Grab sẽ phải dừng hoạt động tại Hà Nội theo quy định mới
Từ 1/4, Grab chỉ được xem là hãng cung cấp phầm mềm, dịch vụ, không phải là doanh nghiệp vận tải, do vậy theo quy định phải dừng hoạt động.
Ngày 4/3 Sở GTVT Hà Nội tổ chức họp với các doanh nghiệp (DN) vận tải về triển khai nghị định mới về quản lý vận tải (Nghị định 10) có hiệu lực từ 1/4/2020.
Theo Nghị định 10, từ 1/4 các đơn vị kết nối gọi xe công nghệ (Grab, Bee, Fastgo) sẽ không được điều hành xe, thu cước vận tải.
Đại diện Sở GTVT thông báo, theo Nghị định 10, từ 1/4 các đơn vị kết nối gọi xe công nghệ (Grab, Bee, Fastgo) sẽ không được điều hành xe, thu cước vận tải.
Dừng hoạt động taxi công nghệ từ 1/4
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Tuyển, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải -Sở GTVT Hà Nội đã thông báo các nội dung mới trong quản lý kinh doanh vận tải với đại biểu dự họp. Ông Tuyển cho biết, tháng 1 vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị định mới (Nghị định 10/2020/NĐ-CP) thay thế Nghị định 86 về kinh doanh, quản lý vận tải.
Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động taxi, ông Tuyển cho biết, Nghị định 10 nêu rõ: từ 1/4 xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phù hiệu “XE TAXI” phải được làm bằng chất liệu phản quang với kích thước tối thiểu 06 x 20cm.
Ngày 4/3 Sở GTVT Hà Nội tổ chức họp với các doanh nghiệp (DN) vận tải về triển khai nghị định mới về quản lý vận tải (Nghị định 10) có hiệu lực từ 1/4/2020. Ảnh: Tiền Phong
Với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ, nghị định cũng nêu rõ: xe hợp đồng điện tử sẽ được quyền lựa chọn gắn hộp đèn “TAXI” hoặc dán phù hiệu xe taxi cố định ở trên xe. Đặc biệt với loại hình xe công nghệ như Grab hoặc Uber trước đây, ông Tuyển cho biết, nghị định mới quy định, từ 1/4, các hãng công nghệ cung cấp phần mềm kết nối như Grab sẽ được xem là các hãng cung cấp phầm mềm, dịch vụ, không phải là doanh nghiệp vận tải, do vậy theo quy định các hãng này không được phép điều hành, quản lý hoạt động của phương tiện, cũng như thu tiền từ tài xế, hành khách.
Video đang HOT
Một số “lăn tăn” của doanh nghiệp vận tải
Đánh giá về các quy định trong nghị định mới, trong đó có các quy định về hãng Grab, ông Nguyễn Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, Nghị định 10 ban hành đã giúp cho các cơ quan quản lý có hành lang, pháp lý để quản lý nhiều loại hình vận tải mới, phức tạp. Theo ông Quyền, thời gian qua, nhiều loại hình mới vào Việt Nam đã tạo nên những chuyển biến nhưng cũng làm đảo lộn cả thị trường vận tải.
Đồng tình với việc quy định Grab là đơn vị cung cấp dịch vụ, phầm mềm và không được tham gia điều hành vận tải, nhưng ông Quyền cũng lưu ý, Sở GTVT cần quan tâm đến hàng vạn lao động, lái xe của grab sẽ chuyển đổi thế nào, đi đâu sau 1/4.
Theo quy định mới, với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ, nghị định cũng nêu rõ: xe hợp đồng điện tử sẽ được quyền lựa chọn gắn hộp đèn “TAXI” hoặc dán phù hiệu xe taxi cố định ở trên xe.
Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội nêu một số băn khoăn khi thực hiện Nghị định 10. Ông Hùng cho biết, việc cho phép các cá nhân được tham gia kinh doanh vận tải là điều chưa có tiền lệ và cần phải xem xét thấu đáo.
Đưa ra lưu ý này, ông Hùng cho rằng, DN vận tải hoạt động theo giấy phép, pháp luật và có hợp đồng giàng buộc với từng lái xe, ngoài ra còn tập huấn, đào tào về nghiệp vụ, kỹ năng cho lái xe…với hình thức kinh doanh cá nhân liệu có được các nội dung này.
