính xác thực hiện nghĩa vụ thuế và hỗ trợ các tài xế tuân thủ các quy định pháp luật.
Về lý thuyết, thuế VAT do khách gọi xe đóng. Thuế này cộng vào giá cước khách phải trả, hãng xe trích ra để nộp cho cơ quan thuế. Do bài toán kinh doanh, hãng gọi xe không thể bắt khách hàng chịu hoàn toàn khoản thuế này vì giá cước sẽ tăng lên nhiều. Do đó, Grab đã chọn cách tăng một ít trên giá cước khách phải trả, đồng thời giảm phần trăm thu nhập mà tài xế đối tác được hưởng.
Theo tính toán của Grab, trước 5/12, tài xế nhận được 80% hoặc 76,4% trên tổng cước phí khách trả. Sau 5/12, con số này giảm xuống còn khoảng 73%. Những tài xế GrabBike có thu nhập dưới 100 triệu/năm chịu ảnh hưởng nặng nhất do chính sách thuế mới, do trước đây họ hưởng 80%.
Về phía Baemin, trước 5/12, tài xế nhận được 80% trên doanh thu giao hàng, Baemin thu chiết khấu 20%. Sau 5/12, thu nhập tài xế giảm còn 72,727% trên doanh thu.
Nói với ICTnews, Baemin cho biết, sau áp dụng thuế VAT, các đối tác tài xế của họ có phản ánh về số thuế phải đóng tăng lên. Tuy nhiên hãng cho biết, sẽ tiếp tục duy trì chính sách thưởng cao và vẫn đảm bảo thu nhập của tài xế cạnh tranh.
Các điều chỉnh về thu nhập thường khiến tài xế bức xúc. Hôm qua 7/12, hàng trăm tài xế GrabBike diễu hành và tụ tập tại các địa điểm tại Hà Nội và TP.HCM để phản đối. Năm ngoái, tài xế hai bánh Grab và Goviet (nay là Gojek) cũng tuần hành với lý do tương tự.
Ứng dụng gọi xe thu thêm phụ phí, nhiều khách hàng không hề hay biết Ngoài giá cước trên số km di chuyển, khách hàng dùng các ứng dụng gọi xe phải trả thêm phí sử dụng nền tảng. Tuy nhiên, không nhiều khách hàng biết đến khoản phí này. Các ứng dụng gọi xe đang áp dụng mức phí nền tảng. Phí này được hiểu là số tiền phụ thu (ngoài giá cước) trên mỗi chuyến xe....