Cùng với đó, ông cũng nêu một thực tế mà Sở GTVT cần phải lưu ý khi cho ý kiến xây dựng dự thảo Thông tư thực hiện nghị định 10: Tuy taxi truyền thống thực hiện nhiều nghĩa vụ, tuân thủ pháp luật nhưng khi đến các khu vực đón trả khách công cộng như sân bay, bến xe thường không có hoặc ít các điểm dừng đỗ để tiếp cận các sảnh đón trả khách, trong khi đó xe hợp đồng lại vào được.
Cùng với đó, khi lưu thông trên đường phải tuân thủ các biển cấm xe kinh doanh vận tải, còn xe công nghệ, hợp đồng thì không. Để công bằng, cơ quan quản lý cần phải có chính sách đồng bộ, tránh bất bình đẳng như hiện nay.
Phát biểu với tư cách là thành viên được mời họp về triển khai Nghị định 10, bà Đặng Thùy Trang, đại diện hãng Grab tại Việt Nam cho biết, Grab là DN hoạt động theo pháp luật và khi đến Việt Nam đã thực hiên đầy đủ các quy định của nhà nước.
Theo bà Đặng Thùy Trang, đại diện hãng Grab tại Việt Nam, việc ban hành Nghị định số 10 đã thể hiện sự nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong việc áp dụng công nghệ để phát triển kinh tế số, trong đó có quản lý vận tải.
“Nghị định có một số quy định khác biệt với quy định trước đây, chúng tôi đang nghiêm túc tiếp thu và sẽ làm việc với cơ quan chức năng để chuẩn các bước thực hiện Nghị định”, bà Trang nói.
Tuy nhiên bà Trang cũng cho biết, Grab cũng sẽ có một số kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng tại Việt Nam trong đó có Sở GTVT Hà Nội, do vậy sau cuộc họp hôm nay, Grab sẽ gửi các đề xuất, kiến nghị này bằng văn bản đến Sở GTVT Hà Nội.
Hành lang pháp lý rõ ràng
Theo các chuyên gia và tài xế công nghệ, sự ra đời của Nghị định 10/2020 sẽ giúp loại hình xe công nghệ mở rộng thị trường, tài xế nâng cao thu nhập…
PGS-TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế-tài chính, cho rằng Nghị định 10 cơ bản giải quyết được những tranh cãi trước đây. Giờ đây, loại hình xe công nghệ và taxi truyền thống có sự bình đẳng trong kinh doanh vận tải.
Xe công nghệ dù loại hình nào, dùng cái tên nào thì cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật.
“Nghị định 10 có một số điểm mới. Cụ thể, với loại hình xe công nghệ, Nghị định tạo khung pháp lý để đảm bảo có sự quản lý chặt chẽ hơn của cơ quan nhà nước nhưng theo tôi, hoạt động của loại hình này không có sự thay đổi nhiều. Còn về hiệu quả của Nghị định cần thời gian để kiểm nghiệm…”, chuyên gia ông Ngô Trí Long nói.
Cũng theo ông Ngô Trí Long, Nghị định 10 đã phân biệt khá rõ giữa đơn vị kinh doanh vận tải và công ty công nghệ. Theo đó, doanh nghiệp nào tham gia ít nhất một trong các công đoạn chính như điều hành phương tiện, quyết định giá cước…thì được gọi là doanh nghiệp vận tải. Ngược lại, đơn vị nào không tham gia các công đoạn trên thì được xem là doanh nghiệp cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải. “Căn cứ vào đây, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu nhằm đưa ra mô hình hoạt động phù hợp cho mình”, ông Ngô Trí Long nói.
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ vào chiều 3/3, khi phóng viên đặt câu hỏi: Từ ngày 1/4, thử nghiệm xe hợp đồng điện tử của Bộ GTVT hết hiệu lực. Vậy sau thời điểm này các loại hình như Grab, Be, Fastgo sẽ được coi là doanh nghiệp vận tải hay nhà cung ứng phần mềm vận tải? Các doanh nghiệp này sẽ được tự động chuyển đổi hay cần thêm thủ tục gì để chuyển đổi sang loại hình kinh doanh mới? Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, khi dừng thí điểm ứng dụng đặt xe công nghệ, doanh nghiệp phải tự lựa chọn hình thức kinh doanh đúng luật.
“Tóm lại, dù loại hình nào, dùng cái tên nào thì cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật, không phân biệt tên theo mục đích gì, cứ phải đúng theo quy định hoạt động và quy định về kiểm soát của thị trường vận tải đường bộ Việt Nam”, Thứ trưởng Đông nói./.
Theo Phi Long/VOV.VN
Xử lý nghiêm bãi xe khách không phép, xe trá hình
Chiều 3-3, Văn phòng UBND TPHCM cho biết, để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND TP Võ Văn Hoan giao Sở GTVT xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn thành phố.
Bên cạnh đó, thường xuyên giám sát, hậu kiểm và có hình thức chế tài đối với những cá nhân, tổ chức cố tình "chây ỳ", không khắc phục sai phạm. Phối hợp, làm việc cụ thể với các bến xe và các doanh nghiệp vận tải để xem xét, ban hành cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định vào bến hoạt động theo đúng quy định. Phối hợp UBND các quận, huyện thường xuyên rà soát, điều chỉnh phương án phân luồng, tổ chức giao thông phù hợp tình hình thực tiễn, tránh xảy ra tình trạng các loại phương tiện ô tô chở khách trên 16 chỗ lợi dụng dừng đón, trả khách thường xuyên trên các tuyến đường khu vực nội thành, ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự và an toàn giao thông. Phối hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên và xử lý theo quy định đối với các bãi xe khách trung chuyển không phép, xe khách trá hình, taxi hoạt động không phép, hoạt động đón, trả khách gây cản trở và mất an toàn giao thông.
UBND các quận, huyện phối hợp với Sở GTVT, Công an TP chỉ đạo các lực lượng chức năng liên tục tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô trên địa bàn; kiên quyết chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm, nhất là tình trạng xe hợp đồng trá hình (hoạt động tương tự như hình thức tuyến cố định) và các điểm đón, trả khách không đúng quy định. Nếu còn để phát sinh phức tạp thì chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.
Công an TP chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ phối hợp Thanh tra Sở GTVT và công an các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra và xử lý theo quy định đối với các hoạt động dừng đậu, đón trả khách sai quy định gây cản trở và mất an toàn giao thông. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành đề án "Thí điểm ứng dụng khoa học - công nghệ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố" theo đúng chỉ đạo của UBND TP.
Ngày 3-3, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia đã yêu cầu Sở GTVT TPHCM phối hợp các tỉnh Tiền Giang, Tây Ninh kiểm tra điều kiện kinh doanh vận tải của các doanh nghiệp có phương tiện trong vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 3 người vừa xảy ra trên địa bàn TPHCM.
Cụ thể, cần kiểm tra việc cấp phép kinh doanh và phù hiệu vận tải, việc thực hiện các quy định về an toàn giao thông đối với doanh nghiệp, cá nhân là chủ sở hữu xe tải 63C-031.17 và chủ sở hữu xe container 70C-074.40. Bên cạnh việc khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, Ủy ban ATGT quốc gia yêu cầu lực lượng chức năng đặc biệt xem xét, xác minh khả năng lái xe tải mất tập trung khi điều khiển xe (sử dụng điện thoại, tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ...), không giữ khoảng cách an toàn với xe liền trước. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần điều tra khả năng xe tải 63C-031.17 có khối lượng khi tham gia giao thông vượt quá quy định.
Theo thông tin trích xuất từ thiết bị giám sát hành trình gắn trên các phương tiện, trước khi xảy ra va chạm xe tải có vận tốc 49km/giờ; xe container có vận tốc 17km/giờ. Nguyên nhân ban đầu xác định, vụ tai nạn do xe tải lưu thông không chú ý quan sát và không giữ khoảng cách an toàn với xe liền trước.
QUỐC HÙNG - MINH DUY
Theo SGGP
Nguy cơ "vỡ trận" QL30 Sau 4 tháng thi công chỉ mới đạt 2% khối lượng, dự án cải tạo, mở rộng QL30 qua tỉnh Đồng Tháp đang đứng trước nguy cơ "vỡ trận" tiến độ. Công trường thi công Quốc lộ 30 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cùng đoàn công tác của Bộ GTVT vừa có buổi kiểm tra công...